Soi học

Bài học Chủ nhật: Actaeon - chết như bao gã đàn ông đã chết khi gặp gái đẹp mà dữ

    Tuần trước trong bài Ovid – ông là ai có nhắc tới tác phẩm Actaeon và Diana của Titian. Để mọi người không bối rối vì tích lạ, tôi xin kể về bị kịch của chàng Actaeon, và để cùng nhịp với bài trước, xin lấy bản của Ovid làm bản chính. Actaeon […]

Ý kiến - Thảo luận

9:52 Friday,18.7.2014

Đăng bởi:  Nguyễn Hạnh Quyên

Bức "Actaeon và Diana" của ông Lucar Cranach như kiểu vẽ chibi của Nhật ý ! Các nữ thần có vóc dáng rất là trẻ con, hoặc là vóc dáng của phụ nữ khoả thân thu nhỏ nên nhìn giống trẻ con lắm. Còn Actaeon là con hươu đang bị chính bầy chó của mình xé xác, hoạ sĩ vẽ con hươu và bầy chó không có vẻ loạn xị mà lại như con hươu đang... cho chó bú ấy !

12:30 Friday,1.6.2012

Đăng bởi:  SƠN – NỬA D

Lấy cổ ẩn ý nói kim, lấy xưa nói nay, lấy sự nhẹ nhàng vui vẻ mềm mại mà chinh phục người đọc, với cả một khối văn hóa đồ sộ và có phần nặng nề như phương tây là điều không tưởng, lấy sự dí dỏm ví von mà đưa đường dẫn lối lôi cuốn người đọc thì người đọc mới theo được từng đó số bài học chủ nhật của Pha Lê đó...

Chứ còn quá khắt khe trong khi dịch, truyền bá một khối lượng kiến thức và văn hóa Phương Tây đồ sộ đầy tính triết học như vậy cho người Việt nam là không hợp, không thể thuyết phục được người đọc đâu bạn Phó ừ... Với từng đó bài mà học như học triết học thì đến người dịch cũng chết mất chứ còn gì nữa, còn người đọc thì còn chán sớm hơn nữa, nửa đường đứt gánh tương tư....

11:11 Friday,1.6.2012

Đăng bởi:  Living

Em k0 nói j` nhiều. Em kom` men là để vote thêm fiếu ủng hộ chị Pha Lê.

^.^

8:15 Friday,1.6.2012

Đăng bởi:  Noon

Anh Tùng nhận mình khô khan, hàn lâm là anh "lẫy" rùi. Chứ tôi nhớ anh viết về gái đẹp hồi vụ Ngọc Trinh quá chừng hay. "Bọn" hàn lâm không cách gì viết được như vậy.
Dạo này không được đọc bài nào của anh...

3:35 Friday,1.6.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

em Pha lê ơi,
mình vốn đã lười, và già cỗi, lạc hậu, không thông thạo các nguồn thông tin. Vì thế những mong nhờ mấy em trẻ trung xinh tươi đầy nhiệt huyết nhân tiện tra cứu thì tát nước theo mưa, tìm cho chút thông tin. Còn em đã nói thế thì thôi, mình đành tự tìm hiểu và tự ướp xác trong cái đồng "hàn lâm", "khô khan" vậy.

0:01 Friday,1.6.2012

Đăng bởi:  phale

Chết em mất anh pho duc tung ơi, văn hoá Hy Lạp cổ với văn hóa phương Tây khác nhau nhiều lắm. Dĩ nhiên các họa sĩ cũng chêm văn hóa của họ vào tranh, nhưng nếu cái gì anh cũng muốn em viết hết thì mỗi bài học sẽ dài độ 10-20 trang mất. Ý nghĩa thì 10 người có thể đọc ra 10 ý, viết hết thì viết cả ra sách. Ặc!!! anh có mối in sách nào không thì giới thiệu cho em, em sẽ viết thành sách cho, coi như giúp em gái kiếm thêm cơm.

Còn trên SOI thì chủ yếu là vui vẻ ngắn ngọn, ai biết gì thì thêm vô, ai có ý kiến khác thì viết comment bình thêm để mọi người cùng học với nhau. Còn "hàn lâm" như anh thì toàn là mấy ông Tiến Sĩ, cặm cụi viết một cuốn dày cui để nhà xuất bản in sách. Thật lòng mà nói thì chỉ những ai thích lắm mới mua, còn những người chỉ muốn biết vừa phải đâu mấy khi rớ tới. Mỗi đề tài "đàn ông Hy Lạp cổ" thôi mà Thomas van Nortwick đã viết cả một tác phẩm rồi. Anh bắt em phải như mấy ông tiến sĩ kia thì em chịu. Với lại nếu thực sự muốn tìm hiểu kỹ như anh nói thì bắt buộc người nghiên cứu phải biết chút tiếng Hy Lạp/Latin cổ. Túm lại là mất nhiều thì giờ và tốn nhiều tiền, toàn là những thứ em không có. Anh có thì anh đóng góp thêm, coi như là giúp SOI và giúp bạn đọc của SOI. Vậy nha anh.

21:31 Thursday,31.5.2012

Đăng bởi:  Noon

Sao không đóng góp kiến thức của mình vào đê anh Phó Đức Tùng ui! Cầu toàn quá cuối cùng không ai dám làm gì hết. Toàn người giỏi đứng ngoài đề nghị cầu toàn thui! Tớ nghĩ mấy bài trên Soi nhiều khi nhảm nhí nhưng là có cớ để mọi người góp vào thêm. Anh Tùng góp ý cũng là góp ý tốt nhưng e là đòi hỏi hơi bị cao. Tốt nhất là anh thêm vào những gì anh có, cho tụi này đọc ké, được không anh?

21:20 Thursday,31.5.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

Pha lê và Phương Lan mến,
mình vẫn tưởng Pha Lê dịch thần thoại Hy lạp là để giới thiệu điển tích, để mọi người có thể hiểu rõ hơn về văn hóa phương Tây. Như vậy, thông điệp của điển tích là gì cần phải nắm được. Điều này không hề dễ. Bản thân mình đọc truyện cũng nhiều khi không tìm ra nghĩa, nhưng rõ ràng như thế là không hiểu. Vì thế mình muốn đề xuất là nếu Phale đã mất công nghiên cứu thì tìm xem thông điệp là gì, còn trường hợp không tìm ra thì thử hỏi xem trên mạng có ai biết không. Như vậy thì người đọc sẽ mở mang kiến thức rất nhiều. Còn tất nhiên chẳng ai có thể đòi hỏi gì ở người khác. Nếu Phale không thích, và người đọc cũng không ai cần hiểu, chỉ cần nghe cho vui thì thôi, coi như mình không có đề xuất.

19:52 Thursday,31.5.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Zù-zì, em vẫn iêu chị Pha-Lê và các bài-học mĩ-sử-thuật vào-đầu thun-thút mà lại chả hề căng thẳng với lại lên gân như các thầy-Ta, anh-Ta, chú-Ta, bác-Ta... ở trường-TA...

là-lá-la !!!!

19:08 Thursday,31.5.2012

Đăng bởi:  phale

Mình không tự ái gì hết anh pho dc tung à (quên là phải gọi bằng anh nhỉ? :D )

Nếu anh thích làm rõ bài học thì anh cứ làm và SOI sẽ bổ sung, chứ mỗi người nhìn ra mỗi bài học khác nhau, hồi đi học trong trường thầy cô bắt viết "đủ ý" là Pha Lê đã chán lắm rồi. Bây giờ viết cho SOI mà cũng phải "đủ ý" nữa thì chết mất. Em thấy việc "nhìn phụ nữ cở truồng tắm là không đúng" là một bài học rồi, với lại tích Hy Lạp còn nhiều bản lắm (VD như bản Zeus giết Actaeon kỳ này), không lẽ bản nào cũng phải liệt kê hết các bài học theo kiểu nghiêm trọng như đi thi?

Đối với một đề tài khá là hàn lâm và khô khan, tiêu chí vui vẻ, dễ dàng, ngắn ngọn nhưng không sai là ok rồi. Có thêm vô được tý văn hoá hay tý sử thì thêm, chứ không thì chẳng ai còn muốn học nữa anh ạ. Còn người nào tò mò thì tự họ có thể tìm thêm tài liệu đọc, như thế sẽ dễ nhớ hơn là thụ động chờ em viết ra.

16:26 Thursday,31.5.2012

Đăng bởi:  Ng. h. Phương Lan

Tôi thắc mắc vì sao anh Phó Đức Tùng lại đòi hỏi mỗi tích phải tuân đúng một bài học "chuẩn"? Thí dụ anh và các nhà kinh điển thấy bài học của tích kia là "mình thành con mồi của chính con chó của mình", thì Pha Lê và những người khác có thể thấy bài học khác vui hơn là "không nên nhìn phụ nữ đẹp và dữ tắm truồng"!
Tôi nghĩ, bằng cách này hay cách khác, mục đích cuối cùng là làm người ta nhớ tới tích Hy Lạp, xem tranh còn vui, rồi sau này già hơn và nhiều kinh nghiệm hơn mới tìm thêm được những bài học ẩn ở lớp dưới cũng chẳng là muộn.
Nếu Pha Lê mà viết cứng nhắc, không tìm ra được những cái nhìn ngộ nghĩnh, rất đời thường thì chắc chắn tôi sẽ không đọc bạn ấy. Google chẳng sướng hơn sao.

15:25 Thursday,31.5.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

bạn Phale
mình không có ý phê bình bạn. Chẳng qua mình thấy bạn bỏ rất nhiều công để làm chuỗi bài về Hy Lạp, mình cho rằng với mục đích cung cấp một mảng kiến thức và thông tin rất quan trọng để chúng ta có thể hiểu được về cái gốc của phương Tây nên góp ý để cho có hiệu quả hơn thôi. Còn nếu chuyện kể thần thoại Hy Lạp chỉ để cho vui thì nói làm gì. Mình không có thời gian, năng lượng và cũng không có kiến thức về Hy Lạp, vì thế nhân bạn đã bỏ nhiều công làm việc này, mà mình cho là rất hữu ích, thì mình góp ý để chúng ta có thể hiểu thấu đáo hơn.
Lấy ví dụ bài Actaeon. Cốt lõi của câu truyện là Người đi săn trở thành con mồi của chính bầy chó săn của mình. Pathos này được sử dụng vô cùng nhiều ở phương Tây, và có thể dùng trong rất nhiều tình huống. Còn chuyện đàn ông chết vì gái đẹp thực ra không phải bài học của nó. Những bức tranh sau này vẽ tích này, cũng giống như truyện, mượn hình gái đẹp nhưng để nói cái khác. Thường là người ta không nói cái ta nhìn thấy trên tranh, mà dùng điển tích để ngụ ý thức khác.
Tương tự, tiêu đề của đa số các bài khác không làm rõ bài học của nó. Mình thấy đấy là điều đáng tiếc.
Mình không hiểu sao comment của mình lại làm cho bạn tự ái như vậy. Anyway mình xin lỗi và khẳng định là chẳng có ác ý gì.

14:54 Wednesday,30.5.2012

Đăng bởi:  phale

@Pho duc tung: Thực sự là mình không hiểu bạn nói gì? Tích truyện thì mình đọc từ các tác giả Hy Lạp cho đến La Mã, có ghi tên tuổi hẳn hoi, nếu có thiếu sót bản nào mình luôn cảm ơn những ai bổ sung thêm.

Chuyện tích liên quan đến xã hội Hy Lạp cổ là một quá trình nghiên cứu dài, từ thời mẫu hệ sang tới phụ hệ, một số còn liên quan tới lịch sử phát triển chứ chả có bài học gì. Mình đã cho thêm chi tiết vào những bài như Hera, Hylas, Hyacinth, Adonis... Nếu bạn thấy có gì sai, hoặc có gì thiếu thì comment và mình bổ sung, như bạn Đình Đăng bổ sung cho bài Ovid. Chứ nếu bạn thích đọc bài luận về văn hoá ứng xử của xã hội Hy Lạp cổ thì tốt nhất bạn nên tìm sách luận, mình có vài cuốn nếu bạn muốn biết tên, còn nếu bạn thích đọc bài như chuyên gia thì đề tài như bài Actaeon có thể làm ra mấy cuốn sách rồi, làm sao mà viết đầy đủ như bạn muốn trên SOI được?

Chuyện cần phải tìm hiểu văn hoá ứng xử của Hy Lạp để hiểu tranh thì mình thấy chẳng có căn cứ. Ai mà biết được mấy ông họa sĩ này có tìm hiểu trước khi vẽ hay không? Cùng lắm chúng ta chỉ biết rằng Titian đọc Ovid, còn Titian có đi nghiên cứu xem thời đấy dân Hy Lạp sống ra sao thì ma nào biết? Mà nếu có thì ông dùng nguồn gì? tài liệu gì? Tính trang phục thôi thì đa số các họa sĩ vẽ sai sử rồi. Ai mà biết được họa sĩ vẽ tích vì ông thích tích, đọc qua tích, vẽ vì có người đặt hàng, hay vẽ vì ông bỏ nhiều thời gian và công sức ra học ngôn ngữ cổ để nghiên cứu văn hoá truyền thống Hy Lạp/La Mã?

Như mình đã nói, bạn đọc nhiều, biết nhiều về Hy Lạp, nếu bạn muốn bạn cứ việc bổ sung những kiến thức bạn biết để mọi người trên SOI cùng nhau học, mình và anh Gigi cũng sẽ học luôn.

13:58 Wednesday,30.5.2012

Đăng bởi:  Ng. H Phương Lan

@ pho duc tung: Mình nghĩ bạn hơi khắt khe rồi. Các bài học của Pha Lê theo mình đều rất thấu đáo, tuy đùa đùa nhưng làm cho mình nhớ tích Hy Lạp hơn (chứ hồi đó đọc suốt có nhớ gì đâu).
Viết nghiêm túc thì ai mà chẳng viết được, cần gì tới Pha Lê.
Pho Duc Tung nói Pha Lê không thuộc truyện là truyện nào thế?

13:41 Wednesday,30.5.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

hi bạn Phale
Mỗi tích trong thần thoại Hy Lạp, nhất là các tích sau này được gia công thời La Mã và được nhiều người vẽ đều là một archetype, tức là một trường hợp điển hình về hoàn cảnh, cách ứng xử, văn hóa, thẩm mỹ, thường có tác dụng giáo dục rất lớn. Chính vì tính điển hình này mà nhiều người vẽ tích đó, không phải minh họa như minh họa truyện tranh, mà là tái trải nghiệm lại tình huống dưới một media khác. Nếu mình không nắm được bài học điển hình này thì không thể hiểu thần thoại Hy Lạp, cũng như không thể hiểu tranh. Vì thế mình nghĩ bạn nên tìm hiểu bài học này trước khi đăng truyện, hoặc nếu chưa tìm hiểu được thì khi đăng nên đề nghị bạn đọc bổ sung.

21:23 Monday,28.5.2012

Đăng bởi:  phale

@em-co-y-kien: Chắc chữ đó là để phân biệt cha/con em zai ạ, như Hans Holbein the younger là con của Hans Holbein the elder.

Chị đã nhờ SOI update thông tin tranh rồi, cảm ơn em zai nhá

20:28 Monday,28.5.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...Diana và Actaeon", Cavaliere d'Arpino, không rõ năm..."

Zạ, theo em thì tranh nì vẽ khoảng 1603-1606, và hiện bày tại bảo tàng "Museum of Fine Arts" ở thủ đô Bu-đa-pét của nước Hung-za-lợi

ạ!

19:56 Monday,28.5.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

CHị Pha Lê: "...Joseph Heintz the elder....Lucas Cranach the elder..."

Ơ, chị ơi, các ông Tây trong tên có chữ "the elder" zịch sang tiếng làng ta có phải là "già" không ạ?

Tỉ dụ: "bác Hòa Già" (Harmony the Elder?) chẳng hạn?

Bấn-loạn ghê gớm !

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả