Gẫm & Bình

Gửi Kit & Kat: Không chỉ "nhõn một cái đạp"

SOI: Đây là cmt của tác giả Phạm Quang Hiếu cho bài Xem Pháp Giới: Khi không muốn người ta hiểu…. Soi xin đưa lên thành bài. Tên bài do Soi đặt. Cảm ơn anh Phạm Quang Hiếu nhiều.    Chào Kit & Kat, tôi là Phạm Quang Hiếu. Trước tiên, tôi phải cảm ơn […]

Ý kiến - Thảo luận

9:46 Tuesday,29.5.2012

Đăng bởi:  Phạm Quang Hiếu

Gửi Soi. Cảm ơn Soi! Thân!

9:36 Tuesday,29.5.2012

Đăng bởi:  Phạm Quang Hiếu

Gửi Kit!

1."Nếu bạn nêu câu hỏi: "Bản chất thật của các sự vật, hiện tượng là gì?… Liệu đằng sau, hay ở bên trong những đám mây đa sắc của hiện tượng có tồn tại một sự thật chung nào không? Hay chẳng có sự thật nào cả?" như một câu hỏi, thì rõ ràng, bạn đọc câu trả lời của Hoa Nghiêm rồi mà vẫn không hiểu câu trả lời ấy."

Ối giời! Tôi cũng không hiểu vì sao bạn lại cho rằng khi người ta viết câu hỏi trong cùng một văn bản với câu trả lời thì có nghĩa là người ta không hiểu câu trả lời ấy? Xin thưa với bạn rằng: Câu hỏi ấy đã ám ảnh tôi từ...20 năm trước!!! Khi tôi viết câu hỏi ấy trong bản giới thiệu, như là một sự dẫn nhập, vừa nêu (một phần) cái nguyên nhân dẫn tôi đến sự sáng tạo tác phẩm, vừa là một sự gợi ý cho người xem về những ý niệm tiềm ẩn trong tác phẩm.

Theo bạn thì với một nửa trang A4 (nửa trang còn lại là đoạn trích kinh), có cách nào để làm tốt hơn không? Thiết nghĩ, dù xem hay đọc cái gì, không chỉ là nghệ thuật, thì cũng nên đọc và xem xét một cách kỹ lưỡng trước khi phát biểu. Bất cứ một đoạn văn hay hình ảnh nào, chỉ cần người tạo ra nó không phải là kẻ nông cạn, cũng luôn tiềm ẩn những tầng nghĩa khác nhau. Trong một văn bản ngắn, sự dồn nén về mặt lượng buộc người viết phải lựa chọn những phương án khác nhau. Tôi hài lòng với lựa chọn của mình khi chỉ trong một câu vừa nêu được lý do của mình, vừa gợi ý được cho người xem.

2. "Bạn nêu câu hỏi ấy như một tiền đề, rồi tác phẩm là một lời giải đáp. Thì thưa bạn, xem tác phẩm của bạn, nếu không được bạn giải thích hôm nay thì sẽ chẳng ai hiểu gì cả. Thế có phải là "lòe" người khác không? "

Một tác phẩm nghệ thuật thị giác là một hiện hữu bằng hình ảnh, vật thể. Nó tương tác với người xem trước tiên là qua đường thị giác, đòi hỏi người xem "cảm nhận" trước, "hiểu" sau (ngoại trừ vài trường hợp cá biệt). Với một nghệ phẩm gọi là "đương đại", thường thì sẽ có những văn bản giải thích bằng ngôn ngữ đi kèm. Tuy nhiên, bạn không thấy là có những tác phẩm được giải thích quá nhiều, quá đầy đủ lại làm mất đi cái hứng thú khám phá nơi người xem?

Với "Pháp Giới", sự giải thích đương nhiên cần thiết. Nhưng, với một vấn đề mà ngay cái khái niệm thôi cũng đã khá xa lạ với nhiều người thì, theo bạn, tôi nên giải thích những ý niệm sâu xa của nó hay là chỉ đơn giản giới thiệu khái niệm đồng thời gợi ý về những ý niệm tiềm ẩn, trong một trang A4?

Ngoài ra, trong triển lãm, cũng có khá nhiều câu hỏi của người xem (về chủ đề, về cấu trúc tác phẩm...) và tôi luôn cố gắng giải thích một cách dễ hiểu nhất có thể. Chắc bạn không nằm trong số những người trực tiếp hỏi tôi.

3. " Nếu bất khả diễn ngôn, cớ sao lại viết một bài giải thích dài đến vậy hả bạn? :-)"

Thưa với bạn rằng, cái mà tôi có thể giải thích được, cái mà chúng ta có thể thảo luận được, cái mà bạn có thể hiểu được, vẫn nằm trong phạm vi của "cái vẫn còn nói được". Vượt qua ranh giới để cảm nghiệm được "cái bất khả diễn ngôn" đòi hỏi một sự tự lực, chiêm ngiệm, tự quán và thiền định.

4. " ...chứ không phải làm những thứ cho mọi người thấy là BẠN hiểu, còn người ta hiểu hay không thì mặc (đúng như bạn nói ở cuối lời giới thiệu CDEF nhé)."

Nguyên văn câu của tôi " Dĩ nhiên, ai dòm thấy cái gì không phải là điều mà tôi có thể tiên lượng!".

Đâu có bỏ mặc, chỉ là không thể dự đoán thôi. Đó là một lời nói trung thực. Bởi, mỗi tác phẩm, dù thế nào đi chăng nữa, vẫn hiện diện bằng nhiều hình ảnh khác nhau nơi mỗi người xem. Đi xem một triển lãm, ra về, mỗi người xem đã tự sáng tạo một tác phẩm trong tinh thần mình. Và bạn sẽ không thể biết được cái tác phẩm ấy như thế nào, trừ khi họ nói ra.

Tôi không biết đích xác những "Pháp Giới" nhân bản (một cách tự nhiên) trong lòng mỗi người xem như thế nào. Nhưng tôi biết chắc những "Pháp Giới" ấy khác nhau và sự nhân bản của nó là vô tận, hệt như mọi sự trên đời!

Thân!

17:01 Monday,28.5.2012

Đăng bởi:  admin

@Phạm Quang Hiếu: Soi đã sửa tên bài như bạn muốn. Cũng xin nói thêm, tên bài trước là lấy chính câu của bạn, ý của bạn.
Về việc Kit & Kat có là người nhà Soi hay không, điều đó có quan trọng không? Khi mà ý kiến của bạn Soi cũng đưa lên đầy đủ, thậm chí giật thành bài, "không phân không biệt" với Kit & Kat?
Sao không áp dụng tinh thần Hoa Nghiêm vào việc này đi nhỉ? Coi tác phẩm chỉ là cái Một nguồn cội, tâm ai nhìn vào thấy gì thì thấy, còn ta "đoạn lòng thâu đạo, chắp tay vái chào đại chúng, có người đánh mắng cũng đồng như khen ngợi", không phân biệt Kit & Kat là ta hay không ta, nhà Soi hay ngoài nhà Soi, thì có phải rộng mở hơn không nhỉ?
(Chú thích: câu trong ngoặc kép là kiến thức Soi mới có được cách đây đúng nửa giờ, bưng y từ sách sang :-)
Thân mến,

16:15 Monday,28.5.2012

Đăng bởi:  Phạm Quang Hiếu

Gửi Soi. Cái tiêu đề các bạn đặt cho cm của tôi không phản ánh đúng tinh thần của bài viết. Chắc kit & kat là người nhà của Soi. Tuy nhiên, các bạn cũng thấy là tôi không có ý định công kích cá nhân ai. Vậy nên tôi mong các bạn xem lại cách đặt tiêu đề của mình, cho khách quan một chút. Có thể đặt là: "Không chỉ "nhõn một cái đạp""; Hoặc: "Cảm ơn vì đã giúp tôi có dịp giải thích". Đề nghị Soi xem lại. Cảm ơn Soi!

0:12 Monday,28.5.2012

Đăng bởi:  Tuệ Đăng

Bạn P.Q.Hiếu giải thích thêm ở phần này mình thấy khá rõ ràng, mình đã hiểu thêm một ít về tác phẩm của bạn.
Mình thấy bạn Kit và P.Q.Hiếu có am hiểu về kinh Hoa Nghiêm, nên chia sẻ với tinh thần học hỏi thông qua tác phẩm là dịp để mọi người mở rộng tầm mắt. Chúng ta không nên "bắt giò" ngôn ngữ. Nói theo nhà Phật, nếu ta còn "chấp" vào "phương tiện" - ngôn từ thì khó mà hiểu ra vấn đề một cách thấu đáo. Như cmt của mình ở bài viết trước,hiểu được kinh Hoa Nghiêm là một điều khó, chuyển tải "ý" của Hoa Nghiêm bằng tác phẩm nghệ thuật thì càng...quá khó cho bất cứ nghệ sĩ tài ba nào.

23:49 Sunday,27.5.2012

Đăng bởi:  123

Cá nhân tôi thấy bạn Hiếu trả lời rất khúc triết và gọn gàng dễ hiễu. Tác phẩm Pháp Giới của Hiếu cũng rất đơn giản và khúc triết dễ hiểu. Có thể vì thế mà tôi thấy nó có tính minh họa nhiều nên xem chưa được thích lắm. Tôi nghĩ có thể cá nhân bạn Kit Kat xem không hiểu lắm, tuy nhiên tôi thấy cách bình luận của bạn hơi xúc phạm. Mặc dù bạn Kit Kat cũng là người hiểu Phật nhưng Đọc bài viết của hai bạn tôi thấy bạn có nhiều định kiến về họa sĩ trẻ. Dầu sao trong thời đại này cứ có thêm một nguời quan tâm tới Phật đã là đáng quí lắm rồi!

22:18 Sunday,27.5.2012

Đăng bởi:  Kit

Cảm ơn Phạm Quang Hiếu đã viết cmt trả lời thấu đáo. Tuy nhiên mình thấy có nhiều mâu thuẫn trong lời bạn.
Ai cũng biết đọc kinh Phật là đọc câu trả lời, không phải là đọc câu hỏi nữa. Hiểu được câu trả lời ấy hay không lại là việc khác.
Có hai trường hợp:
1. Trường hợp 1: Nếu bạn nêu câu hỏi: "Bản chất thật của các sự vật, hiện tượng là gì?… Liệu đằng sau, hay ở bên trong những đám mây đa sắc của hiện tượng có tồn tại một sự thật chung nào không? Hay chẳng có sự thật nào cả?" như một câu hỏi, thì rõ ràng, bạn đọc câu trả lời của Hoa Nghiêm rồi mà vẫn không hiểu câu trả lời ấy.
2. Trường hợp 2: Bạn nêu câu hỏi ấy như một tiền đề, rồi tác phẩm là một lời giải đáp. Thì thưa bạn, xem tác phẩm của bạn, nếu không được bạn giải thích hôm nay thì sẽ chẳng ai hiểu gì cả. Thế có phải là "lòe" người khác không?
Kinh Phật đã khó hiểu rồi, đừng việc gì làm nó khó khăn thêm, lại phủ thêm màn bí hiểm của chính bản thân làm mọi thứ thêm u u minh minh, tội nghiệp anh em đồng nghiệp vừa không hiểu vừa không dám nói.
Nếu bất khả diễn ngôn, cớ sao lại viết một bài giải thích dài đến vậy hả bạn? :-)
Tóm lại, mình chỉ mong bạn, nếu là người yêu đạo Phật và mong muốn mọi người cùng hiểu, thì hãy theo gương đức Phật, làm những gì mà bạn muốn mọi người hiểu, chứ không phải làm những thứ cho mọi người thấy là BẠN hiểu, còn người ta hiểu hay không thì mặc (đúng như bạn nói ở cuối lời giới thiệu CDEF nhé).

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả