Nghệ sĩ thế giới

Salvador Dalí: “Đã đến lúc gọi bánh mì là bánh mì và rượu vang là rượu vang.”

Đề tặng Năm lên 6 tuổi tôi muốn thành Napoléon – và đã không thành.Năm 15 tuổi tôi muốn thành Dalí và tôi đã thành.Năm 25 tuổi tôi muốn trở thành họa sĩ giật gân nhất thế giới và tôi đã đạt được điều đó.Năm 35 tuổi tôi muốn xác quyết đời tôi bằng thành […]

Ý kiến - Thảo luận

13:04 Tuesday,7.7.2015

Đăng bởi:  Trần Quang Hiệu

cảm ơn anh Đăng vì những bài viết và tham luận trên Soi, cảm ơn Soi

20:55 Thursday,26.7.2012

Đăng bởi:  Mai duy Minh

NIETZSCHE đã viết: "... Càng nhìn sâu vào sự sống, con người, càng nhìn sâu vào trong thống khổ!" Và nhìn lại toàn bộ lịch sử phát triển của nghệ thuật, tôi nhận thấy sự thoái hóa của linh hồn, chúng ta đang ca ngợi vẻ đẹp của những thứ bẩn thịu và ti tiện, ca ngợi vẻ đẹp thú vật hơn là hướng đến những giá trị thần thánh. Vì vậy, sau cuộc triển lãm "Không thời gian", tôi muốn từ bỏ, muốn thay đổi. Một lần nữa xin cảm ơn anh Đăng.

20:00 Thursday,26.7.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Mai Duy Minh:

Cuốn sách này có 192 trang khổ 23.5 x 31 cm, cho nên, dù rất vui lòng, tôi cũng không có thời gian dịch hết được.

Bìa cuối có mấy cách ngôn Dalí tôi dịch ra dưới đây các bạn đọc chơi.

Cách ngôn Dalí

Van Gogh tự cắt tai; trước khi cắt tai mình, bạn hãy đọc cuốn sách này đi đã.

Mọi thứ đều có thể được làm tốt hoặc tồi; hội hoạ cũng vậy.

Trung thực mà nóí: đừng vẽ thiếu trung thực!

Nếu một thợ sơn cũng có thể chép được tranh của bạn thì đừng có ngạc nhiên rằng, bằng công việc lương thiện của mình, anh ta cũng kiếm được tiền không thua gì bạn.

Nếu bạn từ chối học giải phẫu cơ thể ngườí, nghệ thuật hình hoạ, toán học của thẩm mỹ, và khoa học của cách dùng màu, thì hãy để tôi nói với bạn rằng đó là dấu hiệu rõ ràng của sự lười nhác chứ không phải là minh chứng của thiên tài.

Đừng vẽ các kiệt tác "lười nhác"!

Đừng sợ sự hoàn hảo - bạn sẽ không bao giờ đạt được nó đâu!

Đừng cố làm một hoạ sĩ hiện đại, bởi, thật không may, làm hoạ sĩ hiện đại là một điều mà bạn không sao tránh được.

Nếu bạn tự ý làm ra một thứ xấu xí, thì đừng có ngạc nhiên khi công chúng không thấy nó đẹp.

Bạn nên hiểu rằng hình ảnh kinh ngạc nhất mà óc bạn có khả năng tưởng tượng ra có thể được vẽ lại bởi tài nghệ của một Leonardo hoặc một Vermeer.

Kể từ chủ nghĩa Ấn tượng tới nay, nghệ thuật hội hoạ đã suy tàn thật ấn tượng.

Hoạ sĩ, thà giàu có còn hơn nghèo khổ; và để đạt được mục đích đó hãy nghe theo lời khuyên của tôi.

Hãy bắt đầu bằng cách vẽ được như các bậc thầy cổ điển; sau đó thì thích gì làm nấy - bạn sẽ luôn được kính trọng.

Hoạ sĩ, bạn không phải là diễn giả; vì thế đừng nói mà hãy vẽ đi!

Sự ghen tị của các hoạ sĩ thất bại sẽ là hàn thử biểu đo thành công của bạn.

18:43 Thursday,26.7.2012

Đăng bởi:  123

Đọc bài này xong mới biết cái chân lí tối thượng của Thẩm mỹ
Dù xã hội có thay đổi, tâm thế con người có thay đổi ra sao đi nữa thì nghệ thuật vẫn phải hướng tới chân li này vì đơn giản nó đã là chân lí.
hóa ra cái đống nghệ thuật phương đông chẳng có giá trị gì nhỉ, mấy cái tranh Thiền của Nhật Bản, Trung Hoa chỉ như trò trẻ con...

18:16 Thursday,26.7.2012

Đăng bởi:  Mai duy Minh

..... và còn những trang của những chương sau, đề nghị họa sĩ Nguyễn Đình Đăng vui lòng gửi tiếp lên Soi để mọi người cùng tham khảo. Riêng cá nhân tôi cảm thấy có sự tương đồng về tư tưởng bài viết này. Rất cảm ơn anh và cảm ơn Soi.

13:09 Thursday,26.7.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Em-co-y-kien:

Trong Kinh Tân ước, tại bữa tối cuối cùng Chúa Jesus chia bánh mì cho các tông đồ và nói: "Đây là cơ thể của ta," rồi Ngài rót rượu vang cho họ và nói: "Đây là máu của ta."

Khi nói: "Đã đến lúc gọi bánh mì là bánh mì, rượu vang là rượu vang", Dalí muốn nhấn mạnh rằng đã đến lúc trả lại sự thiêng liêng cho những cái gì thiêng liêng, và đừng mạo danh những điều thiêng liêng để làm những trò nhảm nhí.

Tiếc thay để làm được điều này, trước hết cần có một phẩm chất mà tiếng Anh gọi là HONESTY, tức là tính lương thiện, tính trung thực, không dối trá. Khi xã hội đã đánh mất honesty, thì những nghịch lý mà bạn vừa nêu trở nên ... chuyện thường ngày ở làng ta.

10:09 Thursday,26.7.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Chú Đăng nhỉ, Đa-Li có cuốn sách zật tít khít-khịt thiệt đa.

An-nam làng TA bao năm nay chả ai nói thế bao zờ.

“... gọi BÁNH MÌ là BÁNH MÌ và RƯỢU VANG là RƯỢU VANG...”

Làng cháu cứ gọi bo-bo là lương-thực-thần thì đã sao nào?

Bảo nước-cháo là nước-thánh thì đã chết ai chưa?

Bảo tranh Bờ-Hồ là tranh Hàng-Trống-đời-mới đã chết ai chưa?

Bảo Nhái-sư là Họa-sư đã chết ai chưa?

Bảo Kịch-sĩ là Nghệ-sĩ đã chết ai chưa?

Bảo nước-lã-pha-hóa-chất-TÀU là rượu-ngoại thì có chết ai chưa?

Bảo đậu-tương-xay-với-zầu-ma-zút là cà-phê-TÂY-NGUYÊN thì có chết ai chưa?

Bảo tàu-chiến-ĐỊCH là tàu-LẠ đã chết ai chưa?

Bảo người-có-tâm-với-làng-với-nước là tâm-thần-zỗi-hơi-zách-việc thì có chết ai chưa?

...
...

?????????????????

Ứa-tiết ghê gớm !

7:43 Thursday,26.7.2012

Đăng bởi:  Hưng

Tưởng không phải nói lại tả thần còn thực hơn cả tả thực,... Ngày nay nghệ thuật chỉ thực sự sống động khi nó mang hơi thở và nói tiếng nói của thời đại, thời mà sáng tạo là tiêu chí được đặt lên hàng đầu, một tác phẩm nghệ thuật không phải của thợ sơn, của họa sỹ, mà của nghệ sỹ,…

0:51 Thursday,26.7.2012

Đăng bởi:  Lê Hà

Cảm ơn anh Đăng vì bài dịch rất hay.

13:49 Wednesday,25.7.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

@Em-co-y-kien:

1) Gauguin cắt tai Van Gogh hay Van Gogh không tự sát mà bị một cậu thiếu niên ngộ sát chỉ là những suy đoán (dựa trên những bằng chứng không đầy đủ, chứ không hề có chứng minh). Những suy đoán như vậy không có sức thuyết phục về mặt khoa học.

Xem:

http://www.npr.org/templates/story/story.php?storyId=103990820

http://blogs.ottawacitizen.com/2012/05/25/the-popular-truths-about-van-gogh-may-not-be-true-at-all/

2) Đây là thú nhận của chính Picasso:

Trong nghệ thuật, người ta đã thôi không tìm niềm an ủi hay sự tán dương, mà họ chạy theo những gì gọi là mới, kỳ quặc, độc đáo, hoặc gây tai tiếng… Ngày hôm nay, các bạn biết đấy, tôi vừa nổi tiếng lại vừa giàu có. Nhưng khi tôi chỉ có một mình, tôi không đủ can đảm để coi mình là nghệ sĩ theo nghĩa lớn lao và cổ điển của từ này. Giotto, Titian, Rembrandt, Goya là các hoạ sĩ vĩ đại. Tôi chỉ là một kẻ mua vui công cộng hiểu được thời đại của mình và đã trục lợi được nhiều nhất từ sự ngu đần, tính háo danh, và lòng tham lam của những người đương thời. Lời thú nhận của tôi thực ra còn cay đắng, đau đớn hơn bề ngoài của nó, nhưng nó có giá trị của sự chân thành.

Nguồn:

[1] Origin, No. 12, 2nd series, January 1964, ed. by Cid Corman, Kyoto – Japan.
[2] Life, special double issue dedicated to Picasso, Dec. 1968, p. 134.

12:20 Wednesday,25.7.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...Picasso – trường hợp còn bi kịch hơn Cézanne (trước hết là có năng khiếu hơn, phá hủy và vô chính phủ hơn là tạo dựng và gia trưởng) – thường trích dẫn ngạn ngữ này cho tôi nghe, coi là do mình nghĩ ra và dùng nó như một di sản cho lối vẽ của chính mình. Nói cách khác, ông làm có chủ đích: ông thừa biết cái thứ “nước men” trắng dùng để sơn cửa mua từ cửa hiệu ở góc phố mà ông dùng để quết lên canvas sẽ ngả vàng trong vòng một năm, tương tự như tờ báo trong các tranh cắt dán của ông. Điều này cũng hệt như một tay vô chính phủ biết rất rõ, khi châm lửa vào nhà thờ, rằng hiệu quả hành động của hắn không phải là nhằm gìn giữ nhà thờ mà là để nhà thờ đùng đùng bốc cháy..."

Kỳ lạ thay, ở đây cụ Đa-Li đã hé lộ cho hậu sinh biết rằng-thì-là cụ Pi hóa ra còn đi trước cả đám Hậu-Hiện đại khi zám "vẽ" tranh và biết tranh sẽ hỏng, sẽ mốc, sẽ tự hủy chỉ trong thời zan ngắn...khác zì cánh hậu-hiện đại ngày nay làm tranh bằng bơ mốc bánh mỳ thiu mà vẫn được zân chúng rần-rần hưởng ứng !

Hứng-chí ghê gớm !

12:14 Wednesday,25.7.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...Van Gogh bị điên, tự dưng hào phóng cắt phăng tai trái của mình bằng lưỡi dao cạo râu..."

Ẩu quá ẩu quá, cụ Đa-Li cũng tin-sái-cổ-cò nhời cụ Van-Gốc trằng thì là cụ Van-Gốc tự thiến tai mình.

Tình ngay, lý ngay?

May quá, năm ngoái hè? các nghiên cứu gia về tâm sinh lý thần kinh học móc ngoặc với chiên za hành vi tội phạm học đã cho thấy kết quả tá hỏa:

1. Cụ Gô-Ganh đã zùng kiếm đả thương cụ Van-Gốc trong 1 buổi chiều muộn trên đường quê zất-chi-là bức bối thời tiết cộng thêm với lý zo cụ Gô-Ganh đang định bỏ làng bỏ bạn quyết ra đi tìm đường cứu hội họa kết hợp cũng chả còn chịu được tính khí thất-bình-thường của cụ bạn chí thân Van-Gốc cho nên trong lúc zùng zằng cãi lộn thế nào cụ Gô-Ganh mới thình lình lấy mũi kiếm chắc chỉ nhằm đe cụ bạn ai zè tay kiếm cụ Gô-Ganh lanh quá bén quá mới xơi tái vành-tai-xinh của cụ Van-Gốc.

2. "Hoan hô họa sĩ Van-Goc
Một tai tuy mất nhưng óc còn nguyên..."

Câu chiện tiếp ziễn rằng-thì-là cụ Van-Gốc bị phăng-teo-tai xong trong lòng bỗng zưng lại lo lắng...cho ai? cho cụ bạn Gô-Ganh người lành tự zưng hóa kẻ ác ngơ ngác kia nếu bị CIA hay cớm biết chiện đả thương nghệ sĩ thế nào cũng vào tù mọt gông xong đời nghệ sĩ nên cụ Van-Gốc mới nghĩ ngay mưu cao gói ngay nhĩ vào khăn mùi-xoa rồi tà tà xà về nhà cô-tình-nhân-bé-nhỏ và thỏ thẻ rằng-thì-là nàng ơi anh chơi zao-cạo-ria chả may xảy ra sự cố lạ TỰ TAY TA hạ-sát mất 1 quả nhĩ của TA đây nè nàng zúp TA gấp gáp trị liệu bó-băng vết thương, nhá.

3. Ra viện xong ông cụ Van-Gốc mới muốn ghi nhớ sự kiện bịa-chiện-cứu-bồ liền vẽ ngay bức tranh lổi tiếng để lũ hậu sinh đời sau vừa thưởng tranh vừa mong manh hồi tưởng...SAI ráo !

Zù zì, tình bạn 2 cụ cùng cú xảy tay thiến nhĩ của Gô-Ganh đã khiến Van-Gốc để đời câu chiện li kì và góp cho mỹ thuật 1 bức tranh lạ

ạ!

10:56 Wednesday,25.7.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Bác Dali này ngông quá. Phát ngôn kiểu này, cộng với những nhận xét thẳng thừng về Cezanne hay Picasso mà áp dụng vào văn cảnh Việt Nam thì có mà vỡ đầu (vì bị ném đá).
Có đoạn chú thích tớ không hiểu lắm. .."tác phẩm mỹ thuật phải gây ấn tượng với bạn mà không làm bạn xúc động..". Tớ cần phải tham khảo thêm anh Lê Thái Sơn về vụ này. Có thể bác Dali viết tiếng Tây Ban Nha, dịch ra tiếng Việt có gì nhầm chăng?
Bác Dali tuyên ngôn hăng lắm, khảng khái lắm, chỉ tiếc về cuối đời bác chuyển sang khôn lỏi, chơi ký khống hàng đống giấy tranh in. Giống nhiều cây đa cây đề làng ta, cũng hăng và khảng khái nhưng về cuối đời lại bày trò mèo cho con cháu làm láo. Buồn bác Dali ghê ghớm (hi ECYK), buồn các cây đa cây đề làng ta ghê ghớm.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả