Khác

Ở làng Lạc Nhuế có trại sáng tác...

    Rời triển lãm của họa sỹ Nguyễn Đình Quang, chúng tôi đi về làng Lạc Nhuế, xã Đồng Hóa huyện Kim Bảng. Trên xe có họa sỹ Trần Thành đi cùng. Họa sỹ Trần Thành đã có nhiều lần về và ở làng đó vẽ. Lần này anh không dự trại sáng tác […]

Ý kiến - Thảo luận

22:06 Monday,17.11.2014

Đăng bởi:  Đinh Hoan

Ôi, quê tôi!

10:00 Saturday,1.11.2014

Đăng bởi:  Trịnh Công Lý

Bài viết rất hay và ý nghĩa:
Cần nhiều bài báo có những hình ảnh như thế này để gợi nhớ về tuổi thơ, đi xa khi đọc những bài báo nhìn thấy hình ảnh này thì chỉ muốn về quê. Nếu bài báo này không có thì nhiều người đã quên đi rồi, đi làm xa cũng chẳng muốn về quê. Ai mà viết thì những bài sau chụp thêm những hình ảnh siêu cổ của ngôi Đình, Đền, cây Đa và cây Cầu giáp cây Đa nữa. Cả những ngày hội làng và ngày m6, m7 Tết. Như vậy thì những người đi làm xa những ngày lễ tết mới khao khát được về góp chút ít xây dựng quê hương thôi. nên tự hào những hình ảnh như xe đạp, máy may mà cố gắng lên. Đó chỉ là mảng nhỏ về mặt tinh yêu quê hương. Chưa dám nói gì tới việc mình đã làm gì cho quê hương.

13:29 Tuesday,28.10.2014

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

Bài viết hay và tình cảm quá. Đọc xong mình cảm thấy thêm yêu mến và cảm phục sự yêu nghề của các họa sỹ, đặc biệt của thầy Huy Oánh.

2:29 Tuesday,28.10.2014

Đăng bởi:  Đinh Văn công

Đọc một số comment thấy dân làng ta không thích những lời bình của tác giả, theo tôi thì các tấm ảnh của tác giả chỉ muốn tìm những nét cổ kính của làng quê bắc bộ nói chung và nét cổ kính của làng Lạc Nhuế nói riêng, tôi là người sinh ra và lớn lên ở đây thấy rất quý và cảm động khi được xem các tấm hình này. Chúng ta được trở về quá khứ, được coi những góc khuất giống như mặt trái của tấm Huy chương. Chẳng có gì phải buồn khi không được thấy những thay đổi ở làng, cái cũ nó có giá trị của nó. Bằng chứng là không phải ngẫu nhiên mà cô Bình giảng viên Đại Học KHXH Nhân Văn Hà Nội bỏ cả năm trời về ở tại làng Lạc Nhuế nghiên cứu cuộc sống con người ở đây và đi vào Sài Gòn tìm hiểu xem người làng đi xa sống và làm ăn thế nào trước khi sang Úc bảo vệ luận án Tiến Sĩ về chuyên đề quan hệ làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ. Tôi có gặp và hỏi cô rằng, với góc nhìn của nhà khoa học cô đánh giá làng tôi như thế nào? Cái nào chung cái nào riêng mà những nơi khác không có?

Cô Bình nói rằng,thứ nhất người làng anh giữ gìn văn hoá tốt (tiếng nói, tục lệ đình đám, họ mạc) khác các nơi. Thứ hai là bảo thủ, có người về làm dâu làng anh 60 năm con, cháu chắt đùm đề nhưng khi em hỏi, người làng anh vẫn gọi họ là người Thiên hạ. Thứ 3 là khoản đặc biệt về học hỏi làm ăn, hiếm có nơi nào bằng.

Đấy các bạn ạ mình hay mình tốt mình dở hãy để mọi người nhận xét tự nhiên. Đôi khi ta cũng bất ngờ về lời nhận xét nào đó, những thứ quanh ta mà ta đâu biết.

Tác giả là nghệ sĩ đã đưa được nét đẹp cổ kính của làng với bạn bè bốn phương, những thứ mà có thể mai này không còn nữa để con cháu chúng ta nhìn thấy. nhân đây tôi muốn gửi gắm tới tất cả mọi người quan tâm tới bài viết con người làng Lạc Nhuế rất hiếu khách tôi đã đưa rất nhiều bạn bè về quê tôi chơi và họ đều có chung nhận xét là bước vào làng như vào 1 khu phố cổ, xét về mặt chật chội chẳng thua phố cổ Hà Nội bao nhiêu vì là đồng Chiêm trũng nên xưa kia ông cha phải đắp đất rất cao để làm nhà cho khỏi ngập, vì vậy trong giữa làng mà móng nhà còn cao cả hơn mét là vậy.

Thay cho lời kết tôi thấy mình tự hào được sống trong môi trường đậm đặc Văn hoá như vậy, trong mỗi người chúng ta dù đi đâu cũng nhớ về nơi được sinh ra và lớn lên,một làng quê êm điềm cổ kính. Có rất nhiều người không có diễn phúc để có được làng quê cổ như ta đâu, vì vậy các bạn không phải buồn những điều tác giả muốn gửi gắm.nhất là bác nào trong bài viết dám bỏ 500.000 ngàn mua tranh của tác giả Bác Vẫn Cùng Chúng Cháu Hành Quân là ổng hời lớn rồi đó!

1:07 Tuesday,28.10.2014

Đăng bởi:  Đinh Văn công

Rất hay! Không riêng gì làng Lạc Nhuế mà làng cổ Đường Lâm cũng đang mắc phải đó là nên giữ những ngôi nhà cổ hay là đập đi xây mới.
Không phải ngẫu nhiên mà các họa sĩ lại kéo nhau về làng để vẽ, vì làng mình vẫn còn giữ được nhiều nét cổ kính vốn có, chỉ tiếc là trong loạt ảnh không có tấm nào chụp về ngôi Đình với hàng cột rất to và trạm trổ rất tinh vi.
Ngôi Đền thờ Hoàng Đế Đinh Tiên Hoàng tọa lạc trên khu đất như Mai con Rùa, tương truyền khi nước lụt có thể nổi lên vì xưa kia là rốn lũ nhưng ngôi Đền chưa bao giờ bị ngập. Làng tôi có Đền thờ vua Đinh và 2 ngôi Miếu thờ 2 bà Ả Nàng Đê và Ả Nàng Lành là 2 vị tướng quân của Vua Đinh người Dân Tộc Mường. Thời Vua Đinh đi dẹp 12 sứ quân có cho quân sĩ về đóng quân ở khu vườn Đông đầu làng và khao quân sĩ ăn tết lại, và vì vậy mà hiện nay qua tìm hiểu không ở đâu trong nước Viêt Nam này có tục lệ ăn tết kéo dài 7 ngày như làng Lạc Nhuế. Và ngôi Đình thờ Thành Hoàng Làng cũng là thờ Vua Đinh và 2 Bà luôn.
Con em Lạc Nhuế đi Làm ăn khắp nơi luôn nhớ về làng mỗi khi tết đến, nơi chúng tôi có tuổi thơ rất đẹp và yên bình.
Làng tôi với bao lần phải chịu đau thương tang tóc. cụ thể vào ngày 10 /10/1953, giặc Pháp bỏ bom một nửa làng giết chết hơn trăm người và phá mất bao nhiêu căn nhà cổ, rồi khi vào hợp tác xã dân quê tôi còn rất ít ruộng nên phải đi làm ăn ở xa. khi khoán quản gần 5000 dân làng tôi chỉ còn hơn 200 ha ruộng. Và vì vậy mới có chuyện đi đòi ruộng đất,vì những mảnh ruộng đó ngày xưa các cụ đã mua rồi.
Tất cả rồi cũng qua đi, bây giờ Làng Lạc Nhuế như 1 thị trấn với 2 ngành mũi nhọn là làm khung ảnh và may túi. Vẫn còn đó những mảng tối nhưng người dân nơi đây luôn cầu tiến và đặc biệt là gìn giữ bản sắc Văn hoá riêng của làng không ở đâu có được, nhất là giọng nói đặc trưng của làng không lẫn vào đâu được. Tục lệ ăn họ cũng vậy, rất riêng, không ở đâu có, và còn rất nhiều điều lạ chờ các bạn khám phá, nhất là chiều mùng 7 tết mà ai có dịp đi qua làng sẽ phải ngỡ ngàng vì không khí đông vui

7:55 Sunday,26.10.2014

Đăng bởi:  Liên Hoa

Cảm ơn các bác vào cmt tôi mới được đọc bài này. Tôi thấy đây là một bài viết hay, ít nhất là không có bài này thì tôi chẳng biết làng Nhuế là cái làng nào và làng quê miền Bắc lại yên mình mà đáng yêu vậy. Cảm ơn tác giả.
Tôi đọc thấy người làng Nhuế là bác Mạnh gì đó phản đối rất ghê, bảo không có trại sáng tác. Chắc bác người ngoài nghề nên tưởng trại sáng tác là phải có trống dong cờ mở rồi mọi người cắm các lán, các trại, nấu ăn ngoài bãi, đông đảo...
Trại sáng tác thưa bác là một thứ "không ai nói thì chẳng ai biết". Các anh chị em nghệ sĩ tụ tập với nhau cùng theo đuổi làm việc một đề tài hay có khi chẳng cùng một đề tài. Cuối cùng họp lại xem ai có tác phẩm gì không.... Trại sáng tác là người ta chọn một nơi yên bình, như kiểu đi thực tế. Làng Nhuế của bác chắc là đã được chọn như vậy.
Việc cả làng có xe máy mà lại để cho tác giả thấy toàn xe đạp thì đó là do làng bác ít đi xe máy trong làng, hay làng bác không dựng xe máy ngoài đường cho người ta thấy, hoặc tác giả ngủ muộn, ra ngõ thì những người dùng xe máy đã đi làm cả rồi, chỉ còn bọn trẻ và các cụ ở nhà. Dù thế nào cũng là một thực tế nhìn thấy bằng mắt. Tác giả có bảo các nhà không có xe máy đâu mà bác phải cãi.
Nhân bác cãi tôi mới hiểu vì sao những gì đẹp nhất của truyền thống đều bị phá hỏng, thí dụ làng các bác có những cái nhà cũ bằng ngói là đẹp nhất thì các bác lại coi là biểu tượng của "chưa có tiền để xây" và coi nhà xanh xanh đỏ đỏ mấy tầng chọc lên từ giữa xóm là niềm tự hào.
Chúc mọi người ở làng Nhuế một ngày chủ nhật tươi hồng.

0:41 Sunday,26.10.2014

Đăng bởi:  Nguyễn Luân

Mình ở xóm 3. Nhà bác Quảng đây cũng ở xóm 3. Cùng xóm. Cách nhau có 50m ,nhưng mình chưa từng thấy cái gọi là trại sáng tác cả. Chắc cái trại này chỉ như cái trại hè thôi. Cắm được mấy ngày xong lại dỡ ấy mà. Vui thì cắm.

22:38 Saturday,25.10.2014

Đăng bởi:  Trần Văn Mạnh

Xin lỗi bác nhà báo . Nnưng có 1 vấn đề em xin muốn nói như thế này .
Em là người dân làng Lạc Nhuế . Đó là quê hương em . Nơi em sinh ra và lớn lên .
Em không biết ý định của nhà báo là như thế nào . Nhưng nhà báo viết như vậy là quá chủ quan .
Thứ nhất : cả năm chắc có 1 , 2 lần các nhà họa sĩ mới tới làng để vẽ tranh . Làng em không hề có trại sáng tác nào cả . Mà các nghệ sĩ thì chỉ chọn những nơi cổ kính để vẽ . Trong khi đó làng em rất phát triển . Số nhà mái ngói chỉ đếm trên đầu ngón tay .
Thứ 2 : Nhà báo nói phương tiện đi lại chủ yếu là xe đạp . Đó là 1 sai lầm quá lớn . Làng em hầu như nhà nào cũng có xe máy . Xe đạp chỉ để dùng cho học sinh đi học. Ở một cái làng có dân số bằng 1/2 xã đồng hóa số lượng ôtô của làng em cũng lên đến cả trăm chiếc .
Thứ 3 : Nhà báo nói việc buôn bán ở làng đìu hiu . Đó là quá sai lầm . Cái ảnh chụp người đi bộ qua cửa hàng đó là cửa hàng đồng hồ của bác Kiếm . Cửa hàng đồng hồ thì có lẽ mọi người sẽ hiểu là nó không bao giờ nhộn nhịp được . Và bức ảnh chụp buổi trưa thì vắng vẻ là chuyện đương nhiên . Làng em có 5 xóm nhưng xóm nào cũng có rất nhiều hàng tạp hóa .
Thứ 4 . Nhà báo nói làng em kiến trúc mất cân đối . Đó cũng là 1 sự đánh giá chủ quan . Thử hỏi xem một làng quê đổi mới với đa nghành nghề phát triển thì diện mạo như thế là rất đỗi bình thường. Ai cũng mong có nhà mái bằng kiên cố . Chỉ có những bác cao tuổi hoặc kinh tế khó khăn là còn giữ lại những ngôi nhà cổ vì lí do chưa có tiền để xây mới . Điều đó ai cũng hiểu

Lời Kết : em rât hoan nghênh các nhà báo viết về làng em . Em tự hào lắm chứ . Nhưng chỉ qua ảnh mà các nhà báo viết nên 1 bài "văn" như vậy thì cá nhân em thấy không hài lòng . Mong các nhà báo nếu muốn viết bài thực sự thì hãy về tận nơi để thấy sự thay đổi của một làng thương nghiệp . Qua ảnh thì mọi thứ sẽ lung linh hoặc cổ kính hoặc xấu xí phụ thuộc vào người nghệ sĩ nhiếp ảnh .
Em mong rằng lời góp ý của em sẽ được đăng lên . Để mọi người có cái nhìn tổng thể về ngôi làng của em .
Em cám ơn ạ .
-------------Một người con của ngôi làng Lạc Nhuế -------------

22:00 Saturday,25.10.2014

Đăng bởi:  Trinh Manh Tung

Đúng là thay đổi nhiều thật

14:29 Tuesday,30.10.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Ngọc Thưởng

Ông BH Mai đúng là bậc thầy kể chuyện bằng hình ảnh. Đọc bài này  mặc dù là người miền Nam nhưng cũng thấy chút gì đó bâng khuâng, xao xuyến và gợi nhớ nơi mà mình chưa lần nào... đi qua và biết đến. 

9:41 Sunday,22.7.2012

Đăng bởi:  kimtuyen

Tôi sinh ra và lớn lên ở đây từ nhỏ, chứng kiến bao sự thay đổi của làng, giờ đây làng đã đổi mới, biết bao ngôi nhà tầng được mọc lên, không còn nhiều nét cổ xưa nữa. Khi đọc bài viết này tức là nhìn lại quá khứ, tôi luôn có một cảm xúc gì đó mà không thể tả được, có lẽ là niềm tự hào, là sự biết ơn, không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại và tương lai. Làng tôi dù thế nào đi chăng nữa vẫn là quê tôi. Quê của những ai đã sinh ra và lớn lên!

11:34 Friday,25.5.2012

Đăng bởi:  Đinh văn Linh

Ôi cái làng của tôi, tuy cũ kỹ nhưng nó không hề nghèo một tí nào cả. Chỉ là người ta muốn lưu giữ nét văn hóa cổ của làng thôi. Làng được coi là Làng có tài nguyên nhất trong xã (và cũng trong danh sách của huyện). Chỉ nhìn những bức ảnh trên chưa thể kết luận nó giàu hay nghèo, không phát triển hoặc đang phát triển. Ai đã viết bài báo này. Em xin ngả mũ vì bài viết. nghe hay. tks

9:32 Friday,11.5.2012

Đăng bởi:  Phương Lan

Tôi chưa về Lạc Nhuế, nhưng xem ảnh và không cần đọc lời bình thì cũng hiểu đây là một làng Bắc Bộ nghèo. Cho dù có phát triển hơn thì vẫn không thể gọi là giàu.
Vẫn phải làm mà không có hưởng thụ thì không thể gọi là giàu. Mọi thứ vẫn ở mức chỉ đủ thỏa mãn nhu cầu tối thiểu trong nhà, chưa có dư dả hay dám dư dả để nhâm nhi, nhàn nhã thì không thể gọi là giàu. Vẫn còn trong tích cóp, chưa dám hưởng.
Tôi thì thích những ngôi làng chân chỉ như thế hơn là những ngôi làng xa hoa ăn nhậu. Nhưng tác giả Bùi Hoài Mai có quyền nói đó là làng nghèo, cũng vậy, Đinh Văn Thanh là người tại làng có thể bảo làng đã giàu rồi. Cả hai ý kiến đều là có lý và không thể bảo cái nào là khách quan hơn. Bùi Hoài Mai không có nghĩa vụ phải biết về quá khứ của làng. Cái Bùi Hoài Mai thấy là cái hiện tại, ngay trước mắt, như ta thấy một cô gái thì ta khen đẹp xấu ngay trong đầu, không có nghĩa vụ phải biết ngày xưa cô từng bị thủy đậu mà nay được như thế là may lắm rồi.
Đinh Văn Thanh không phản đối những cái ảnh, chỉ phản đối lời bình. Cũng như cô gái không phản đối ảnh mình chụp lên - tức là cô công nhận người ta chụp đúng, không chọn góc "đểu" - chỉ phản đối lời người ta chê mình chưa được sang, được đẹp... Đọc đến đây bạn Thanh đã thấy cái phi lý ấy chưa? Cái ép buộc người người phải khen mình của "cô gái" kia chưa?
Chừng nào Bùi Hoài Mai chụp ảnh bóp méo sự thật mới là vấn đề bạn Đinh Văn Thanh ạ. Theo tôi là như thế. Hoặc cũng có thể, một ngày nào đó, được xem một bộ ảnh và lời bình khác của Đinh Văn Thanh về Lạc Nhuế thì sẽ rất hay - là một cách nhìn khác về cùng một ngôi làng. Theo tôi nghĩ, cách nhìn nào cũng hay hết.

8:02 Friday,11.5.2012

Đăng bởi:  Đinh Văn Thanh

Gửi anh Mai!
Vâng những bức ảnh anh chụp đúng là làng tôi, tôi không phủ nhận và cũng đánh giá chúng là không tồi (trừ bức ảnh số 3 có phải để châm biếm hay là "nghệ thuật", nó có hợp với chủ đề của anh).
http://www.baomoi.com/Ve-Lac-Nhue-hom-nay/144/3172835.epi
Cái này chắc anh cũng đọc rồi.
Lần đầu đọc lời bàn tán trên fb của anh tôi thấy không vui khi có anh Kong nào đó nói đến từ "giải tỏa" (không hiểu anh ta nghĩ gì). Khi đọc những lời bình của anh thì tôi thực sự bất ngờ và bức xúc nhưng không bức xúc sao được khi nghe những lời châm biếm. Một làng nhận danh hiệu làng đa ngành, đa nghề,... với những con người có tiếng là tháo vát, có những mô hình kinh tế thông minh thì được anh mô tả là cắm mặt đi làm, không có cả thời gian để ăn rồi thì "cái nghèo".... và rất nhiều lời bình khác nữa, nếu anh không định châm biếm thì chắc anh dùng nhầm từ ngữ, "phải chăng đó là nghệ thuật"!
Tôi không có ý kiến gì về những tấm ảnh anh chụp, nhưng lời bình về nơi tôi sinh ra thì thực sự tôi không hài lòng. Anh nên nhìn lại những lời bình của mình một cách thật khách quan. Tôi cũng không muốn can thiệp sâu vào công việc của anh.
Tôi không phải người cố chấp, cũng mong anh không phải người bảo thủ.
Tôi cũng sẽ không bình luận về vấn đề này nữa.
Chúc anh có nhiều tác phẩm tốt!

13:12 Wednesday,9.5.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Nhân chuyện bạn Đinh Văn Thanh bắt bẻ hoạ sĩ Mai.
Tớ chưa về làng Lạc Nhuế bao giờ nhưng cũng từng đi nhiều làng cổ để vẽ tranh thời sinh viên. Có câu chuyện thế này:
Muốn kiếm được một khung cảnh nào hoàn toàn hoài cổ để đưa vào tranh thì khó lắm, thể nào cũng có chút dây điện, mấy cái ban công mới thò ra. Nên tớ khi vẽ thường phải biên tập không ít. Bởi đi vẽ tranh vẽ cảnh làng cổ chứ không phải khảo sát kinh tế toàn diện, nên nghệ sĩ có quyền tập trung cách nhìn của mình vào chủ đề mình cần. Có thể sau cái cổng kia là cái mà tầng mới sơn xanh sơn đỏ. Nhưng đưa vào tranh mình lúc đó thì không hợp. Có một lần vẽ cảnh như thế, tớ thay cái nhà mới bằng một lùm cây. Thế là gặp rắc rối với... bác chủ nhà. Bao năm gom góp vay mượn nay mới xây được cái nhà cho thằng con trai sắp lấy vợ, thế mà nay thằng hoạ sĩ xỏ lá này lại xoá béng đi của ông. Thôi! Không trà nước gì nữa, nước rửa bút cũng không. Chúng mày biến ra khỏi sân nhà ông.
Nay thấy chuyện hoạ sĩ Bùi Hoài Mai bị bắt bẻ, tớ lại nhớ chuyện tớ đi vẽ ngày xưa quá.

11:57 Wednesday,9.5.2012

Đăng bởi:  Bùi Hoài Mai

Trước tiên tôi cám ơn anh với nhận xét về những bức ảnh mang nét đẹp thời gian mà tôi chụp.
Tôi muốn nói lại đôi điều về "những lời bình không đúng sự thực" của tôi mà theo anh "từ những ngôi biệt thự, không khí buôn bán ở đây khá nhộn nhịp"
Vâng thưa anh: nếu anh đọc kĩ, ngay bức ảnh đầu tiên, khi họa sỹ Trần Thành quay về làng sau một năm mà bị lạc bởi tốc độ xây dưng trong làng quá nhanh. Điều đó có khác gì với cái hiện thực mà anh nói không?
Trong bức ảnh tôi chụp cửa hàng mua bán cũ còn lại, anh có thể kiểm chứng lại ảnh đó có phải chụp tại làng Lạc Nhuế không, và câu bình luận: "thấy đìu hiu... và cảm giác không ai tiêu tiền ở đây" là có thật khi chụp bức ảnh này. Và đó là cảm nhận của riêng tôi khi nhìn thấy một hiện tượng. Nói lại cho rõ, tôi về Lạc Nhuế để thăm các họa sỹ đang sáng tác ở đó và cảm nhận không gian làng xóm vào đúng cái thời điểm mà tôi có mặt. Tôi không đến để viết theo đơn đặt hàng về một Lạc Nhuế " trên đường đổi mới". Đó không phải việc của tôi.
Còn một chi tiết nữa, đáng ra điều này anh phải thấy tự hào khi tôi cho rằng "đường làng vắng vì mọi người dân đều có công việc phải làm. Khó tìm một quán ăn ở trong làng". Đó là nét đẹp riêng của Lạc Nhuế, khi cũng gần đó thôi, ven đô Hà Nội, có bao nhiêu làng, nông dân bán ruộng, quán nhậu mở tràn lan, người không công ăn việc làm đi lại lông nhông, lang thang từ quán nhậu này sang quán đề đóm khác. Đó thực sự là một vấn nạn mà người Lạc Nhuế không mắc phải. Với đà suy nghĩ của anh như vậy thì tôi e rằng, về sau khi các họa sỹ đến vẽ ở làng nên thành lập một ban chỉ đạo hướng dẫn cho các họa sỹ vẽ ở đâu, vẽ cái gì để nói lên được sự "trên đường đổi mới" của Lạc Nhuế. Chứ những bức tranh như thầy Huy Oánh với những tường đá trần (chứ không phải nhà biệt thự ốp gạch men kính) thì chắc đều sai sự thật nhỉ.
Thưa anh, nếu anh cần những thông tin toàn cảnh của Lạc Nhuế mà theo tôi khá đúng với cái anh muốn thì mời anh đọc cái này:Về Lạc Nhuế hôm nay (Báo Nhân Dân - http://www.baomoi.com/Ve-Lac-Nhue-hom-nay/144/3172835.epi)
Thế còn ai viết ra cái gì đó thì đều mong có nhiều người đọc. Qua con mắt của tôi, thông qua ống kính máy ảnh, Lạc Nhuế của tôi nhìn là như vậy trong thời điểm tôi đến đó. Còn lần sau quay lại, biết đâu còn tìm thấy nhiều điếu khác nữa để phục vụ bạn đọc.

11:49 Wednesday,9.5.2012

Đăng bởi:  Phước Ninh

Kể cũng khó nhỉ, tác giả Bùi Hoài Mai có thể thấy đó là nghèo, còn bạn Đinh Văn Thanh thì thấy đó là nhộn nhịp?
Một khung cảnh có thể có nhiều cách nhìn, cách đánh giá; cao thấp là tùy điểm nhìn của người nhìn. Người tại chỗ sẽ nhìn khác người ở nơi khác đến.

10:28 Wednesday,9.5.2012

Đăng bởi:  Đinh Văn Thanh

Tôi không đồng ý với anh Bùi nọ. Những lời bình của anh không đúng sự thật.
Tôi đồng ý những nét đẹp thời gian của những bức ảnh này.
Nhưng toàn cảnh Lạc Nhuế khác những gì anh bình luận rất nhiều.
Từ những ngôi biệt thự, không khí buôn bán ở đây khá nhộn nhịp...
không biết có phải anh Bùi cố tình viết như vậy để bài của anh thu hút khách hay không???

17:40 Saturday,5.5.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...bức tranh cổ động "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân " là của hai họa sỹ: Nguyễn Thụ và Huy Oánh. Hình như hình ảnh Bác đứng chống nạnh là lấy từ ảnh chụp Bác trong chiến dịch Biên giới..."

Chời, sao cháu không nghe ai nói tới người nghệ sĩ đã chụp bức ảnh nổi tiếng đến mức cụ Oánh và cụ Thụ đưa lên tranh này, mà trong rất nhiều tài liệu liên quan đến tranh này cũng chả thấy ai nhắc tới người nghệ sĩ nhiếp ảnh nọ? Ông là ai?

16:16 Saturday,5.5.2012

Đăng bởi:  Bui Hoai Mai

Đúng như thế, bức tranh cổ động "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân " là của hai họa sỹ: Nguyễn Thụ và Huy Oánh. Hình như hình ảnh Bác đứng chống nạnh là lấy từ ảnh chụp Bác trong chiến dịch Biên giới.

14:34 Saturday,5.5.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Chú Mai cho cháu hỏi: thầy Huy Oánh có phải là tác giả của bức tranh cổ động bố cháu treo đầu gường "Bác vẫn cùng các cháu hành quân" không ạ?

13:48 Friday,4.5.2012

Đăng bởi:  PHẠM QUỐC TRUNG

"Sau một năm quay lại, họa sỹ Trần Thành vừa đi vừa gọi điện hỏi đường. Ông chép miệng: xây nhanh quá, mới một năm quay lại mà tưởng lạc. " Ôi giời, cái ông Nghệ sĩ Trần Thành mà nhớ được đường thì mới là chuyện LẠ.
Cái bác Mai Soi chỉ được cái chụp ảnh đẹp làm cho dân nghệ xem ảnh cứ nôn nao, sôi cả lên đều muốn về ngay Lạc Nhuế để làm dân "Làng Nhô". Nhiều góc ảnh bình dị, chân tình nhưng đẹp dễ sợ. Có cái thủ thỉ xưa cũ của nông thôn bao đời nay vẫn vậy, đẹp và nghèo và không thiếu tình người.
Thầy Oánh vẫn oách, dân nghệ trẻ thua xa sức nghề của các cụ.
Nhớ bài thơ của cụ Tú Sót?
Mái bằng, Mái bằng, lại Mái bằng
Tôi đi như cá lạc vào Đăng
Sau bao năm lẻ về quê mẹ
LÀNG TÔI LÀ CẢ CỤC XI MĂNG!
Ôi quê tôi
Ôi thôi Lê Minh Sơn
Ôi quê tôi thôi...rồi.

13:23 Friday,4.5.2012

Đăng bởi:  hồ thu ba

Ảnh đẹp và bài viết rất hay.
Làng Bắc Bộ thật đẹp, gần gũi như ai cũng thấy 1 chút quê mình ở đó.

11:56 Friday,4.5.2012

Đăng bởi:  phanhaibang

ui chao là cái làng đẹp dễ sợ anh ơi! biết khi mô ra được chỗ ni hè?!

10:20 Friday,4.5.2012

Đăng bởi:  phóng viên Heritage

Xem bộ photo esays này của bác Mai thấy nhớ thời đi thực tập ở Yết Kiêu ghê. Thanhks bác nhiều. Các bác có tổ chức kiểu trại sáng tác mở rộng không để các thành phần khác có cơ hội tham dự với.

9:49 Friday,4.5.2012

Đăng bởi:  Tân

Tuyệt vời, chúc thấy Huy Oánh và anh em mạnh khỏe, vẽ tốt.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả