Nhiếp ảnh

Daidou Moriyama: "chụp" thư tình tặng khu Shinjuku

  Daidou (hoặc Daidō) Moriyama (sinh ngày 10. 10. 1938 tại Ikeda, Osaka) là nhiếp ảnh gia hàng đầu Nhật Bản, nổi tiếng vì những tác phẩm miêu tả sự sụp dổ của các giá trị truyền thống thời hậu chiến. Moriyama học nhiếp ảnh từ thầy Takeji Iwamiya trước khi chuyển đến Tokyo vào […]

Ý kiến - Thảo luận

9:50 Saturday,30.6.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Candid:

Lập luận viện dẫn số đông là một trong những những lập luận ngụy biện, gọi là argumentum ad populum. Lập luận này ngụy biện ở chỗ coi một khẳng định là đúng chỉ vì nó phổ biến, chỉ vì nhiều người tin dùng nó.

Việc Google cho nhiều kết quả dùng phiên âm "Daido" hơn "Daidou" không có nghĩa là "Daido" là phiên âm đúng.

Tên chính xác của ông Moriyama là 大道. Tên này nếu viết thành chữ Hiragana (một loại phiên âm của Nhật để đánh vần chữ Hán theo cách đọc của Nhật) là だいどう
trong đó だ=đa, い=i, ど=đô, う = ư.

Vì thế phiên âm 大道 = Daidou là đúng theo cách phiên âm Hiragana.

Tuy nhiên, dân một số nước, như dân Pháp chẳng hạn, cứ thấy "ou" là đọc thành "u", thành ra "Daidou" vào mồm người Pháp sẽ thành "Đai-đu". Trong khi đó người nói tiếng Anh chỉ cần nhìn thấy "Daido" là đọc thành "Đai-đâu", tức là khá gần với "Đai-đôư" rồi.

Vì thế trong các văn bản tiếng Anh, do người nói tiếng Anh mẹ đẻ soạn, tên ông Moriyama thường được phiên âm thành "Daido".

Cũng vì cách phiên âm không đồng nhất như vậy nên trong một sô ấn phẩm, ví dụ như tạp chí vật lý Physical Review của Mỹ, gần đây người ta đã cho phép các tác giả có tên gốc Hán viết thêm tên mình bằng chữ Hán trong ngoặc đơn cạnh tên phiên âm bằng chữ Roman, chẳng hạn "Daidou Moriyama (森山大道)". Chú ý: cũng như họ tên người Việt, họ tên người Nhật bao giờ cũng theo thứ tự họ trước tên sau, tức là Moriyama Daidou.

7:08 Saturday,30.6.2012

Đăng bởi:  Candid

Dĩ nhiên là cũng phiên phiến nhưng em thấy cách gọi là Daido phổ biến hơn cả, google daidou thù thấy kết quả gần nhất là bài viết trên.

Tất nhiên có thể nói tôi cứ thích gọi như thế thì cũng chả chết ai.

20:40 Friday,29.6.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Dĩ nhiên là SOI và không chỉ riêng SOI, mà tất cả người nào không dùng chữ Hán, chữ Hiragana và Katakana đều viết sai tên người Nhật.

Người Việt một thời cũng đã từng xài chữ Hán. Cái thời đó nghe đâu dài tới ngàn năm, đến nỗi bây giờ, nhiều người Việt cứ thấy gì dính tới Hán tới Tàu là muốn ói.

Nếu bây giờ dân Việt còn tiếp tục xài chữ Tàu thì tên nhiếp ảnh gia nói trên 森山 大道 (もりやまだいどう)sẽ được phiên âm thành "Sâm San Đại Đạo" ngon ơ, cũng tựa như phiên âm 鄧小平 (Deng Xiaoping) thành "Đặng Tiểu Bình" vậy.

Cái dấu gạch ngang trên đầu chữ "o" trong "Daidō" (大道) là cách chỉ dẫn phải phát âm chữ "o" thành "Ôư". Vì vậy viết Daido, Daidō, hay Daidou đều là phiên âm gần đúng của だいどう (大道) mà thôi.

19:01 Friday,29.6.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

candid: "...Giờ mới phát hiện ra soi viết sai tên, tác giả tên là Daidō Moriyama hoặc viết là Daido Moriyama..."

Zời ạ, phiên tên Nhật ra La-tanh làm sao có chuẩn?

Candid có biến Tây họ phiên tên ta cũng ba-la-bông-đỏ lắm không?

Thì đây, ví zụ tày đình: Bác Hồ ta đó thời hoạt động hải ngoại có tên thế nào?

- Nguyen Ái QUấc
- Nguyen Ai Quoc

Đố ai bảo gọi "quốc" hay "quắc" ai sai ai đúng ?

Lại nữa, ta mà phiên tên Tây còn bầy-hầy gấp bội.

"Ông Lê-nin ở nước Nga" được người Nga gọi là Le-nhin, qua tới An Nam cha ông ta lúc mới có chữ quấc-ngữ gọi cụ là Liệt-Ninh, có sai không?

lại nữa, bi zờ ta học chủ nghĩa Mác, chứ đời đầu-qấc-ngữ các cụ bảo "chủ nghĩa Mã-Khắc-Tư" thì sao?

Nào là Tư Đại Lâm tức Xít-ta-lin hay Stalin?
Nào là Ái Nhân Tư Thản tức thị Einstein hay Anh-Xờ-tanh?

Nào là:

Liệt Áo Nạp Đa Đạt Phân Kỳ = Leonardo Da Vinci
Phàm Cao = Van Gogh
Mã Lý Liên Mọc Lỗ = Marilyn Monroe
Lỗ Bình Sơn Cu Duệ = Robinson Cruxo
Lã Phụng Tiên = La Fontaine.


Cho nên phàm là phiên Tây-Ta Ta-Tây thì chả bây chừ mà xưa kia cha ông ta cũng vướng lắm. 2 hệ tiếng phiên âm đã khác nhau, rồi thì là có người phiên từ tiếng Phú-lãng-xa (tức Pháp tức phờ-răng-sè), người phiên từ tiếng Anh-cát-lợi (tức English tức...)

Bức-xúc [không] ghê gớm !

13:40 Friday,29.6.2012

Đăng bởi:  candid

Giờ mới phát hiện ra soi viết sai tên, tác giả tên là Daidō Moriyama hoặc viết là Daido Moriyama. Nói chung ảnh của bác này kể cả đen trắng là loại khác lạ. Em thấy ảnh màu bác ý chụp cũng oách đấy chứ.

Có thể xem 1 quyển ở đây

http://www.photoeye.com/BookteaseLight/bookteaselight.cfm?catalog=ZE733&image=9

1:29 Friday,29.6.2012

Đăng bởi:  BòV

Đợt vừa rồi ông Daido này có xuất bản quyển ảnh màu, tập hợp các ảnh chụp bằng máy số từ 2008 đến 2012. Tôi cũng tò mò ra hiệu sách tìm thử, nhưng xem xong thấy í ẹ kinh khủng :-S

6:42 Saturday,23.6.2012

Đăng bởi:  Candid

Em đang nói về kỹ thuật chụp tráng đen trắng, ví dụ như HCB bác Hải Thanh có đề cập ảnh rất đủ tương phản, bố cục chặt chẽ. Còn ảnh của D.M thì rất phá lệ cả về kỹ thuật, bố cục, cách thể hiện. Còn đương nhiên lên đến tầm các cụ thì cũng như các Mét trong hội hoạ, ai cũng đáng nhớ.

Còn đen trắng khác với màu thì em không bàn. Em cũng rất yêu ảnh đen trắng và Đa phần chụp đen trắng. Nhưng đấy là sở thích nỗi người, thể loại nào cũng có cái hay.

14:13 Friday,22.6.2012

Đăng bởi:  Hải Thanh

Hôm qua quên không gửi kèm clip về D.M :-)
Mời bà con xem thêm về ông này :

http://www.youtube.com/watch?v=KUAk84LDFVA

10:43 Friday,22.6.2012

Đăng bởi:  B&B

@Candid: Tính tương phản trong ảnh D.M theo tôi là rõ nét, không phải theo kiểu cơ học, kỹ thuật.
Nhìn ảnh của ông, mảng tối của cuộc sống hiện ngay ra trong não người xem. Những góc khuất "đen", những góc bí mật của đô thị...
Tính tương phản của D.M chính là thế.
Ngay màu trắng trong ảnh ông cũng là mảng đen trong não khán giả.
Còn rất nhiều nhiếp ảnh gia nhàng nhàng, vì chụp ảnh không đủ tính nghệ thuật nên phải chụp đen trắng, hy vọng thế sẽ tăng nghệ thuật tính lên, nhưng khi xem ảnh, dù người chụp đã sử dụng mọi chiêu trò, trong đầu người xem vẫn là "bèn bẹt", "nhờ nhờ"... Đó là màu của chính não người chụp.
Thân mến.

10:23 Friday,22.6.2012

Đăng bởi:  candid

Em có góp ý là không hiểu do link ảnh chất lượng kèm hay sao chứ trong bài viết là "ông chụp những tấm hình đen trắng với độ tương phản cao" mà độ tương phản của những ảnh trích dẫn không thuyết phục.

Theo em nên viết là ông chụp ảnh đen trắng thôi là đủ.

5:32 Friday,22.6.2012

Đăng bởi:  Hải Thanh

Mình rất ngưỡng mộ D.M và những bức ảnh đen trắng ám ảnh của ông ấy. Với mình thì ảnh của D.M mở rộng khái niệm về Street photography thoát ra khỏi những tiêu chuẩn vàng bấy lâu của Henri Cartier Bresson.

Xin cảm ơn Hoàng Lan đã dịch bài này.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả