Nghệ sĩ thế giới

Còn một bức Cézanne chưa vẽ...

  Trong bài trước, tôi muốn đưa lại hình ảnh bức Những người chơi bài của Paul Cézanne làm một ví dụ vui giữa “nghệ thuật và cờ bạc”, nhưng không biết bỏ vào đâu. Đây là bức tranh đắt giá nhất thế giới hiện nay, có giá chính thức hơn 250 triệu USD. Trên […]

Ý kiến - Thảo luận

20:08 Monday,16.7.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Em-có-ý-kiến:

1) Tôi trích Salvador Dalí nói về Paul Cézanne như một ví dụ chứng tỏ một lúc hai điều rằng không phải là danh họa thì nói cái gì cũng đúng, nhưng đồng thời cũng cho thấy có những quan điểm khác nhau, thậm chí trái chiều, kể cả đối với những người / những gì tưởng như đã được phong thánh.

Có những cái sai trong các phát biểu, nhận định của Dalí. Trong cuốn sách “50 bí mật của tay nghề ma thuật”, ông đã có một số lời khuyên sai về kỹ thuật vẽ sơn dầu (như việc dùng keo hổ phách, việc loại màu umber ra khỏi bảng màu, việc bỏ keo dammar, việc ông dùng các dầu lâu khô pha với các keo có thể gây giòn nứt khi vẽ lót, v.v.).

2) Thời xưa, một bậc thầy (master) trong hội họa là một hoạ sĩ tinh thông nghề nghiệp, sư phụ hoặc cao thủ trong hội hoạ sĩ địa phương, và sáng tác độc lập, tức không chịu sự chỉ huy hoặc thuộc studio của một master nào khác. Vì thế đôi khi một số master chỉ là các hoạ sĩ "sống lâu lên lão làng".

Nghệ sĩ, chứ không phải thợ chép tranh (tiện đây nói luôn: thợ cũng có bậc thầy của thợ), ít nhiều đều có tinh thần sáng tạo trong nghệ thuật. Nhưng các bậc thầy không nhất thiết phải là các nhà cách mạng hay lật đổ trong hội hoạ. Những bậc thầy cổ điển như Leonardo Da Vinci học các kỹ thuật và phong cách từ thầy của mình (Andrea Verrocchio), song vào tay một thiên tài như Leonardo, các phong cách kỹ thuật này đã tạo nên các bức tranh chứa đựng nhiều bí ẩn như có thần thánh nấp trong đó. Hình họa của Leonardo thì hoàn hảo và tao nhã tới mức trong suốt 6 thế kỷ, bất chấp vài cuộc cách mạng và lật đổ trong mỹ thuật, chưa ai bì kịp. (Trong một bài viết, tôi có nói hình hoạ của Salvador Dalí mà đem xếp cạnh hình hoạ của Leonardo thì cũng tựa như con gà tây đứng cạnh con phượng hoàng). Johannes Vermeer chỉ vẽ theo các motives tương tự như của nhiều hoạ sĩ thời đó, ví dụ Peter de Hooch. Song Vermeer được coi là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất thời kỳ Hoàng Kim Hà Lan (t.k. 17) bởi di sản hội họa trong vẻn vẹn không quá 30 bức tranh mà ông để lại thật vô giá cho các thế hệ đi sau học hỏi, trong đó tiềm tàng cả ấn tượng, lập thể, action painting v.v.

Có lẽ trong nghệ thuật cái đáng nói là sự khác nhau giữa tài năng và thiên tài. Tôi có bàn về vấn đề này tại đây:
http://nguyendinhdang.wordpress.com/2012/04/01/tai-nang-va-thien-tai/

3) Đoạn bạn trích dẫn từ một trang trong cuốn sách “Art & Physics” tại
http://www.artandphysics.com/chapter_8_page5.html
là của Leonard Shlain (1937 – 2009). Ông sinh thời là một bác sĩ giải phẫu kiêm nhà văn. Ông không phải là hoạ sĩ cũng không phải là nhà vật lý nên việc ông gán ghép không gian Cézanne với không-thời gian của thuyết tương đối khá ngây ngô và nhầm lẫn (Tôi không đủ thì giờ để vạch ra những cái nhầm lẫn sơ đẳng của ông, và cũng không cần thiết ở đây, vì sẽ hơi đi sâu vào vật lý). Cézanne cũng không phải là người đầu tiên phát minh ra không gian âm. Từ t.k. 16 – 17 danh hoạ Nhật Bản Hasegawa Tōhaku (長谷川 等伯 = Trường Cốc Xuyên Đẳng Bá) đã dùng không gian âm trong hội hoạ, mà tiếng Nhật đọc là “ma” ((間) còn phiên âm Hán-Việt đọc là “gian” như trong từ “không gian” (空間) (Xem cmt của Composition tại http://soi.com.vn/?p=68314 ). Vào những năm 1860 tranh khắc gỗ và hội họa Nhật Bản được du nhập vào Pháp, trở thành nguồn cảm hứng cho các hoạ sĩ Ấn tượng, Hậu Ấn tượng, Lập thể. Cézanne nằm trong số các hoạ sĩ Pháp say mê tranh Nhật và ông đã biến không gian âm trong hội hoạ Nhật Bản thành một phần quan trọng trong không gian hội họa của ông, tự nhiên đến nỗi có những người như ông Leonard Shlain nói trên tin rằng Cézanne đã phát minh ra “không gian không phải là rỗng”. Đây cũng là một ví dụ minh chứng cho câu nói: “Nghệ sĩ giỏi thì vay mượn. Nghệ sĩ vĩ đại thì thuổng.” của T.S. Eliot mà sau này Picasso đã “thuổng”lại.

Không gian Cézanne là một kết hợp tự nhiên giữa viễn cận tuyến tính và viễn cận ngược (hay viễn cận Byzantine t.k. 5 - 15). Trong viễn cận ngược điểm hội tụ nằm ở phía trước, bên ngoài bức tranh.Viễn cận ngược xảy ra trên võng mạc khi nhìn những vật rất gần ta. Cézanne có cách nhìn tự nhiên khiến viễn cận trên vọng mạc ông xê dịch theo hướng nhìn. Kết quả là cả hai kiểu viễn cận thượng dẫn đều hiện diện trong tranh ông. Bức tĩnh vật dưới đây là một ví dụ về viễn cận ngược trong tranh Cézanne.
http://www.paulfrasercollectibles.com/upload/public/docimages/Image/n/p/u/CezanneStillLife1893.jpg

Nhà vật lý Boris Raushenbach (1915 – 2001), viện sĩ Hàn lâm Khoa học Liên Xô, một trong những sáng lập gia của ngành vũ trụ Liên Xô, có viết một cuốn sách nhan đề “Các cách xây dựng không gian trong hội hoạ” (1980), trong đó có chương phân tích về không gian Cézanne. Toàn bộ cuốn sách (bằng tiếng Nga) có thể tải xuống miễn phí tại đây:
http://scilib.narod.ru/Math/Rauschenbach2/index.html
Chương này cũng được tóm lược trong thành một bài báo ngắn (cũng bằng tiếng Nga) tại
http://shubina_gallery.tripod.com/library/theory-painting/perspectiva.htm

Trong một buổi nói chuyện tại viện Nghiên cứu Mỹ thuật (thuộc ĐHMT Yết Kiêu) vào khoảng cuối 1985 - đầu 1986 tôi đã thuyết trình về cuốn sách này. Dựa trên các phân tích toán học, tác giả kết luận rằng việc xếp Cézanne vào hàng ngũ những người đặt nền móng cho hội hoạ trừu tượng là một sự ngộ nhận, ít nhất nếu chỉ trên cơ sở cách xây dựng không gian trong tranh của ông. Thực ra phải khẳng định điều ngược lại. Đó là Cézanne đã đi tiếp một bước trong việc phát triển luật viễn cận. Ông đã đi ra ngoài viễn cận tuyến tính để bước vào một hệ thống viễn cận cảm nhận đầy đủ hơn, và hoàn hảo hơn trong một số trường hợp. Vì thế không nên gắn tên ông với sự diệt vong của hệ thống viễn cận khoa học mà cần gắn tên ông với một bước tiến trong sự phát triển hệ thống viễn cận này.

10:09 Monday,16.7.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Ai thắng ai trong ván bài của Cézanne?

Cézanne không chỉ coi hình là nền tảng cơ bản của bố cục, mà còn tiến một bước xa hơn. Ông khai triển hình thành dãy các hình cơ bản trong hình học không gian là hình trụ, hình cầu, hình nón, hay của hình học phẳng là hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác. Trong tranh của ông, cái cây biến thành hình trụ, quả táo thành hình cầu màu sắc v.v. Cách phân tích hình thành các hình cơ bản trong hình học, và cách phết màu thành từng mảng của ông đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hứng khởi cho Chủ nghĩa Lập Thể trong hội họa t.k. 20. Coi Cézanne như tổ nghề, Braque, Picasso và nhiều hoạ sĩ Lập Thể khác thường lấy cảm hứng từ bố cục hình học, hòa sắc và phối cảnh của Cézanne.

Để vẽ loạt tranh 5 bức những người chơi bài, Cézanne đã mượn motive của các tiền bối trong hội hoạ Hà lan, Pháp, Ý t.k. 16 – 17. Tuy nhiên Cézanne đã bỏ qua kịch tính tâm lý, sự dẫn chuyện, mà thay vào đó bằng những khuôn mặt trơ như đá và sự tinh giản về quang cảnh. Trong bức tranh vẽ hai người chơi bài, mà Quatar đã mua với giá 250 triệu USD, Cézanne dường như chỉ quan tâm tới hình. Bức tranh đầy các hình cơ bản trong hình học như đã nói ở trên. Bố cục của bức tranh khá đối xứng với chai rượu ở giữa chia đôi bức tranh, đồng thời làm ranh giới giữa hai đối thủ. Nếu gấp bức tranh theo đường thẳng kẻ dọc vô hình trên chai rượu, hình người bên phải sẽ trùng vị trí hình bên trái, tuy đó không phải là đối xứng gương, mà có sự phá vỡ đối xứng. Điều này cho thấy Cézanne nắm rất vững nguyên tắc đối xứng của mỹ thuật cổ điển. Hai nửa tranh cũng đối xứng - tương phản về hoà sắc: Người bên phải sáng, cầm cỗ bài tối, trong khi người bên trái tối, cầm cỗ bài sáng.

Kịch tính đã được Cézanne giải quyết bằng bố cục. Kích thước của hai người chơi bài không giống nhau. Người bên trái có vẻ là một tay chơi sành sỏi: Anh ta vừa chơi vừa phì phèo tẩu thuốc, có vẻ thoải mái, lạnh lùng, với hai cùi tay thả lỏng thấp hơn mép bàn. Anh ta cũng được vẽ bằng hòa sắc cũng lạnh và tối hơn. Dáng ngồi của anh ta thẳng, dựa sát vào lưng ghế, gần như vuông góc với đường ngang của một cái giá hay bệ cửa trên nền đằng sau. Đầu anh ta cao hơn hẳn đầu người bên phải. Người này có dáng ngồi khom về phía trước, vẻ căng thẳng, lo lắng. Hòa sắc sáng và cơ thể chắc nịch của người bên phải khiến anh ta trông gần với người xem hơn. Mũ của hai người cũng khác. Người bên trái đội một chiếc mũ cao hình trụ, kiểu mũ của thị dân phong lưu, trông nhẹ nhõm như che chở cho một cái đầu với tư duy thanh thoát, tỉnh táo, trong khi người bên trái đội chiếc mũ nom như mũ nông dân, bẹp xuống, hình nón cụt ngoại tiếp cái đầu hình cầu (Nếu nhìn kỹ sẽ thấy một hình nón, hay tam giác với đáy là vành mũ còn đỉnh ở mép trên của bức tranh), vẻ mặt đỏ như ngấm men rượu, trông có vẻ chất phác và nóng nảy hơn. Người bên trái có mái tóc kiểu cách với mai dài được xén theo mode, ôm quanh vành tai cân đối thông minh, trong khi người bên trái có mái tóc cắt bình thường, một cái cổ lực lưỡng và một vành tai méo mó như của một võ sĩ đánh box. Cách cầm quân bài của hai người cũng không giống nhau. Tay chơi bên trái xoè quân bài như cái quạt, tỏ rõ lối chơi thuộc hạng …chuyên nghiệp, quân bài của anh ta sáng sủa, màu của các quân bài trông rõ ràng, trong khi người bên phải cầm cỗ bài một cách khá vụng về, quân bài của anh ta xám. Mép khăn bàn bên trái buông thẳng xuống, hoà điệu với dáng ngồi thẳng đứng, bình tĩnh của tay chơi bên trái, trong khi mép khăn bàn bên phải xòe ra, như đâm vào bụng người bên phải.

Như vậy, chỉ bằng tạo hình, bố cục, hòa sắc, Cézanne dường như gợi ý cho người xem ai sẽ thắng ai trong ván bài này. Người ngồi bên trái, vẻ tay chơi sành sỏi, mang chất khôn ngoan kiểu thị dân tư sản đang ở thế thượng phong, trong khi người bên phải ngờ nghệch, nóng nảy, mang chất nông dân chất phác chắc sẽ thua. Phải chăng đó cũng là một lý do khiến đây là bức tranh đen tối nhất trong series 5 bức vẽ những người chơi bài của Cézanne - đen tối nhất không chỉ đơn thuần trong hoà sắc?

8:50 Monday,16.7.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

CHú Đăng ơi, có nhẽ nào Đa-Li vĩ cuồng buông thả nhời bình tới mức tính rằng kĩ năng là nhất (hay ông quá tự mãn về hoa tay của mình) mà quên rằng trong nghệ thuật người có kĩ năng giỏi thế nào cũng được công nhận là THỢ cừ, còn để được người đời xem là BẬC THẦY hay nghệ sĩ vĩ đại thì người ta cần có tư chất hiếm hoi khác: có tư tưởng và tinh thần (sáng tạo/cách mạng/lật đổ, chí ít là trong nghệ thuật) phải không chú.

Vi vu trên mạng, nhặt được đoạn này trong bài trích zới thiệu về cuốn ART & PHYSICS, rất lấy làm tâm đắc, cháu xin chia sẻ với chú cùng bạn đọc Soi để có thêm thông tin chính xác về Xê-zan

ạ !

"...Cézanne challenged in an image Western culture's assumptions regarding the nature of light by eliminating the angle of declination that had prevailed in previous art. In doing so, he also called into question the a priori assumptions about the other two constructs, space and time. This triad was fundamental to the underpinnings of an entire belief system. As we will see later, Cézanne's ideas fit in exactly with the new conceptions of space, time and light that were to be elaborated by a physicist in the early years of the twentieth century.

Cézanne's investigation of space produced several profound revelations that inspired many of the art movements that were to follow. One of the most important of these was the discovery that space was not empty. For centuries space was a negative container within which artists and physicists could arrange objects without affecting the space that surrounded them. The corollary was also held to be true: that space did not affect the movement of objects. In his powerful works, by interlocking broad planes of space with equally broad planes of mass, Cézanne demonstrated that the objects in a painting were integral to the space of the work and were therefore affected. Later in Chapter 22 we will see just how interconnected are space and mass.
Cézanne also eroded single-point perspective by introducing the unheard-of notion that a painting can have multiple perspectivist points of view. In his Still life with Fruit Basket (1888-90) (Fig. 10.8), he portrayed the various objects in the painting as if each were seen from a separate angle of vision. (Fig. 10.9) Cézanne's innovative quirk threw into question the validity of a nexal vanishing point that was behind the all-important idea of the relative hierarchy of the visual world as well as the notion of a privileged place to stand.

Cézanne viewed his objects from the entire periphery of vision instead of restricting them to a detailed scrutiny by the retina's focal point. In doing this, Cézanne modernized a more primitive way of viewing the world that had been naÔvely present in pre-Renaissance art and in the art of all preliterate societies. In his early paintings, Cézanne was less interested in imitating the features of a landscape than he was in revealing how our visual perception of the world is composed of interlocking planes. In his later landscapes, Cézanne became increasingly fascinated with one mountain situated in Provence: Mont Sainte Victoire. It became for Cézanne a stationary studio model upon which he could carry out his experiments concerning visual reality. He began to paint this same mountain from many different points of view. Unlike his still lifes, which contained multiple points of view within each canvas, in his Mont Sainte Victoire series each canvas represented the mountain from a different location in space.

Cézanne further altered our ideas about space by desecrating the unity of the straight line. In his still lifes, the drape of a tablecloth usually obscures part of the edge of the table upon which his painted objects rest, and in these paintings the straight edge of the table, which in experience we know to be ruler sharp, is inevitably broken and discontinuous. (See Fig. 10.8)

In terms of the scientific discoveries their paintings heralded, Cézanne's investigation of Mont Sainte Victoire complemented Monet's exploration of haystacks. In Monet's series of paintings he showed how an object changed through time when viewed from the same place. Cézanne illuminated the same object from different points in space. It is implicit in these series that Cézanne had to move in time in order to set up his easel in different places, and Monet had to come back at later times to produce different versions of the same object in space. Both masters enlarged upon the idea of the double exposure first expressed in modern art by Manet, and each developed it using a different coordinate.

Manet first curved the straight line of the horizon, Monet blurred his straight boundaries, and Cézanne splintered the straight edge of his tables. What we see at the focusing point of vision are clean-edged objects arranged around the vanishing point intersection of the upright vertical and rectilinear horizontal. The view from the periphery of vision -- that is, the wider, more encompassing one, is unfocused and curved and has more than one point of view. These three artists presented just such a view. Their revolutionary assaults upon the conventions of perspective and the integrity of the straight line forced upon their viewers the idea that the organization of space along the lines of projective geometry was not the only way it can be envisioned. Once people began to see space in non-Euclidean ways, then they could begin to think about it in new ways too.

If the questions these three artists raised were misunderstood by their contemporaries it was only because no one at that time could know that the whole conceptual framework of reality was soon to be supplanted. It would take the elegant calculations of an Einstein years later to provide the proof in black and white of what had been stunningly accurate artistic hunches expressed in form and color..."

(Hết dẫn)

20:46 Sunday,15.7.2012

Đăng bởi:  anhhong

Đọc bài Vũ Lâm có câu về Cezanne như sau: "Ông là người “tạo mã” cho Lập thể ‘băm hình”, và cả một phần của chủ nghĩa Biểu hiện-Trừu tượng “vẽ cái cảm thấy, không vẽ cái nhìn thấy” sau này.
Tôi thấy có cái gì đó thiếu chính xác ở đây. Hội họa của Cezanne có "cấu trúc" tạo hình khoa học, vững chãi, nó chỉ gợi mở con dường đi tới CN lập thể .
Còn hội họa của Van Gogh mới dẫn đến chủ nghĩa biểu hiện, có thể quằn quại, bóp méo hình, thiên vì cảm xúc. Chủ nghĩa biểu hiện- trừu tượng (phát triển mạnh ở Mỹ những năm sau thế chiến II, đại biểu là J. Pollock)là một phái sinh của hướng đi này.
P.Gauguin gợi mở con đường dẫn tới CN tượng trưng...
Đó là 3 ông tổ, được coi là tạo nên bước ngoặt trong hội họa cuối tk.19- đầu tk.20, từ đó dẫn tới rất nhiều cách nhìn mới và thẩm mỹ mới trong hội họa hiện đại phuong Tây tk.20.
Seurat với Pointizm không đứng vào hàng ngũ những người "mở đường" này.

17:41 Sunday,15.7.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Anh Đầu Đất:

Tôi chưa bao giờ phản đối việc bắt chước, vì đó là nền tản của việc học tập và nghiên cứu. Tôi cho rằng, người ta chỉ nắm vững, hiểu thấu đáo và thực hành tốt những điều đã biết thì mới hy vọng tìm ra được điều gì hay ho, mới mẻ. Tới đây, bạn có thể kêu lên: "Cézanne, Van Gogh có vẽ được như các bậc thầy cổ điển đâu mà họ vẫn tìm ra cái mới đấy thôi!". Nhưng thực ra, nếu đọc tiểu sử của họ, ta thấy Cézanne và Van Gogh đã ra sức học, copy tranh, hình hoạ của các bậc thầy tới mức tuyệt vọng,... cho đến khi họ tạo ra phong cách riêng của họ. Các danh hoạ như Manet, Picasso, Matisse, v.v. đều có thể vẽ theo kiểu cổ điển, hoạ viện rất giỏi trước khi họ "chơi kiểu" của họ.

Vì thế mà hội hoạ, âm nhạc hay khoa học, muốn hiểu được và muốn làm được đều phải học.

Tuy nhiên nếu sau đó ta chỉ vẽ y như Cézanne, Picasso, sáng tác nhạc y như Beethoven hay Chopin, chơi đàn y như Rubinstein hay Horowitz, hay lặp lại những nghiên cứu của Einstein, Landau v.v. thì ta chỉ "phát minh ra cái xe đạp".

Vậy nên, cho dù ta có chơi piano giỏi như Horowitz, vẽ y xì như Cézanne đi chăng nữa - ta cũng chỉ là người thứ hai. Mà như Arthur Rubinstein đã từng nói, trong nghệ thuật, “một người thứ hai thì đã là hỏng rồi. Nếu anh ta là người thứ hai, anh ta không có giá trị gì hết, anh ta chỉ là kẻ bắt chước. Một nghệ sĩ, bằng bất cứ kiểu gì, phải là một thế giới riêng của chính anh ta."
(Xem http://vnmusic.com.vn/p899-moi-nghe-si-phai-la-mot-the-gioi-rieng.html )

Vì thế bạn cứ thoải mái vay mượn, ảnh hưởng, tích hợp, sàng lọc, cho đến khi nào bạn tạo ra một con đường riêng của bạn - con đường đó có thể có những khúc quành, đoạn dốc tương tự như trên con đường của vài người khác, nhưng đó là con đường của bạn. Không ai khác ngoài bạn có thể đi trên con đường đó, và nó cũng chỉ có thể đưa không ai khác, ngoài bạn tới đích.

Ý của tôi là như vậy.

15:12 Sunday,15.7.2012

Đăng bởi:  Anh Đầu Đất

Cháu thấy chú Đăng nói cực đoan thế cũng chẳng đúng.
Tuy là "anh đi đường anh, tôi đi đường tôi" nhưng vẫn có những người mở những con đường chính cho mọi người đi, rồi trên con đường đó mỗi ông đi một phách đấy chứ.
Thí dụ như có những ông tổ của Ấn tượng, Lập thể, Tạo dựng, Siêu thực, Tối giản..., với lý thuyết, diễn ngôn kèm theo, đủ để thuyết phục người khác thấy hay mà bắt chước theo.
Chú Đăng nói thế chắc chú muốn phủ định những trường phái khác nhau mà chú đã tích hợp trong tranh chú?

14:57 Sunday,15.7.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Em-có-ý-kiến:

Cézanne vẽ được gì và vẽ như thế nào là cực kỳ quan trọng, vì chỉ căn cứ vào đó mà người ta có thể kết luận ông là người mở đường hay không.

Thực ra "mở đường" ở đây nên hiểu theo nghĩa là "mở ra một cách nhìn, một quan niệm khác về cái đẹp trong hội họa", để cuối cùng người đời bị thuyết phục và hiểu rằng: "À, cái này cũng là nghệ thuật, cũng đẹp", chứ không phải mở ra con đường để nhiều người khác đi theo, vì trong nghệ thuật nói chung, và hội hoạ nói riêng, chỉ có "Anh đi đường anh, tôi đường tôi."

11:19 Sunday,15.7.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

QUan trọng không ở chỗ Xê-zan đã vẽ được zì, vẽ thế nào, mà quan trọng ở chỗ Xê-zan là Người-mở-đường.

Phải vậy không chú Đăng?

9:45 Sunday,15.7.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Salvador Dalí nói về Cézanne:

Con người đáng thương đó, mặc dù có tham vọng tuyệt vời và cực kỳ đáng ngưỡng mộ là "vẽ như Poussin từ thiên nhiên" và nhờ đó sẽ trở thành bậc thầy và kiến trúc sư vĩ đại của thiên nhiên, đã chỉ trở thành một ông thợ thủ công kiểu neo-Platonic, cho nên, thay vì khai trương các cung điện vĩnh hằng cho các hoàng tử của trí tuệ, ông ta chỉ có khả năng dựng nên những túp lều khiêm tốn, nhiều lắm chỉ có thể dùng làm nơi ẩn náu cho những người Bohemian rách rưới của mỹ thuật hiện đại, những kẻ thường qua đêm dưới gầm cầu và biết dăm ba yếu tố của hội họa ấn tượng sau vài mùa hè được khai hóa về thẩm mỹ. Bởi cuốn sách này bàn về trả lại công bằng trong hội hoạ, nó sẽ rất tàn bạo đối với hội hoạ hiện đại, và nếu chúng ta kính trọng vô biên sự ương bướng đầy bi kịch của Cézanne, sự đau khổ cổ điển rất đỗi chân thực của ông, các tham vọng thanh cao của ông, chúng ta không hề nuối tiếc, ngay từ phần đầu cuốn sách này, mà cắt phăng hai bàn tay vụng về của ông như chúng ta vừa làm, bởi lẽ thực chất tất cả những gì mà ông đã tạo ra, ông ta cũng có thể đạt được bằng hai bàn chân của mình!

(Trích dịch từ Chương I cuốn "50 bí mật của tay nghề ma thuật" cuả Salvador Dalí, năm 1948)

15:59 Wednesday,11.7.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...Sáng tác của bốn “ông tổ” này ảnh hưởng đến tất cả các phong trào và chủ nghĩa sau này của hội họa thế kỷ 20..."

Sai!

Chủ nghĩa hiện thực XHCN làng cháu chả thềm ảnh hưởng của 4 cụ tổ này đâu nhá.

Chỉ ảnh hưởng nhõn cụ tấn-sĩ Mã Khắc Tư

ạ !

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả