Khác

A long, long way to march

          Long March Project (Đại Trường Chinh Dự án) là một dự án nghệ thuật ra đời năm 2002, khi ấy nhằm mục đích lần lại con đường lịch sử của cuộc Đại Trường Chinh bên Trung Quốc những năm 34 – 36. Các nghệ sĩ tham gia dự án đi […]

Ý kiến - Thảo luận

2:34 Sunday,27.3.2011

Đăng bởi:  cuong tom tep

Con đường nhiều thử thách, khó khăn đòi hỏi -thử thách bản lĩnh của mỗi cá nhân (với tư cách là một con người, và sau đó là một nghệ sĩ) là "con đường" đi Hoàng Sa-Trường Sa, nhưng đã bị khước từ một cách thật "hay ho"

10:27 Saturday,3.7.2010

Đăng bởi:  Claire Nguyễn

Hic hic anh Trần Lương ơi, không hiểu lúc đánh răng rửa mouth (đọc là mao) trước Thiên An Môn không biết anh có tự cho mình là một phần không thể tách rời của Đại Trường Chinh không nhỉ?

18:34 Friday,2.7.2010

Đăng bởi:  HN

Ý cuối cùng của Lu Jie ko phải là như SOI viết SOI ạ.

Bác ý nói rất cảm động. Nói rằng có 5 loại đường HCM (đường bộ, xăng dầu (nhiên liệu), đường biển, đường không, đường tiền tệ). Vậy thì giờ đây, chúng ta sẽ hướng tới và xây nên một con đường khác: Con đường lòng người (tôi dịch thế, còn bác nói là "human trail")

16:20 Friday,2.7.2010

Đăng bởi:  admin

Sửa rồi bạn Linh ơi! Cảm ơn bạn. Đây là lỗi trầm trọng của chính Soi (bên Soi không có cô cậu đánh máy nào nên không đổ lỗi được).

16:14 Friday,2.7.2010

Đăng bởi:  tran trong linh

Nhờ các bạn sửa và đính chính lại phần tên nghệ sỹ Đào Châu Hải.
Ông là Điêu Khắc Gia - Nhà Điêu Khắc. Cảm ơn.

6:48 Friday,2.7.2010

Đăng bởi:  admin

Bạn Thông, đúng là hôm ấy SOI không ghi kịp và không nhớ hết. Có gì các bạn bổ sung thêm với. À, SOI nghĩ họa sĩ Hoàng Lập Ngôn mới là người làm xe bò chất vợ con lên chứ không phải nhà thơ Bùi Giáng. Đúng không nhỉ?

0:31 Friday,2.7.2010

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Khi bàn bạc về một khoảng "lưu không" giữa nghệ thuật chính thống và không chính thống, tôi thấy xu hướng tạo vỏ bọc (theo từ mà anh Như Huy dùng là "ngụy trang") là một xu hướng đang được nhiều nghệ sĩ sử dụng. Tạo cho tác phẩm có nhiều lớp ý nghĩa là một điều rất thú vị. Tuy nhiên tôi thấy cách làm "ngụy trang" lâu về dài sẽ không ổn vì nghệ sĩ sẽ khó tìm thấy cái cực đoan của mình, mặt khác lại tạo đà cho các tác phẩm lập lờ đánh lận con đen có cơ hội phát triển. Tôi rất thích ý kiến (mà SOI không ghi lại) của anh Lê Trần Hậu Anh khi anh nói rằng chúng ta nên tìm ra một phương thức để xóa nhòa (không biết tôi nhớ từ có đúng không) hai dòng nghệ thuật chính thống và không chính thống. Cá nhân tôi chợt tự hỏi: Liệu điều này có khả thi không?

0:23 Friday,2.7.2010

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Tôi cũng không đồng ý với nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên ở việc ông quy "bốn loại tác phẩm: được triển lãm, có thể triển lãm, không được triển lãm, không muốn triển lãm, tương ứng với bốn thái độ: thích nghi, thỏa hiệp, cự tuyệt và phá phách". Nhớ về "tác phẩm" performance đầu tiên của Việt Nam với nhà thơ Bùi Giáng kiếm xe bò, dắt díu vợ con đi dọc Bắc Nam, hay performance của 2 nghệ sĩ đi từ hai đầu của Vạn Lý Trường Thành để họ gặp nhau ở đoạn giữa (nôm na là như thế), đấy là những tác phẩm làm ra không phải để triển lãm (những nghệ sĩ này thực hành nghệ thuật chỉ để thay đổi chính mình) và không mang tính "Phá phách" chút nào.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả