Soi học

Bài học Chủ nhật: Ovid, ông là ai?

    Tuy rất muốn tiếp tục bài học về các tiên nữ, nhưng hôm nay mời mọi người dùng một món lạ cho nó đổi vị: bài viết về ảnh hưởng của nhà thơ La Mã (chuyên viết tích) tên Ovid lên Nghệ thuật Châu Âu của báo Guardian. Qua đó mọi người sẽ […]

Ý kiến - Thảo luận

14:21 Friday,10.8.2018

Đăng bởi:  Uyên

Không liên quan lắm nhưng nhờ đọc bài này mà mình nhớ tới một điều thú vị. Hành tinh Jupiter có rất rất nhiều mặt trăng, và những mặt trăng lớn nhất của nó được đặt tên theo các nhân vật thần thoại có liên quan, hay là có con với Zeus :)

11:21 Sunday,20.5.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Cảm ơn Pha Lê. Ngạn ngữ Nhật có câu "Đến con khỉ cũng còn ngã từ trên cây xuống.". Tôi đã nhờ Soi sửa giúp.

10:36 Sunday,20.5.2012

Đăng bởi:  phale

Cảm ơn anh Đăng đã cho thêm thông tin.

Anh xem lại việc Virgil sống ở thế kỷ 19 và Horace ở thế kỷ thứ 8 trước công nguyên nhé, có thể nó là năm 19 trước CN, chứ thế kỷ 19 trước CN thì trước cả đế chế La Mã mất. Còn Homer (nhà thơ Hy Lạp) thì sống vào thế kỷ thứ 8 trước CN

10:13 Sunday,20.5.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Lý do hoàng đế La Mã Augustus trục xuất Ovid từ La Mã (Rome) sang Tomis (tức Constanta – thuộc Romania ngày nay) vào năm thứ 8 (sau CN) thật ra sâu xa hơn nhiều.

Ovid là nhà thơ nổi tiếng nhất La Mã, được coi sánh ngang với Virgile (70 tr CN – 19 tr CN) và Horace (65 tr CN – 8 tr CN).

Augustus (63 tr CN – 13), tức Octavian, là hoàng đế đầu tiên của đế quốc La Mã. Ông là cháu của Julius Caesar, nối dõi Caesar sau khi Caesar bị ám sát vào năm 43 tr CN.

Ovid nói ông bị trục xuất vì một bài thơ và vì lỗi lầm, nhưng không ai biết đó là lỗi gì. Sau 21 thế kỷ nghiên cứu, các học giả đã tổng kết các lý so sau đây về việc tại sao Ovid bị Augustus trục xuất:

1 – Ovid có tham gia vào một số nhóm bí mật chống lại chế độ Augustus.
2 – Ovid đã làm thơ chế nhạo Augustus rồi lại phát tán thơ đó trong các “tổ chức phản động âm mưu lật đổ chính quyền”của Augustus.
3 – Ovid là người phát hiện ra việc hoàng đế Augustus thông dâm với chính con gái mình là Julia, trong khi Augustus muốn thiết lập một xã hội sống trong đạo đức, một vợ một chồng, v.v.
4 – Ovid là người chứng kiến việc con gái Julia của hoàng đế Augustus phản bội chồng.
5 – Ovid là một trong những học giả chống đối lại chế độ độc tài toàn trị.

Cứ đọc một đoạn thơ sau đây trong Amores của Ovid sẽ rõ (dịch nghĩa):
Phần đầu của Amores III:8

Ngày nay liệu có ai vẫn còn nghĩ rằng nghệ thuật kiệt xuất và thơ ca tinh tế là đủ để chinh phục được người mình yêu?

Đã có thời thiên tài được coi là quý hơn vàng, nhưng ngày nay man rợ tràn lan không còn coi thiên tài ra gì nữa.

Đã có thời các tập thơ xuất sắc bé nhỏ của tôi làm người tình của tôi hài lòng, nhưng ngày nay tôi không còn có thể đi đến nơi cuốn sách của tôi đã tới. Đã có thời nàng khen ngợi tôi, nhưng bây giờ các cánh cửa nhà nàng đã khép kín trước sự ca ngợi của tôi. Nàng đã tống khứ thiên tài của tôi.

Hãy nhìn kìa, một đại gia mới nổi, hắn đã giành được sự giàu có của mình bằng giết chóc, hắn nguyên là một lính viễn chinh uống máu cho đến khi được tấn phong thành hiệp sĩ. Ngày nay hắn được trọng thị hơn tôi.

9:56 Sunday,20.5.2012

Đăng bởi:  phale

Cảm ơn anh Phó Đức Tùng đã góp ý. :)

Như em đã nói ở đầu bài, cái này là em dịch chứ không phải viết, để đổi món so với các bài khác. Chuyện Ovid bị trục xuất là có thật, và theo ý tác giả thì dân La Mã thích tích chi tiết hơn, màu mè hơn chút, nên cũng sẽ dẫn đến lắm mâu thuẫn hơn. Như cái tích Callisto này, đa số những nhà thơ Hy Lạp không chi tiết như Ovid, chỉ kể sơ sơ. Gọi nó tinh tế cũng đúng vì em thấy nó rất hay, mỹ miều mà lại không sến. Nhưng một bộ phân dân La Mã hoặc giới "kiểm duyệt" thời đó có thể nghĩ rằng nó tục, nó bậy. Giống chuyện một số người Việt nam cau mày trước tranh vẽ hay ảnh chụp khỏa thân ý, dù các tác phẩm này rất đẹp. Em cho rằng người viết có ý này nên em dịch vậy :)

7:18 Sunday,20.5.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

bạn Phale
xin góp ý một chút nhé. Bạn nói Ovid kể lại thần thoại Hy Lạp dưới dạng tục tĩu hơn, cho phù hợp với sự tinh tế của người La Mã, nghe có vẻ hơi thiếu logic, vì hai từ này: tinh tế và tục tĩu, không được coi như đồng nghĩa.
Thực ra, dân La Mã khó có thể được coi là tinh tế hơn Hy Lạp. Việc La Mã đánh thắng và cai trị Hy lạp được coi là một thực tế lịch sử, những nền văn minh mọi rợ hơn thường có năng lực quân sự cao hơn, và thắng được những nền văn hóa cao, tương tự như Mông cổ, Mãn thanh chiếm được Trung Quốc. Nhưng rồi văn minh mọi rợ đó sẽ bị văn hóa cao kia đồng hóa ngược lại.

Riêng về thần thoại, người Hy Lạp đề xướng ra dân chủ, lấy con người làm chúa tể thế giới, và tưởng tượng ra những vị thần, là những con người bất tử, siêu phàm, quả thực có năng lực khai thiên lập địa. Người La Mã tiếp thu văn hóa Hy Lạp, nhưng không bằng lòng với việc tưởng tượng này. Họ muốn tận mắt nhìn thấy những cảnh tượng thần thoại được diễn ra. La Mã có câu châm ngôn rất nổi tiếng "Nhìn thấy thì mới tin". Vì thế, người La Mã lược bớt phần tinh thần trong thần thoại, tăng phần xác thịt, mô tả cụ thể bằng văn thơ, rồi minh họa bằng tranh,tượng, cuối cùng thì diễn thực bằng nghệ thuật sân khấu. Thậm chí những nhân vật trên sân khấu sẽ làm tình thật, hoặc chết thật, nếu truyện viết như vậy, để mọi người tin một cách trực quan.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả