Gẫm & Bình

Ai thắng ai trong ván bài của Cézanne?

SOI: Đây là cmt cho bài “Còn một bức Cézanne chưa vẽ…“, Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ theo dõi. Cảm ơn họa sĩ Nguyễn Đình Đăng rất nhiều.   Cézanne không chỉ coi hình là nền tảng cơ bản của bố cục, mà còn tiến một bước xa hơn. Ông […]

Ý kiến - Thảo luận

13:58 Thursday,26.7.2012

Đăng bởi:  hieniemic

Em-co-y-kien ra các điểm đầu nậu phát hành của nxb Tri Thức, 100% là có sách ngay. Em nghĩ em-co-y-kien ở Hà Nội, thế thì ra ngay các điểm sau đây:
1* Nhà sách Phuongnambook: TT chiếu phim Quốc Gia, 87 Láng Hạ, Q. Ba Đình, Hà Nội - ĐT: (04) 39.724.866
2* Nhà sách Tiền Phong: 175 Nguyễn Thái Học, Hà Nội - ĐT: (04) 37.336.235, Fax: (04) 37.336.236
3* Nhà sách Garden Mall: S3-08 tầng 3 TTTM Garden Mall đường Mễ Trì, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội - ĐT: (04) 3.733.6235
4* Nhà sách Phương Nam: Vincom Galleries, 114 Mai Hắc Đế, Hai Bà Trưng, Hà Nội, ĐT: (04) 22.225.238.

12:30 Thursday,26.7.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Em-co-y-kien:

Tôi thấy ở đây vẫn còn cuốn đó này:

http://solo.vn/sach/p206003/Nghe-thuat-va-Vat-li-Nhung-cai-nhin-tuong-dong-ve-khong-gian-thoi-gian-va-anh-sang.html

Họ cho cả số điện thoại và cả email để nếu "thắc mắc về sản phẩm thì hỏi ngay".

Bạn hãy thử hỏi xem có được không. Ngạn ngữ Ý có câu "Chi cerca trova" tức là "Ai tìm thì người đó sẽ tìm thấy." Chúc bạn tìm được cuốn sách bạn muốn.

11:28 Thursday,26.7.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

CHú Đăng ời bởi nghe nhời chú mấy hổm rày thằng cháu máu lên truy lùng sách quý khắp chốn phố phường mà chả có đâu có mò đến mấy tiệm in sách lậu lẫn phô-tô sách lậu thì đầu nậu còn quát rằng-thì-là "Vật vật lý lý cái zì" hả chả ma nào hỏi cái loại sách đấy đâu nhà mà nếu có sách "Nghệ thuật Vật vã" thì may ra bố mày còn liều ôm để bán cho các con chứ sách zì mà "Vật lý mí lại nghệ thuật" thì bố bán cho ma cho người-nước-LẠ à hả hả hả thằng kia !!!???

Thấm-thía ghê gớm !

15:54 Monday,23.7.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@ Em-có-ý-kiến,

Tình cờ trong khi lướt web, tôi thấy cuốn sách "Art and Physics" của Leonard Shlain đã được dịch ra tiếng Việt nhan đề là "Nghệ thuật và vật lí - Những cái nhìn tương đồng về không gian, thời gian và ánh sáng" do NXB Tri thức xuất bản năm 2010, 564 trang, giá 120 ngàn VNĐ. Xem:

http://nxbtrithuc.com.vn/muasach/ngh-thut-va-vt-li-nhng-cai-nhin-tng-ng-v-khong-gian-thi-gian-va-anh-sang.html

Vì thế ai quan tâm có thể tìm mua mà đọc.

14:41 Tuesday,17.7.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

1. Cám ơn chú Đăng, hóa ra các ông "thánh" nhiều khi cũng chỉ là những ông "kễnh" hoặc là những ông "thánh tướng", chú nhỉ. Và theo dòng thời gian, lịch sử sẽ được nhìn lại và tái đánh giá trong những nhận thức khách quan và khoa học mới sẽ ngày 1 tiệm cận tới chân lý chăng?

2. Về cuốn sách Nghệ thuật và Vật lý thì chắc chú thừa biết là làng nghệ cháu hãi vô cùng với toán-lý-hóa nên cứ thấy những là Anh-xờ-tanh với lại phi-Ơ-cơ-lít là tịt. Giá như chú có thời gian chia sẻ cho làng TA thì quý hóa quá, vì người làng TA cứ hay hoắng lên mà tưởng bở là các họa-sĩ-làng-TA và làng-TÂY xăm xăm đi trước (a-văng-gác, phỏng chú?) các thầy vật-địa-lý trong món lý số chiêm tinh với lại "zự-báo" tương lai...nghệ thuật và... vật lý ... và.........

???????????

Bao-la ghê gớm !

12:25 Tuesday,17.7.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Khác với Ấn tượng của Monet, Pissarro, Sisley, hay Tân Ấn tượng của Seurat, Signac, hiệu quả quang học trong tranh Cézanne dựa trên cách nhìn tự nhiên của cả hai mắt (binocular vision).

Chính nhờ hai mắt có vị trị khác nhau trên khuôn mặt mà ta nhìn thấy chiều sâu, tức nhìn thấy một vật 3D. Tuy nhiên Cézanne đã phóng chiếu hình ảnh nhìn bằng hai mắt lên cùng một mặt phẳng (2D) (Cách phóng chiếu không phải lúc nào cũng nhất quán). Lập Thể sau này đã tiến xa hơn bằng cách phóng chiếu hình ảnh của vật thể nhìn từ các phía khác nhau lên cùng một mặt phẳng.

Vì thế, nếu Ấn tượng và Tân Ân tượng chủ yếu nghiêng về hiệu quả của hoà sắc quang học, thì Cézanne nghiêng về không gian hình học. Phong cách hội họa của ông tựa như kiến trúc. Khi vẽ, mắt và óc ông hoạt động như một lăng kính phân tích tất cả những gì ông nhìn thấy thành các hình hình học đơn giản và các mảng màu phẳng. Mục đích của ông rất "cổ điển": "Tôi muốn biến trường phái Ấn tượng thành một thứ chắc chắn và trường tồn như nghệ thuật của bảo tàng."

Để đạt được mục đích này ông đã:

1) Phân tích hình thành các hình tối giản (hình trụ, hình cầu, hình nón, hay hình chữ nhật, hình tròn và hình tam giác).

2) ̣Phát triển luật viễn cận thành viễn cận cảm nhận (perceiptive perspective), trong đó viễn cận tuyến tính (linear perspective) thời Phục Hưng và viễn cận ngược (reverse perspective) thời Byzantine là những trường hợp riêng.

Khác với các vệt màu dày, nhiều khi bóp thẳng từ tube ra của Van Gogh, các vệt bút của Cézanne thường mỏng, nhiều chỗ giống như màu nước, đôi khi lớp màu bên dưới lộ ra dưới lớp màu phía trên,
(Xem http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/8b/Cézanne,_Paul_-_Still_Life_with_a_Curtain.jpg )

thậm chí nền toile trắng vẫn còn hiện ra giữa những đám mây.

(Xem http://www.ibiblio.org/wm/paint/auth/cezanne/st-victoire/798/798.jpg )

10:23 Tuesday,17.7.2012

Đăng bởi: 

Điều quan trọng nhất trong nghệ thuật của Cezanne là khả năng chia bề mặt thành những tiết diện nhỏ hơn, đủ để ông sử dụng được theo ý đồ của mình. Người ta thường cho rằng đây là tiền thân của chủ nghĩa lập thể, nhưng để biết nguồn cơn của phép phẫu thuật này thì phải xem lại từ Ấn Tượng và Hậu Ấn Tượng. Ví dụ như bức Bầu trờ sao của VanGogh. Ông ta phá vỡ hình thể sự vật thành những tinh thể nhỏ và chắp nối lại theo cảm xúc của mình, giống như các nốt nhạc kết thành bản nhạc.
Đối với Cezanne, cấu trúc tinh thể của ông trầm hơn so với VanGogh, đơn thuần là sự phản ánh khác biệt trong nội tâm hai con người nghệ sĩ.
Việc chia bề mặt tranh thành những cấu trúc tinh thể là đầu mối liên thông ngầm giữa Ấn Tượng và Trừu Tượng.
Ở bức tranh 2 người của Cezanne, các nét tinh thể phản ánh sâu sắc nội tâm nhân vật, thông qua mối tương quan ngầm với các nét tinh thể khác. Ví dụ như các nét cấu thành nét mặt của 2 nhân vật có sự đồng điệu với các nét xiên xẹo trên mặt bàn màu cam. Chúng đem lại ấn tượng giao tranh quyết liệt một cách ngấm ngầm giữa 2 bên, cũng như trong nội tâm của từng người.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả