Gẫm & Bình

Xem tranh của Nguyễn Đình Đăng: Cần thứ gì đó cao hơn lý trí và kỹ thuật

SOI: Đây là cmt cho bài Tranh mới: REFLECTION, bàn về bức tranh mới của họa sĩ Nguyễn Đình Đăng. Rất cảm ơn anh Đăng và bạn Mạnh Hà, bằng chia sẻ tác phẩm mới, phân tích tác phẩm, và tranh luận quanh tác phẩm, sẽ giúp cho trang Soi được “chuyên môn” hơn.   Tôi vốn có thói quen […]

Ý kiến - Thảo luận

23:54 Thursday,25.6.2015

Đăng bởi:  Huỳnh Bảo Trung

Thắp nến lên, ánh sáng sẽ giúp ta nhận ra những u tối bao quanh; và nhìn lại chính mình vẫn trong vòng lẩn quẩn đó.

23:44 Saturday,5.4.2014

Đăng bởi:  Lò văn Tôm

@ Tranh chợ:
Còm cuối cùng của bác chuẩn men!

19:55 Saturday,5.4.2014

Đăng bởi:  tranh chợ

Bác Xanh Sanh nói đúng: “cái đẹp là một khái niệm chủ quan” điều đó quá đúng với người thưởng ngoạn, trước tác phẩm cảm thấy đẹp (hay, độc đáo) hay không là đặc quyền của họ, tất nhiên nó tùy thuộc vào gu thẩm mỹ, trình độ nhận thức của từng cá nhân. Đúng như họa sỹ Nguyễn Đình Đăng đã trích dẫn: không có nền nghệ thuật cho toàn dân.

Tôi thấy tranh của Trần Trung Tín, Nguyễn Tư Nghiêm là đẹp, hay, độc đáo dù chưa bao giờ được nghe họa sĩ phát ngôn gì. Tôi thấy tranh họa sĩ Thành chương, Lê Thiết Cương là chưa đẹp, chưa hay, chưa độc đáo, dù đã nghe các họa sĩ nói nhiều về tranh mình. các phương tiên thông tin ca ngợi hết lời. Vậy quyền cảm nhận đẹp-xấu là quyền tự do tối thiểu của từng cá nhân người thưởng ngoạn.

Tuy tôi chưa thích tranh của họa sỹ Nguyễn Đình Đăng, nhưng tôi vẫn rất vui vì có nhiều người yêu mến tranh anh. Trong tôi anh vẫn là người đáng kính, hy vọng một ngày hoặc là tôi phải học hỏi nhiều hơn nữa để thấy được cái đẹp trong tranh anh, hoặc là anh có bước đột phá để làm mê hoặc tôi. Điều kỳ diệu trong cuộc sống là mọi sự có thể xảy ra…

13:54 Saturday,5.4.2014

Đăng bởi:  Xanh Sanh

@Bác Tranh Chợ. Bài viết của bác rất hay. Nhất là đoạn bác cho rằng: “ …thông thường khi thưởng thức hội họa.điêu khắc ta cảm nhận tác phẩm đẹp hay xấu ngay cái giây phút đầu tiên mà không cần phải biết tác giã vẽ gì, muốn nói gì. Đó là yếu tố quyết định thành công của tác phẩm, những yếu tố khác chỉ bổ túc thêm cho tác phẩm mà thôi.“.

Em đồng ý với bác rằng những tác phẩm gây được sự hứng thú, làm cho ”người xem” thấy “Đẹp” ngay từ lần đầu tiên người xem ”nhìn thấy” mà không cần biết tác phẩm đề cập đến cái gì là một sự “thành công” – Nhưng theo em sự thành công này chỉ là ”nhất thời” như một cô gái có ngoại hình đẹp và sau thời gian tiếp xúc thì ”Cái nết không đánh chết được cái đẹp” thì chẳng phải bác sẽ thấy cô ấy không còn đẹp như lúc ban đầu nữa? Ở đây, ta sẽ quay lại tương quan giữa khái niệm về Cái Đẹp và Cá Nhân với Emanuel Kant và Lev Tolstoy:

Lev Tolstoy: “
Cái Đẹp là một khái niệm chủ quan, vì thế không thể dùng cái Đẹp như một tiêu chuẩn khách quan để định ra cái gì là nghệ thuật, cái gì không phải là nghệ thuật“

Emanuel Kant
: “Vẻ đẹp không nằm trên đôi má hồng của cô thiếu nữ mà nằm trong ánh mắt của kẻ si tình”.

Ở đây ta  thấy sự tương quan qua lại giữa “chủ thể tác phẩm”và đối tượng “thưởng thức tác phẩm “. Hai cái này xoay quanh nhau như một vòng tròn Âm- Dương? Với một thời gian nhất định anh ở góc này anh thấy nó Âm, với thời gian khác-anh ở góc khác – anh thấy nó Dương? Vấn đề đặt ra ở đây là: Mọi sự luôn “Dịch” và có mối liên hệ nhất định với nhau. Trong trường hợp nào thì cái nào sẽ là cái quyết định – “Dương” hơn? Vì thế ta cần đặt tất cả những thứ cần nói đến trong một trường họp cụ thể, rõ ràng đến mức hết sức có thể thì mọi sự mới bớt mập mờ chăng?

Và em nghĩ là thời gian không phải chỉ là câu trả lời cho mọi hành động mà còn là câu trả lời cho Tất cả và không cho gì cả. Một điều cũng khá rõ ràng là ở Việt Nam, có nhiều người vẽ và xưng danh vẽ, nhưng ít ai có thể vẽ được và nói được như anh Nguyễn Đình Đăng. Và chắc vài trăm năm hay vài thế kỷ sau, con cháu chúng ta hoặc người ngoài hành tinh đến Việt Nam nghe nói nhiều họa sĩ giỏi lắm, tranh Đẹp lắm, mà chỉ thấy một vài bức tranh của anh Nguyễn Đình Đăng sót lại bên cạnh những bức nứt nẻ, vàng ố, rách nát, phai tàn…

23:30 Friday,4.4.2014

Đăng bởi:  tranh chợ

Thưởng thức nghệ thuật là một quá trình, luyện xem cũng như luyện võ. (cần năng khiếu và thời gian) càng xem, càng luyện càng thâm hậu. về phía người nghệ sĩ cũng vậy, ngoài năng khiếu trời cho (kể cả thiên tài)đều phải nỗ lực cho nghệ thuật của mình.có những tác phẩm theo cách thể hiện đơn giản, khái quát. kiểu khác lại phức tạp, tỉ mẩn.. nhưng các nghệ sĩ đều có cách dụng công của mình. xin chưa nói đến các môn nghệ thuật thị giác sau này (trình diễn, video art..) thông thường khi thưởng thức hội họa.điêu khắc ta cảm nhận tác phẩm đẹp hay xấu ngay cái giây phút đầu tiên mà không cần phải biết tác giã vẽ gì, muốn nói gì? đó là yếu tố quyết định thành công của tác phẩm, những yếu tố khác chỉ bổ túc thêm cho tp mà thôi.
về họa sĩ Nguyễn Đình Đăng, theo thiển cận của tôi, những gì anh nghiên cứu, viết lách thể hiện được anh là một trí thức uyên thâm, đa năng,khỏi bàn cải.tôi rất khâm phục, nhưng hội họa của anh chưa làm tôi cảm thấy rung động. tranh anh chưa nói chuyện ảnh hưởng quá lớn bởi S.Dali. tranh  luôn cho thấy cái dụng công. chỉnh chu,  nhân vật chuẩn hình họa nhưng chưa tải được cái thần cốt,cấu trúc bên trong. tranh vẽ màu mà không có sắc, đục, lì, chưa phát sáng.xem các chi tiết tranh càng làm rõ các yếu điểm của họa sĩ. đó là xét khách quan trên bình diện nghệ thuật chuyên nghiệp. chứ trong bối cảnh nghệ thuât việt nam ” ĐƯƠNG DẠI ” thì có lẽ anh cũng là ngọn cờ đầu cho nhiều họa sĩ noi theo

21:51 Saturday,22.3.2014

Đăng bởi:  Xanh Sanh

@ Bác Trân Trọng Viết.
Mỹ thuật là Mỹ thuật, chẳng có gì thay thế được nó trừ khi tự thân nó đạt đến giới hạn và chuyển sang dạng khác như Nguyên lý âm dương hay quy luật lượng - chất vậy.
"Ma thuật" là "ma thuật", chẳng có từ ngữ nào gọi " ma thuật " tốt hơn từ " ma thuật " cả, bản thân ngôn ngữ chỉ là kinh nghiệm để truyền đạt với nhau mặc dù nó hạn chế vì tư duy gữa bên "truyền" và bên nhận, " lập lờ đánh lận con đen" như bác chỉ làm cho tình hình Ukraine thêm rối loạn mà thôi. Cũng có nhiều cách phân loại theo thời gian, kỹ thuật, trường phái... Cũng có người cho là có hai dòng tranh là "Duy Trí " - Đề cao những vấn đề của " Lí trí " và " Duy Mỹ " -  Đề cao cái gì gọi là " Mỹ "? -  thường liên quan đến " nội giới " bên trong như những cảm xúc? Nhưng bản thân các khái niệm " Duy Trí  " và " Duy Mỹ " đều là các khái niệm được tiến triển và hoàn thiện dần, vả chăng, trong một bức tranh, giữa cái gọi là " TRÍ " và "MỸ" đều không rõ ràng hoặc hòa trộn một cách khó phân biệt. Người xem và người vẽ, đều là " người " không được chọn sinh ra hay không nhưng có thể được chọn " vẽ không?", " xem không ?".
Biết đâu đấy một lúc nào cần biết về nguồn gốc chữ Quốc Ngữ bác lại thích xem tranh bác Đăng. Ngay cả cái bác đang gọi là "Thực" và "Tuyệt đẹp" ấy, nó là cái gì? nó có giống với cái "Thực" và cái "Đẹp" của ai không? Liệu nó có giống việc bác không thích tranh bác Đăng và em thì rất thích không nhỉ ?
Liệu " Ngữ pháp không thể làm vướng chân một nhà văn tài năng " có thể giống việc bác và em thảo luận trên Soi không nhỉ?
  

19:57 Friday,21.3.2014

Đăng bởi:  Trân Trọng Viết

Mỹ thuật là ma thuật, nó chỉ có thể cảm nhận mà không thể phân tích. Tôi quả thực không hề thích thú với tranh của họa sỹ Đăng. Một vài ý tứ cộng với sự cố công, xem ra thật mệt mỏi.

Tôi có nhớ một họa sỹ cũng vẽ thực nhưng tuyệt đẹp (tất nhiên chỉ một vài tác phẩm) là họa sỹ Trần Việt Phú. Trong tôi tranh của anh lãng mạn, cô đơn, và buồn.

Có lẽ tôi không còn là người xem tranh với tâm thế thán phục sự tỉ mẩn dụng công của mấy cậu học trò năm nhất. Nên tranh bác Đăng và "tả sỹ" Mai Duy Minh luôn đem lại sự mỏi mệt mỗi khi vô tình nhìn thấy ở đâu đó.
 
.

13:45 Thursday,20.3.2014

Đăng bởi:  nguyễn hương gianh

Tôi vẫn khâm phục tài năng và trí tuệ anh ấy!

7:11 Friday,13.7.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@ hungnguyensinh:

"Một tác phẩm nghê thuật là kết quả duy nhất của một khí chất duy nhất." (Oscar Wilde)

Vì thế mà không có một thứ nghệ thuật cho toàn dân.

"Cái đẹp nhất mà chúng ta có thể trải nghiệm là sự bí ẩn. Điều đó đúng cho toàn bộ nghệ thuật và toàn bộ khoa học đích thực. Người nào xa lạ với cảm xúc này, người nào không thể còn biết dừng lại để tự hỏi và ngạc nhiên, thì cũng coi như đã chết rồi: mắt anh ta đã nhắm." (Albert Einstein)

23:51 Thursday,12.7.2012

Đăng bởi:  hungnguyensinh

vẽ cho bản thân mình như anh Đăng là thích nhất, Tuy nhiên cũng ko phải ai có đủ kiên nhẫn, ko phải ai cũng thích tranh của anh, mà Tề Bạch Thạch có câu: "Vẽ quá ư thực là mị đời, vè mà quá ư hư là dối đời"> Quan niệm của trào lưu Siêu thực "Cái đẹp chỉ tồn tại giữa thực và mơ, họa sĩ ST chỉ phản ánh cái đẹp ấy..."

13:12 Wednesday,27.6.2012

Đăng bởi: 

Tranh anh Đăng mang tư tưởng văn chương hơn là tư tưởng mỹ thuật. Nhưng cá nhân tôi thích bức này của anh, và thích cả tư tưởng mang tính văn chương của nó.
Theo cảm nhận của tôi, ở đây có 2 không gian. Không gian phía trong: người phụ nữ, chiếc ô, kính vỡ, mẩu tàn tro, ... Không gian phía ngoài, hai con dơi (hình như thực ra là một con, chuyển hóa từ tàn tro ra), một số thứ khác, và bao trùm sang cả không gian của NGƯỜI XEM TRANH.
Tôi thích cái tứ ở đây: không gian bên trong của tranh mới là không gian của hiện thực: đôi mắt nghiêm túc phán xét, ấn tượng về sự rời rạc, đổ vỡ (ô rách, kính). Không gian bên ngoài, bao gồm người xem (hay nói đúng hơn là tâm trí người xem), mới là không gian siêu thực, nơi cho phép con dơi (con thú) tự do bay bổng.

9:45 Wednesday,27.6.2012

Đăng bởi:  Mạnh Hà

@Đinh Công Đạt: anh chỉ được cái nói đúng. Mình trân trọng và phê bình tranh anh Đăng như một họa sỹ chuyên nghiệp, tịnh không chút phân biệt. Vẽ được như anh Đăng quả không dễ. Nghe câu bạn nói mình đâm ra chạnh lòng: hóa ra những người được học hành chuyên nghiệp như mình và Đạt thì vẽ vời, nặn tượng chả ra làm sao, nếu không nói là như shit. Mượn cái cớ từ trường Yết Kiêu ra nhiều khi chỉ để đi dọa ma mấy kẻ yếu bóng vía và đàn áp những người không tốt nghiệp Yết Kiêu nhưng giỏi gấp trăm lần chúng ta...
Xấu hổ ghê gớm.

0:20 Wednesday,27.6.2012

Đăng bởi:  Đinh công Đạt

Bạn Mạnh Hà nói đúng cả, thế nhưng bạn lại quên một điều là bạn Đăng thành danh và sống bằng nghề tiến sỹ vật lý chứ không phải bằng tranh, với sự hiểu biết và tình yêu nghệ thuật như của bạn Đăng thì vẽ được như thế là đáng trân trọng lắm rồi

23:06 Tuesday,26.6.2012

Đăng bởi:  anhhong

Tranh của anh Đăng có vẻ như là một đối cực với tranh của phần lớn các họa sĩ trong nước nhỉ. Trong nước, nơi mà người ta thường thấy dư thừa bản năng, dư thừa những cái tù mù, thì rất tiếc, lại thường thiếu nghĩa hoặc vu vơ ít nghĩa, kỹ thuật cũng gặp khó khăn. Thật thà mà nói là như thế. Chả trách tại sao nghệ thuật nước nhà cứ mãi lấp lửng ở trạng thái dân gian, tình cảm vụn vặt(xin các Nghệ đại xá). Giá mà hai bên cộng vào chia đôi nhỉ. Một bên bớt chút lý trí, còn bên kia thêm vào tí nghĩ suy. Hehe.
Còn cái gì cao hơn cả lý trí và kỹ thuật thì chắc là cái "giọt trời cho", cái giọt đấy hiếm lắm...

18:30 Tuesday,26.6.2012

Đăng bởi:  hay

Bài viết quá hay. Tôi cũng có cảm giác ấy nhưng không diễn đạt được vậy

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả