Nghệ sĩ thế giới

Về bức bích họa Beethoven’s frieze của Gustav Klimt

(Đây là cmt của anh Nguyễn Đình  Đăng cho bài Gustav Klimt… đến Hà Nội. Soi xin phép được đưa lên thành bài cho bạn đọc có thêm thông tin. Cảm ơn anh Nguyễn Đình  Đăng.)   Mùa hè năm 1978, khi còn là sinh viên năm thứ hai tại Đại học Moscow, tôi có […]

Ý kiến - Thảo luận

23:21 Sunday,17.6.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Đính chính:

"Đệ cửu" (弟九) tức "Thứ 9" mới là tên thông thường người Nhật gọi tắt giao hưởng số 9 của Beethoven (Tiếng Nhật phát âm là "đai-kư").

15:45 Sunday,17.6.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@ Em-có-ý-kiến:

Trong Đại Chiến I, Nhật đánh Đức tại Trung Quốc và Thái Bình Dương.

Trước Đại Chiến I, Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông) là thuộc địa của Đức tại Trung Quốc. Ngày 15/8/1914 Nhật gửi tối hậu thư, bắt Đức nộp Giao Châu (thuộc Thanh Đảo) trong 8 ngày. Đức không trả lời. Đúng 8 ngày sau Nhật tuyên chiến với Đức, chiếm Giao Châu, và các hòn đảo thuộc địa của Đế quốc Đức tại Thái Bình Dương. Ngày 11/11/1914, Nhật chiếm toàn bộ Thanh Đảo. Tù binh Đức bị Nhật bắt, dĩ nhiên là bị đưa về Nhật.

14:12 Sunday,17.6.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Cám ơn chú Đăng với 2 mẩu chuyện thú vị.

1. Họa-sĩ-TÂY xưa ra đến phòng tranh còn miệt mài làm việc.

Ác-liệt ghê gớm.

Làng-TA: họa sĩ khi bày tranh ở gallery mà bị chê thế nào cũng tóm lấy 1 thằng-khách-quan (chứ-còn gì nữa :)) để trút họa: "tao đã bảo rồi, lão XYZ chủ gallery keo-kiệt cấm có cho rọi thêm đèn đuốc nên ánh sáng khắm-khú thế kia thì tranh pháo không xấu đi mới-là-lạ!"

Vỡ-zạ ghê gớm!

2. Nhựt-bổn cất công đánh ĐỨc, lại còn mất tốn phí để cửu-vạn các tù binh ĐỨc về tận nước Nhựt xa xôi?

Lí zo?

Chắc hẳn các cụ cố Nhựt-bổn xưa cao-kiến đã biết rằng thế nào các cỗ-xe-tăng Đức cư trú ở đất Phù-tang sẽ gây ra những cơn chấn-động (nhỏ/to?) trong zân chúng và thể nào chẳng có ích lợi ít/nhiều chưa kể may ra có khi zuyên số đưa đẩy lại có được 1 lực lượng nhi đồng thông đồng 2 nguồn zen Âu-Á thì quá tốt cho nòi zống Á Đông?

Trông-xa ghê gớm

13:51 Sunday,17.6.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Hi Em-có-ý-kiến,

1) Vì ánh sáng trong studio và ánh sáng trong phòng triển lãm thường khá khác nhau, nên bức tranh khi bày ra phòng triển lãm nhiều khi có màu sắc trông khác trong studio. Có những chi tiết trong bố cục trông "được" trong studio, nhưng khi bày ra phòng triển lãm thì tác giả lại thấy cần phải sửa lại. William Turner là hoạ sĩ thường dùng buổi vernissage làm dịp để sửa lại bức tranh. Có bức được ông hầu như vẽ lại toàn bộ ngay tại vernissage.

2) Giao hưởng số 9 và Nhật Bản

Giao hưởng số 9 của Beethoven được đặc biệt ưa chuộng ở Nhật Bản. Người Nhật gọi giao hưởng này là "Đại Cửu" (số 9 vĩ đại). Nhật Bản có truyền thống chơi giao hưởng này vào dịp cuối năm. Vào tháng 12 số buổi trình diễn "Đại Cửu"trên toàn nước Nhật có khi lên tới cỡ hàng trăm. Người Nhật coi trình diễn "Đại Cửu" của Beethoven như một nghi lễ tôn giáo để đón năm mới. Nhiều người khóc khi được nghe Đại Cửu trong phòng hoà nhạc.

Đại Cửu được các tù binh Đức du nhập vào nước Nhật trong Đại chiến I. Khi đó, Nhật đứng về phe Đồng minh (Entente) chống lại Đức, Áo-Hung, Đế quốc Ottoman và Bulgaria. Ngày 23/8/1914, Nhật Bản, dựa vào hiệp ước ký kết với Anh, đã tuyên chiến với Đức. Sau 2 tháng giao tranh, 3,900 tù binh Đức đã bị bắt và gửi về giam tại 6 trại tù ở Nhật. Trong đó nổi tiếng nhất là trại tù Bando ở Naruto, thuộc tỉnh Tokushima, giam 1000 tù binh Đức.

Tuy Nhật coi Đức là kẻ thù trong Đại chiến I, họ rất kính trọng và phục người Đức bởi lịch sử và văn hoá của dân tộc Đức mà người Nhật đã học tập rất nhiều. Vì thế các tù binh Đức được đối xử rất tử tế. Họ được chăn nuôi gia cầm trong trại tù, mở tiệm làm bánh mì, đọc sách báo, chơi thể thao, xuất bản tờ báo riêng của tù nhân(!) Các đội kịch và dàn nhạc của tù nhân được thành lập. Nhạc cụ được Nhật Bản cung cấp. Tù binh Đức được tự do diễn kịch Shakespeare, Goethe, Lessing, Schiller, và tấu hài. Giám đốc trại tù T. Matsue còn cho phép các tù binh Đức giao lưu với dân địa phương trong các cuộc đi dã ngoại. Nhờ đó các tù binh Đức đã có dịp dạy dân địa phương cách làm bánh mì, pho-mát, đá bóng, và chơi thể dục thể thao. Dân địa phương gọi các tù binh Đức là các "Doitsu-san" (các ngài Đức).

Trại tù Bando có một dàn nhạc giao hưởng, một dàn kèn đồng, một dàn nhạc thính phòng, và một dàn mandoline của tù nhân. Từ 1917 tới 1920, các dàn nhạc cuả tù binh Đức trại Bando đã trình diễn 100 buổi trong và ngoài nhà tù.

Đêm 1/6/1918, khi phòng tuyến cuối cùng của Đức trên mặt trân phía Tây thất thủ, và chiến thắng nghiêng về phe Đồng Minh, dàn nhạc giao hưởng các tù binh Đức tại trại Bando đã trình diễn giao hưởng số 9 của Beethoven, mà trước đó người Nhật chưa từng được nghe.

Sau khi trại Bando đóng cửa năm 1920, các tù binh Đức được thả, và hồi hương, 63 người Đức đã chọn ở lại nước Nhật.

Trong Đại chiến II, Nhật đứng về phe Đức Quốc Xã. Chính phủ quân phiệt Nhật lại có dịp dùng Đại Cửu để kích động tinh thần dân tộc của người Nhật.

Tháng 12 năm 2011 nhạc trưởng Yutaka Sado (sinh 1961) đã chỉ huy dàn giao hưởng vĩ đại (gôm dàn nhạc Suntory 10000 và dàn nhạc Sendai Philharmonic) với sự tham gia của 1 vạn ca sĩ để trình diễn Đại Cửu tại Osaka trong dịp kỷ niệm các nạn nhân của trận động đất và sóng thần 11/3/2011.

Xem tại trích đoạn tại
http://www.youtube.com/watch?v=paH0V6JLxSI
(Trích đoạn YouTube này đã có 1 triệu 792 ngàn 623 lượt người xem.)

11:43 Sunday,17.6.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Cám ơn chú Đăng.

Đọc bài trả lời của chú, chúng cháu cảm nhận được sự đồng cảm sâu sắc của người nghệ sĩ Việt với âm nhạc và hội họa Tây phương.

CỤ Cờ-lim thì chúng cháu cũng tọ-tọe biết tí-ti, nhưng về nhạc cụ Bít thì quả là chúng cháu (và làng-TA) hơi bị tậm-tịt. May quá, bi zờ chúng cháu được hiểu thêm về bản symphony số 9 và cái tranh Ziềm-tường (hi chú Tùng) của cụ Cờ-lim nằm-im bí-mật trong trụ-sở tổ chức Ly-khai (1 tổ chức chắc cũng bị Hội-nghệ-sĩ Áo hồi-nớ liệt hàng phản-động-nặng, chú Đăng nhỉ?).

Nhân chuyện chú Đăng kể về cái bữa "Vernissage": "...nghĩa đen là "phủ dầu bóng"...Sau này ... là buổi trước buổi khai mạc chính thức. Hoạ sĩ thường mời một số bạn bè, các phê bình gia, bảo trợ và sưu tầm tranh quen biết tới, vừa ngắm tranh, vừa dùng tiệc nhẹ (canapés và rượu vang)..." cháu lại nhớ bố cháu kể những buổi như-rứa người làng-TA bảo là buổi "bôi-trơn" Hội-đồng, chú ạ. Quái lạ nhỉ, cái tên cũng hơi gần nghĩa dầu/bóng/nhẫy/trơn, có nghĩa rằng thì là khi các chú/bác/bố cháu treo xong tranh lên tường, mần đúng bản-xin-cấp-phép và xin-hứa chấp hành nhá) vẫn chưa hết đau-tim/chim vì có khi đến hôm khai-chương có đồng chí lãnh-hội nào "ngứa-tiết" phán phát: "hình-như cái tranh nì có vẻ hí-họa về anh A/B/C..." thế là zỡ tranh xuống khẩn chương, thế là có khi đi-tong cá cái chiển-lãm như chơi, chú ạ.

Kì-lạ ghê gớm !

8:45 Sunday,17.6.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Để các bạn tiện theo dõi, tôi vừa gộp bài chủ với phần trả lời câu hỏi của Em-có-ý-kiến về Klimt và giao hưởng số 9 của Beethoven thành một bài nhan đề "Gustav Klimt và Ludwig van Beethoven" tại
http://nguyendinhdang.wordpress.com/

Nhân đây tôi cảm ơn Em-có-ý-kiến và Phó Đức Tùng vì đã đặt những câu hỏi hay.

SOI có thể update lại bài chủ bằng bài tôi vừa sửa tại đường link nói trên. Như thế bạn đọc có thế đọc bài đó thẳng trên SOI. Trân trọng cảm ơn.

21:45 Saturday,16.6.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Em-có-ý-kiến:

Khi vẽ bức bích hoạ Beethoven's Frieze, Klimt đã lấy cảm hứng từ 3 chủ đề: 1) đau khổ, 2) chướng ngại, và 3) khải hoàn chiến thắng, trong Giao hưởng số 9 của Beethoven. Chương kết (chương 4) của giao hưởng này được coi là một giao hưởng nằm trong giao hưởng. Chương 4 bắt đầu bằng điểm lại 3 chương đầu sau đó chuyển sang phần chính là Ode to Joy (Ngợi ca niềm sung sướng). Bức bích hoạ của Klimt cũng có cấu trúc tương tự chương 4 giao hưởng số 9 của Beethoven: những hình người bay vượt qua hai phần đầu, để bay tới cao trào là phần 3 của bức bích hoạ - Ngợi ca niềm vui sướng. Song mọi hình tượng và câu chuyện là sáng tạo của Klimt. Đặc biệt tinh thần của bức bích hoạ cũng khác.

Bức bích họa gồm 3 phần, như một câu chuyện về sức mạnh của Nghệ Thuật chiến thắng Tai Ương:

1) "Khát khao Hạnh phúc" (Yearning for Happiness),
http://www.nicerpainting.com/images/KLMT5.jpg
vẽ nhân loại đau khổ đang cầu khẩn một người hùng cứu tinh (Hiệp Sĩ cầm gươm) chiến đấu cho hạnh phúc nhân loại. Có những suy diễn cho rằng mặt của Hiệp Sĩ chống gươm (Xem hình to tại http://suitesculturelles.files.wordpress.com/2011/07/klimt-knight-in-shining-armour.jpg )
là chân dung Beethoven, hoặc Gustave Mahler (1860 – 1911). Song suy diễn cho đó chính là chân dung tự hoạ của Klimt – người kiên định con đường nghệ thuật của mình, bất chấp mọi chống đối - nghe có vẻ hợ p lý hơn cả (Xem http://mahlerarchives.net/archives/ChangKlimt.pdf )

2) "Các lực lượng thù địch" (Hostile Forces)
http://www.gustav-klimt.com/images/gallery2/The-Beethoven-Frieze-The-Hostile-Powers-Left-part-detail-1902.jpg
vẽ quái vật Typhon - cha của tất cả quái vật – trông như con tinh tinh, và 3 cô con gái phù thủy Gorgon của nó cùng các hình ảnh tượng trưng cho bệnh tật, chết chóc, dục vọng, trụy lạc. Chính phần này đã khiến cho nhiều phê bình gia nổi điên, vì tinh thần của nó khác xa tình thần Beethoven. Nếu như Beethoven từ chối mọi cảm xúc nhục dục, thì, trong “Các lực lượng thù địch” của Klimt, trụy lạc, dâm dật, sa đọa hiện ra lồ lộ. Một số phê bình gia đương thời thậm chí coi Beethoven’s Frieze của Klimt là “con heo” (pornography). Một phê bình gia từ Frankfurt đã tức tối kêu lên: “Phải chăng đây là con đường Klimt đưa ta tới Beethoven? Hình ảnh tượng trưng cho dâm ô của Klimt là đỉnh điểm của nghệ thuật đồi trụy.”.

3) "Ngợi ca niềm vui sướng" (Hymn to Joy) (Tương ứng với Ode to Joy trong chương 4 Giao hưởng số 9 với lời thơ của Schiller),
http://cotolier.com/wp/wp-content/uploads/2011/10/full_kuenstechor1.jpg
Tại đây Hiệp Sĩ cởi bỏ áo giáp, nhưng không bay lên trời như Thánh Gióng quê ta, mà tìm thấy niềm an ủi trong vòng tay Người Đẹp. Nghệ Thuật đưa con người vào vương quốc của Tình Yêu, Hoan Lạc và Hạnh Phúc, trên nền dàn đồng ca như trong Ode to Joy của Beethoven.

Tại buổi vernissage (*) (14/4) của triển lãm Ly Khai lần thứ 14 (15/4 – 15/6/1902), các nghệ sĩ đã tổ chức một gala concert. Tại buổi hoà nhạc này, dàn nhạc giao hưởng Vienna đã chơi chương 4 Giao hưởng số 9 của Beethoven dưới đũa chỉ huy của nhà soạn nhạc lừng danh Gustav Mahler.

Có thể vừa xem Beethoven's Frieze của Klimt vừa thưởng thức chương 4 giao hưởng số 9 của Beethoven trên YouTube tại
http://www.youtube.com/watch?v=R1KXqTj6vYI

-----------------
Chú giải:

(*) "Vernissage" tiếng Pháp có nghĩa đen là "phủ dầu bóng". Thời xưa, trước khi cho công chúng vào xem triển lãm, hoạ sĩ có một buổi để phủ dầu bóng lên các bức tranh của mình sau khi đã treo lên tường tại phòng triển lãm. Buổi đó vì thế có tên là "Vernissage".

Sau này, vernissage là buổi trước buổi khai mạc chính thức. Hoạ sĩ thường mời một số bạn bè, các phê bình gia, bảo trợ và sưu tầm tranh quen biết tới, vừa ngắm tranh, vừa dùng tiệc nhẹ (canapés và rượu vang).

14:52 Saturday,16.6.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Chú Đăng à, cháu nghe thằng bạn zân Yết-Kiêu gửi niêu nhạc viện kể rằng thì là bức tranh tường hoành-tá-tràng Beethoven frieze của Cờ-lim lấy cảm hứng từ bản zao- hưởng số 9 của Bít-thô-ven, có đúng vậy không ạ?

Còn nữa: trên tranh này có vẽ cả cụ Bít-thô-ven nữa chớ.

Đúng vậy không hả chú?

14:27 Saturday,16.6.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@ Phó Đức Tùng:

Trong tiếng Pháp, "front" là cái trán (partie du visage qui est au-dessus des yeux), vì thế dịch "fronton" là "trán tường" là đúng.

Từ điển Merriam-Webster có giải thích vì sao tiếng Anh lại gọi "trán tường" (fronton) là "pediment". Tôi diễn giải lại dưới đây.

Pyramid là hình chóp gồm đáy là đa giác (ví dụ tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, ngũ giác, lục giác, v.v.), các mặt bên là các hình tam giác mà đáy là cạnh của đa giác đáy, còn đỉnh dính với nhau thành chóp của pyramid. Ví dụ Kim tự tháp Ai Cập là pyramid.

Trán tường trong kiến trúc cổ điển có hình tam giác từa tựa pyramid. Vì thế mà người Anh gọi trán tường là "periment"(cách phát âm sai từ "pyramid"), sau đó "periment" được đọc chại thành "pediment" (phát âm: pe-đơ-mơnt).

@Em-có-ý-kiến:

Tôi cho rằng có thể dịch "frieze" là "diềm mũ cột" vì frieze là phần đường diềm ở giữa (4) của entablature (mũ cột) (1) trong hình "Kiến trúc cột kiểu Ionic" của bài chủ. Còn bên trong nội thất, có thể dịch "frieze" là "diềm tường".

Như vậy: "Beethoven's Frieze" = "Diềm tường Beethoven".

13:24 Saturday,16.6.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

anh Đăng,
Chữ fronton thì có thể dễ hiểu, vì có xuất phát từ mặt. Nhưng còn chữ pediment thì không biết giải thích thế nào. Pediment có gốc từ chân, nghĩa chính cũng là những chân núi hình chóp, tạo thành do sói mòn phần đỉnh. Ngoài hình thức tam giác ra, không hiểu tại sao lại dùng chữ pediment, anh có giải thích được không?
Tiếng Việt thì gọi những đầu hồi tam giác là "khu đĩ", và do đó cho là bất lịch sự khi quay nó ra mặt tiền.

12:40 Saturday,16.6.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Zạ, cám ơn chú Đăng ạ.

Thế thì nên phiên frieze là "mí tường" chăng?

Tìm được từ Việt cho đích đáng với từ Tây cũng ban-căng, chú nhỉ.

22:28 Friday,15.6.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Em-có-ý-kiến:

"Trán tường"tiếng Pháp gọi là "fronton", tiếng Anh là "pediment".

Trong kiến trúc cổ điển, trán tường là phần hình tam giác dưới mái và ở phía trên frieze.

Trong hình tại
http://en.wikipedia.org/wiki/File:Pediment.jpg
trán tường là khoảng hình tam giác duới mái, được trang trí bằng nhiều bức tuợng. Còn frieze là khoảng tường chạy dài ngay phía dưới. Cái băng phía dưới frieze, được ngăn cách với frieze bằng một gờ nổi, và nằm trên hàng cột, có tên là architrave.

Từ điển vdict.com và http://vi.wiktionary.org/wiki/frieze dịch "frieze" là "trụ ngạch" (kiến trúc). Tôi thấy tối nghĩa. Còn "architrave" được dịch thành "acsitrap" - tức là dịch mà như chưa dịch.

19:36 Friday,15.6.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Chú Đăng à, Frieze có tạm zịch-nôm là "trán tường" được không ạ?

15:42 Friday,15.6.2012

Đăng bởi:  nguyen xuan thanh

Xin cảm ơn Họa sĩ Nguyễn Đình Đăng đã nghiên cứu kỹ lưỡng và chia sẻ thông tin này qua Soi.

nxt.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả