Khác

ECOCOM và thi vẽ tại làng

    Một số tranh trong cuộc thi:    

Ý kiến - Thảo luận

10:54 Sunday,13.5.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@ Phó Đức Tùng & Các bạn quan tâm tới nhạc cổ điển,

Như đã hứa, tôi đã viết xong bài "Tiếng đàn của Ivo Pogorelich". Mời các bạn xem tại
http://nguyendinhdang.wordpress.com/

9:27 Wednesday,9.5.2012

Đăng bởi:  Denis Guigon

It was really a great day and the children are really great.
Thank you.

Denis (laplagehoian.com)

23:18 Tuesday,8.5.2012

Đăng bởi:  Phạm Quốc Trung

Chúc mừng anh Nguyễn Đình Đăng nhé, anh Đăng thần tượng ông Pogorelich và nay đã được nghe, xem ông Po tận nơi thế thì tuyệt quá rồi.
Trong khi chờ anh Đăng chiêu đãi thêm bài viết về ông Po thì bạn Tùng và các bạn có thể xem những thông tin về ông tại blog của anh Đăng hoặc trang mạng của hội nhạc sĩ VN: www.vnmusic.com thì phải. ở đấy có nhiều thông tin về âm nhạc cũng hay, cũng có nhiều cmt cũng hay (nhưng không sinh động, và quá "hiền lành" so với các cmt trên Soi). Có lẽ dân nhạc đã luôn tạo ra các âm thanh rồi nên không cần ầm ĩ nữa vậy chăng?

14:31 Tuesday,8.5.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Phó Đức Tùng

Tùng nhận xét hoàn toàn đúng.

Ngay tại cuộc thi Chopin năm 1980 tại Warsaw, Pogorelich, khi đó mới 22 tuổi, đã nói tại buổi họp báo sau khi ông bị loại: "Tôi tới đây là để khởi đầu một phương hướng mới trong trình diễn âm nhạc cuả Chopin."

Tôi sẽ đề cập tới điều này trong bài viết của tôi. Tùng và các độc giả quan tâm chịu khó chờ một chút nhé.

12:19 Tuesday,8.5.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

chú Đăng
thế ra chú đang ở Nhật à. Pogorelich quả thật là một thiên tài khủng khiếp. Hiện nay giải Pogorelich là một trong những giải thưởng Piano lớn nhất thế giới. Có điều nếu chỉ bàn về ông như một thiên tài cá nhân thì sẽ hơi khó hiểu hết về tầm quan trọng của ông đối với nhạc cổ điển. Vấn đề không chỉ là ông có một nhạc cảm và kỹ thuật cá nhân vô cùng xuất chúng, mà là ông xử lý lại tất cả các bản nhạc cổ điển theo một triết lý rất đương đại. Vì thế có thể coi ông như người mở đường cho một trường phái biểu diễn hiện đại của nhạc cổ điển. Xin chú Đăng phân tích rõ cho các độc giả nghe về điểm này có được không ạ.

23:05 Monday,7.5.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Em-co-y-kien:

Tôi đã gõ sai tên của nhà soạn nhạc Hungary. Tên chính xác là Belá Bartok chứ không phải là Belá Barktok.

Bạn nào thích các trích dẫn, có thể tham khảo thêm vài trích dẫn liên quan tới các cuộc thi tôi tạm dịch dưới đây:

"Nghệ thuật là một trong số ít nghiệp đeo đuổi trong đó bạn chỉ đua với chính mình." (Diana Rutherford)

"Nghệ sĩ là người tham gia vào cuộc đua với Chúa Trời." (Patti Smith)

"Khi bạn đơn giản bằng lòng là chính mình, và không so sánh hay thi thố, mọi người sẽ kính trọng bạn." (Lão Tử)

"Chú trọng vào thi thố luôn luôn là công thức để đạt tới sự tầm thường." (Daniel Burrus)

(Còn nhiều nữa, nhưng tôi dịch không xuể).


Tối nay tôi vừa đi nghe buổi biểu diễn của nghệ sĩ piano Ivo Pogorelich tại Suntory Hall (Tokyo). Ivo Pogorelich là người đã bị ban giám khảo cuộc thi piano quốc tế mang tên Chopin lần X tại Warsaw (năm 1980) loại khỏi vòng chung kết. Việc loại Pogorelich năm đó đã khiến nữ nghệ sĩ piano Martha Argerich, ủy viên hội đồng giám khảo, nổ doá, đùng đùng bỏ hội đồng giám khảo ra về, vì bà nói bà "thấy xấu hổ ngồi trong một hội đồng đã loại một thiên tài." Nhưng chính sau trận thất bại tại Warsaw mà Ivo Pogorelich đã trở thành ngôi sao, được mời biểu diễn tại Carnegie Hall ở New York, được hãng Deutsche Grammophon uy tín ký hợp đồng thu âm. Từ đó ông đã biểu diễn độc tấu rất nhiều lần trên toàn thế giới cũng như cùng các dàn nhạc giao hưởng (DNGH) hàng đầu thế giới, trong đó có DNGH Boston, DNGH London, DNGH Chicago, Vienna Philharmonic và Berlin Philharmonic. Ông là một trong những nghệ sĩ piano nổi tiếng nhất thế giới trong suốt 3 thập kỷ qua.

Buổi hoà nhạc hôm nay đã khẳng định với tôi rằng bà Martha Argerich đã không nhầm khi gọi Ivo Pogorelich là thiên tài. Pogorelich chơi 2 concertos cho piano của F. Chopin (số 1 và số 2). Lối chơi của ông thật kỳ lạ, vô tiền khoáng hậu, không ai có thể bắt chước được. Tiếng đàn của ông như vọng về từ vũ trụ. Tôi sẽ có bài viết riêng về buổi diễn này sau.

Ở đây tôi chỉ muốn nêu Ivo Pogorelich như một ví dụ cho thấy các thiên tài (như Vladimir Horowitz, Evgeni Kissin) thường không bao giờ tham gia các cuộc thi, hoặc nếu có tham gia thì họ cũng bị loại (như Ivo Pogorelich), vì họ vượt trước thời đại mình quá xa.

Bạn nào quan tâm tới nhạc cổ điển và Ivo Pogorelich có thể xem một số bài dịch liên quan trên blog của tôi tại
http://nguyendinhdang.wordpress.com/

22:01 Monday,7.5.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Comment tí cho vui nhá: bé 5 tuổi thì vẽ thuyền ngoài đại dương, đánh bắt xa bờ trong khi các bé càng lớn thì càng đánh bắt co cụm gần bờ nhỉ?
Đùa vậy thôi chứ nhìn tranh vẽ của các bé vui quá. Ngày xưa tớ rất hâm mộ bạn Triệu Khắc Tiến vì bạn ấy hay được giải thiếu nhi lắm. Tớ cũng ham hố thi nhiều giải nhưng không có duyên với giải bao giờ. Bây giờ nghĩ lại cũng thấy có khi lại là may.

21:09 Monday,7.5.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

ECOCOM và thi vẽ...

THI ????

Các em ơi, còn nhi-đồng thi thì thi cho vui thôi nhá. Lớn lên tí chớ ham thi-với-thố nhá.

Nhớ ghi lời chú Đăng zạy này:

"Các cuộc THI chỉ để cho những con NGỰA chứ không phải cho NGHỆ sĩ" (chú Đăng trích dịch lời của Belá Barktok).

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả