Soi học

Bài học Chủ nhật: Thần tiên cũng có "Olympia's Got Talent"

  Như đã hứa ở tuần trước, tuần này xin kể với mọi người tích Apollo và Pan so tài âm nhạc. Đây là một tích vui, thú vị, với nhiều tranh ảnh để ngắm nghía. Nhưng trước khi vô thẳng chủ đề so tài, hãy lùi thời gian về thêm chút nữa và học […]

Ý kiến - Thảo luận

14:18 Thursday,21.3.2013

Đăng bởi:  dilettant

À từ đây có một tích là người ta hễ có bí mật gì là phải truyền đi (không thể sống để dạ, chết mang đi như ở các nước phong kiến toàn tập đến bây giờ...) - có thần dân đào hố thì thào: vua Mi đát có đôi tai dê, sau cái cây lớn lên cứ "hát câu này" lộ hết bem. Dilettant đọc tâm lý học thấy nói con người nhận thông tin gì bí mật là có nhu cầu phát đi ngay, càng thâm cung, nhu cầu phát càng lớn, không cưỡng được.
Ảnh dưới cùng thấy Pha Lê chú là "tiên nữ" với một Satyr... Bàn tay của Satyr cho thấy vị thần rừng này không xứng được giấy mởi đến dự công cua về nghệ thuật. Ai lại thiếu tập trung thế, ông này chắc thuộc diện tai trâu - đi hát ca ra ô kê mỏi tay. Chắc là bố thần dâm (satyr) này cứ đến bừa, bất chấp danh sách đại biểu đã được trên duyệt kỹ.

15:14 Sunday,1.7.2012

Đăng bởi:  admin

Grammar Nazi ơi, cảm ơn bạn, Soi sửa lại tít bài và cả trong bài rồi :-)

14:44 Sunday,1.7.2012

Đăng bởi:  Grammar Nazi

Soi không cần đăng comment này đâu ạ. Em chỉ xin góp ý bé tẹo về cái tít thôi, theo đúng ngữ pháp thì phải là Olympia's got talent, có dấu phẩy trên và chữ s mới đúng bộ. Hy vọng Soi thêm vào cho mọi người khỏi ném đá. :D

12:09 Sunday,1.7.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Bài học kì này:

1. Các thần tuy nhiều phép nhưng hiếu-thắng chẳng thua thiếu nhi.

CHứ-còn-zì-nữa (hi chú Đăng), đấy thây, làng em đấy, các bạn đi thi cuộc đua "trèo lên ngọn núi ô-lanh-pía" ai thua cũng cố gắng vui vẻ (thật bụng chắc không?)mếu-máo nói: "chúng em đi thi nói chung là để học-hỏi-zao-lưu là chính"...

Bình-tĩnh ghê gớm !

2. Các thần (tượng) được zân tôn sùng (có khi họ zả vờ tôn sùng thôi, để nịnh ? để lấy-lòng?) thì lại ngộ nhận mình zỏi-zang-sáng-láng hóa ngang ngạnh. Rồi lúc có ai chê là uất, là thù zai, là đấu-tố lên-bờ-xuống-ruộng.

Ông em kể ngày xưa có nhà thơ làng ta kiêm trưởng ban lãnh đạo văn sĩ làng bị một số đồng chí văn nghệ làng phê là thơ-lãnh-đạo sặc mùi hò-vè, thế là các đồng chí nghệ sĩ của ông em zám-phê-thơ-lãnh-đạo bị chỉnh huấn thôi zồi đến thân bại zanh liệt.

Thần-phiệt ghê gớm !

3. Làng ta chả biết từ bao zờ còn thuộc sử thi Hi-La làu làu hơn cả chị Pha-Lê nhà em bi zờ, thế nên đến 1 cuộc thi tài cho thiếu nhi làng ta mà cũng chả lấy tên đồi núi quê ta mà đặt cho nó thân thương, tỉ zụ:

- "trèo lên trái núi Thiên-Thai"
- "đường lên đỉnh Tam-Đảo"
- "Vượt Phăng-xi-phăng"
- "quyết chiếm núi Nùng"...

phân vân và phân vân...

nói chung quê ta thiếu chi núi non cao vòi vọi chói lọi chiến công để đặt tên cho các cuộc tranh zải...

ai đời lại đoạt lấy tên 1 ngọn đồi lạ-hoắc-xì-zầu ở tận bển...???

Hổn-hển ghê gớm !

9:02 Sunday,1.7.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

1 – Cuộc thi giữa Apollo và Pan có một điều kiện: Kẻ thắng có quyền xử lý kẻ thua thế nào tùy ý. Vì thế, để trừng trị thói kiêu ngạo của Pan, sau cuộc thi Apollo đã lột da Pan treo lên một cây thông mọc trên bờ đầm, nơi có nhiều cây sậy mà Pan đã dùng làm sáo thổi.

2 - Vua Midas từ khi có tai lừa thì xấu hổ lắm, phải đội một chiếc mũ đặc biệt để che kín đôi tai. Chuyện vua có tai lừa được liệt vào hàng "bí mật quốc gia". Kẻ nào biết mà trót dại tiết lộ là coi như đi tong. Vì thế mà ... không ai biết cả. Duy chỉ có tay thợ cạo của vua Midas là sáng nào cũng nhìn thấy tai vua mỗi khi tháo mũ để cạo râu cho vua. Anh ta không dám nói cho ai, nhưng chịu hết nổi, bèn đi ra một bãi hoang vắng ngoài thành phố, đào một cái hố, đút đầu mình vào đấy và gào lên: “Vua Midas có tai lừa! Vua Midas có tai lừa!” Sau đó anh ta lấp lỗ lại, hỉ hả ra về. Chẳng may, ít lâu sau một khóm sậy mọc lên từ cái hố đó. Mỗi khi gió thổi người ta lại nghe thấy tiếng lá sậy rì rào: “Vua Midas có tai lừa! Vua Midas có tai lừa!” Thế là tất cả thiên hạ biết.

Mới hay chẳng có gì là giấu mãi được.

3 - Cuộc thi giữa Apollo và Pan có lẽ là cuộc thi âm nhạc đầu tiên trong lịch sử, và đã lập tức dính xì-căng-đan với vụ Apollo biến tai Midas thành tai lừa. Ngạn ngữ Á Đông có câu “Đem đàn gẩy tai trâu”, có vẻ rất gần với tích này. Rồi Apollo lại lột da Pan, xem ra hơi tàn nhẫn và không được quân tử cho lắm.

Tích thi hội hoạ dưới đây xảy ra giữa người với người xem ra cao thượng hơn.

Trong cuốn “Lịch sử tự nhiên”, Pliny (Cha) (23 – 79) có thuật lại cuộc thi giữa Zeuxis và Parrhasius – hai hoạ sĩ nổi tiếng nhất thời Hy Lạp cổ đại – xem ai trong họ là hoạ sĩ vĩ đại nhất. Khi Zeuxis mở tấm vải che bức tranh vẽ một chùm nho của ông ra, chim bay trên trời tưởng là nho thật, bay sà xuống mổ vào tranh. Sau đó Zeuxis bảo Parrhasius mở tấm vải che tranh của mình ra cho mọi người xem. Parrhasius trả lời rằng không thể được vì tấm vải đó chính là bức tranh do Parrahasius vẽ. Zeuxis tự chấp nhận là mình thua và nói: “Ta đã đánh lừa được chim, nhưng Parrhasius còn đánh lừa được cả ta!

Tiếc rằng không còn tác phẩm nào của hai danh họa này sống sót tới ngày nay.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả