Gẫm & Bình

Khi sự “khéo” làm giảm sự hấp dẫn

Nghệ thuật Đương đại Việt Nam – cuốn sách thứ hai đề cập đến các hình thức nghệ thuật mới ở Việt Nam, vẫn thường được xem như là nghệ thuật đương đại (contemporary art), vừa ra mắt công chúng. Nhưng không như cuốn đầu tiên in dưới dạng song ngữ Việt-Anh (12 nghệ sĩ […]

Ý kiến - Thảo luận

16:38 Tuesday,28.8.2012

Đăng bởi:  Hoa

DINO: ngọc còn có vết mà bạn, nói đến vết của ngọc là nói đến sự thật, còn có cố tình khía vết vào ngọc thì mới nên bị coi là "dìm hàng".:-)

14:32 Tuesday,28.8.2012

Đăng bởi:  DINO

Đọc sách rồi. Thấy nội dung bổ ích và nhiều thông tin, hình ảnh lắm. Cuốn sách đã bao quát về Nghệ thuật đương đại Việt Nam trong hơn hai chục năm qua xem thú vị. Không tệ nên chẳng thể "Dìm hàng" cuốn sách được đâu.
Tặng hai tác giả làm sách VCA 1990 -2010:
Đèo cao thì mặc đèo cao
Dẫu rằng Núi lở, vẫn cao hơn Đèo...
Xin chúc mừng

10:53 Tuesday,28.8.2012

Đăng bởi:  Hoa

Thông đừng "dây cà ra dây muống" thế nào, mình chỉ muốn nhìn từ một điểm là cách ghi tên nghệ sĩ VN trong sách tiếng Anh phổ biến lâu nay thôi. Việc bạn ko được gọi đúng tên chỉ do thói quen khác nhau trong cách viết và gọi tên của người VN mình và người nước ngoài quen sử dụng tiếng Anh thôi mà. Không nên lấy cái "sự sướng" của mình để làm căn cứ đánh giá tiêu chuẩn nhỉ, hic. Chính vì vậy mà mình nghĩ nếu sách của hai tác giả Phạm Trung và Bùi Như Hương cứ để tên nghệ sĩ không dấu theo quy chuẩn hay thông lệ chung, nhưng có 1 lần mở ngặc đơn ghi tên nguyên văn nghệ sĩ mình, hẳn sẽ tốt hơn.

9:52 Tuesday,28.8.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Bạn Hoa ơi. Chúng ta ngồi đây để đánh giá thế giới ngoài miệng giếng là pro hay không pro thì thật vô dụng. Cái chuyện tên nghệ sĩ Việt ra nước ngoài bị gọi nhầm, gọi lẫn thì nhiều lắm. Nhiều bạn bè gọi tớ là ông Phạm, ông Huy.. làm tớ cứ nghệt ra. Vì vậy khi được người khác gọi chuẩn tên mình, thấy vui lắm.
Bạn muốn nhận xét xem Bảo tàng Sing có "pro" không khi mỗi sách làm một kiểu (có sách thì tên có dấu, có sách thì tên không dấu). Bạn muốn họ quy về một dạng duy nhất, trong khi họ thì muốn chỉ đúng nghệ sĩ nhất. Tớ e rằng bạn đang mắc bệnh quan liêu, hình thức rồi đó.

9:00 Tuesday,28.8.2012

Đăng bởi:  Hoa

Gửi Phạm Huy Thông: Mình có cuốn catalogue triển lãm Post Đổi Mới, Vietnamese Art after 1990 của bảo tàng nghệ thuật Singapore, ngay từ bìa và toàn bộ bên trong sách đều đề tên nghệ sĩ VN không dấu, duy nhất từ "Đổi mới" được để nguyên dấu. Nếu theo thông tin của Thông và cuốn cat. mình có thì hóa ra cái bảo tàng này cũng không "pro" nhỉ, mỗi sách ghi một kiểu?! :-)

23:17 Thursday,16.8.2012

Đăng bởi:  Linh cao

Tôi xin góp thêm vài nhận xét từ con mắt đọc sách của người làm gallery, bổ sung cho comment của bác Thanh.
Thứ nhất, khái niệm contemporary theo tình hình mỹ thuật Việt Nam phải được hiểu theo nghĩa những nghệ phẩm và nghệ sỹ mốt nhất, mới nhất, đang nổi đình nổi đám thời thượng, và được giới mua tranh buôn tranh bán tranh nhắc tới săn lùng nhiều nhất, với điều kiện quan trọng là phong cách theo lối đương đại, “theo tinh thần của thực hành đương đại”. Trên thực tế, kể cả sắp đặt trình diễn hay popart đều đã lỗi thời ngay tại một nước chậm chạp như chúng ta, contemporary phải được nhận diện bằng những tín hiệu riêng, buồn thay nó luôn bị nhuốm màu lai căng. Họa sỹ đương đại của chúng ta khi thì giống Tàu, khi chạy theo Tây, bác nào có bản lĩnh thì đã quá già và sáng tác rơi vào chủ nghĩa hiện đại lúc nào không hay!
Vậy nên cái dở nhất của cuốn sách anh Trung chị Hương vừa in là nó na ná như một catalogue cách đây nhiều năm, vẫn mấy khuôn mặt cũ mèm nổi tiếng ấy, mà hoàn toàn vắng bóng hay tệ hơn là cố tình gạt ra những phong cách trẻ trung tràn đầy năng lượng, những cai tên hot nhất, thành tựu nhất luôn được nhắc đên kèm theo giá bán cao ngất ngưởng không phải do ăn may, mà nhờ lao động đáng đươc ghi nhận.
Có phải do hai tác giả quá già hay quá thiếu thông tin, nên không hề tham khảo cả một hệ thống gallery và sưu tập hùng mạnh vẫn chăm chú theo dõi các sáng tác sát sao hơn bất cứ nhà phê bình chưa bao giờ bỏ một xu ra mua tranh mua tượng nào?
Thứ hai, ngoài phần phê và bình yếu kém như bác Thanh đề cập, tôi còn xót xa vì chất lượng in và cách design sách quá kém, mỗi tác giả đôi ba trang ỉu xìu như từ một đất nước bị cấm vận và nghèo đói kinh niên vậy. Sách in tiếng Anh là để thế giới đọc, một tuyển tập sách tranh mang tầm vóc chính thống mà trông buồn quá. Ngữ pháp có thể chấp nhận đôi ba thiếu sót, nhưng quyển sách cần sang trọng và nhiều học thuật hơn. Thà rằng có ít sách, nhưng ra quyển nào giá trị quyển ấy, một lời phê bình hay còn nặng hơn nghìn trang vô nghĩa! Cá tính nghệ sỹ sợ nhất là bị cào bằng, bị xếp hàng một hai bước đều, xem các cuôn sách của Hội mỹ thuật đã toát mồ hôi, xem cuốn Contemporary của anh chị, khối artist mừng vui vì cái tên và cái mặt mình không phải nằm trong list ấy.
Cụ Thái Bá Vân sinh thời có viết khen chê, nhưng không buộc mình vào một tên tuổi nào. Đến thế hệ thầy Thượng thầy Quân cũng chỉ thì thầm nhấp nhô vài lứa hoc trò vài bạn hàn sỹ! Cái chết của nghề làm lý luận phê bình nước mình là chẳng ai chịu quên mình vì sự nghiệp của kẻ khác, và chẳng mấy ai công tâm vun đắp cho cái Tài nào ngoài bản thân.
Mỗi cuốn sách sau khi xuất bản sẽ có đời sống riêng, mỗi nhân sỹ dù có được tung hô hay không vẫn có lộ trình riêng, thân phận riêng. Tôi chỉ e rằng những tác phẩm chưa được chụp ảnh, những cái tên chưa đươc biết đến, lại là nơi cất giữ những giá trị đích thực, mà chúng ta cứ phải chờ đến lúc không còn tính đương đại nữa mới biết mà yêu quý và chạy theo !!!

Hà Nội 15. 8. 2012
Linh Cao

9:28 Thursday,16.8.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Cháu nhất chí với í kiến phản biện khoa học và chuẩn xác về mặt ngữ pháp học về cái cụm:

"Vietnamese Contemporary Art"



"Contemporary Vietnamese Art"

ạ !

Nhớ ngày bé được chọn vào đội tuyển gà nòi của quận chiên đi đấu môn tiếng TA với các bạn TA, cháu được cô-văn cháu zảng cho mấy ví zụ nhớ mãi tới zờ.

Đây: 1 ví zụ về cụm-zanh-từ và vai trò của các thể loại thành phần trong 1 câu có cụm-zanh-từ.

Tỉ zụ như 3 cụm-zanh-từ zưới đây:

1. Chén SẠCH SÀNH XANH

2. Chén XANH SÀNH SẠCH

3. Chén XANH SẠCH SÀNH

Cụm này ai cũng hiểu là kể tả về 1 chiếc CHÉN (không phải BÁT) bằng SÀNH (không phải SỨ) có màu XANH (không phải ĐEN) và SẠCH (không ZƠ), phỏng ạ.

Nhưng với 3 cách bố-cục (hi chú Hòa) khác nhau với những vị trí của các tính từ XANH, SÀNH, SẠCH trong cụm-zanh-từ, người ta đã ngầm có í định muốn nhấn mạnh đến cái tính từ nằm ở đít cụm là cái đặc tính quan trọng nhất bổ nghĩa cho cái thằng chủ-thể/từ đứng ở đầu cụm.

Cụm 1: nhấn mạnh rằng CHÉN (....) màu XANH

Cụm 2: nhấn mạnh rằng CHÉN (...) không bửn, tức SẠCH

Cụm 3: nhấn mạnh rằng CHÉN (...) bằng SÀNH

Rõ-rành-rành ghê gớm !

17:18 Wednesday,15.8.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Ngồi phía xa hơn chị Trâm là đại diện của Quỹ Đan Mạch CDEF

17:16 Wednesday,15.8.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Hiểu biết của tớ có hạn nên không dám bàn nhiều, nhưng tớ thấy bạn Đoàn Vị Thanh hơi khó tính khi đề cập đến việc viết tên nghệ sĩ có dấu hay không dấu. Tớ thấy, với những nghệ sĩ trong nước, chưa gây dựng tên tuổi quốc tế thì nên để tên có dấu, để những bạn đọc và nghiên cứu nước ngoài hiểu là chúng ta đang nói về ai. Chứ ông "Cường" và ông "Cương" đương nhiên là hai ông khác nhau. Tớ thấy các bạn nước ngoài khi làm sách về Việt Nam cũng luôn cố gắng để dấu cho tên người bất cứ khi nào họ có thể. Những chỗ họ không biết hoặc không chắc chắn thì họ lại quy về tên không dấu chứ không phải cố sống cố chết đi theo một chuẩn nào. Mục đích là gọi tên chỉ mặt nghệ sĩ theo mức chính xác nhất có thể. (ví dụ: cuốn "Essay on Modern and Contemporary Vietnamese Art do Bảo Tàng Nghệ Thuật Singapore xuất bản)

Còn với những nghệ sĩ nổi danh thế giới rồi mà lại cứng nhắc chuyển lại tên họ về tên Việt có dấu thì ngược lại cũng sẽ gây nhầm lẫn. Chẳng hạn người bên New York sẽ chỉ biết ông Dinh Q.Lê thôi, chứ còn ông Lê Quang Đỉnh là ông khác, nhái tác phẩm của ông Dinh Q.Lê suốt à. Các địa danh thế giới biết rồi như Hanoi hay Ho Chi Minh city thì cứ để tiếng Anh cho người nước ngoài đọc đỡ bị vấp.

Tớ chỉ dám comment phần nào tớ hiểu thôi, các phần khác xin nhường. Nhưng nhân cái vụ dấu má này, xin thỉnh cầu các học giả nước nhà (nhất là trong các viện, vụ) khi đánh bài nghiên cứu thì làm ơn đánh ngay từ đầu bằng phông chữ unicode giùm. Các vị đánh máy tiếng Việt bằng phông Vn. hoặc phông VNI, sau này tây nó muốn đem sang "bển" in lại trong sách song ngữ đều bị nhẩy phông loạn xạ, phiền lắm. Xin cám ơn.

13:58 Wednesday,15.8.2012

Đăng bởi:  admin

Đã sửa lại, cảm ơn anh Đình Đăng nhiều.

13:48 Wednesday,15.8.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Em thích cái bìa được họa sĩ nào trình bày.

Hách nhỉ.

Nom như có 2 khẩu súng-lục (bìa đầu và bìa hậu).

2 súng-lục là 2 tác-zả chăng?

Xung-phong phết !

13:44 Wednesday,15.8.2012

Đăng bởi:  Nghe nhí

Nghiên cứu nghệ thuật vốn hơi quá sức với hai nhà phê -bình-luận của ta, khi thói quen luận cứ quan điểm khách quan chưa được phát triển. Phạm Trung và Như Hương thường quan tâm đến đời sống mỹ thuật ở Việt Nam bằng cách liệt kê rất lôgic theo kiểu toán học phổ quát cấp thấp, dạng cộng trừ nhân chia.... Việc đó ai đọc sách về nghề mỹ thuật hay thực hành mỹ thuật thì đều nhận ra điều là đó không thể. Với sự cố gắng ra sách lần này tôi rất trân trọng, nhưng Phạm Trung, Như Hương, đùng để cố quá thành quá cố! Vì nền mỹ thuật của ta không phải là sẽ phát triển từ trên mới xuống dưới đâu 2 bạn à! Mong nhìn thêm một đoạn nữa rồi cho ra cuốn sách sau nhé!

13:42 Wednesday,15.8.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

1) Chú thích ảnh 3:

Từ phải sang trái (từ tay phải của người xem ảnh sang tay trái của người xem ảnh) là các ông Cao Chi - giáo sư vật lý, bà Tôn Nữ Thị Ninh, bà chủ tịch viện Goethe, cô Trâm, và hai người nữa nhìn không rõ.

2) Vietnamese Contemporary ArtContemporary Vietnamese Art là hai cụm từ hàm ý khác nhau.

Khi viết Vietnamese Contemporary Art người ta muốn nhấn mạnh "Nghệ thuật đương đại của Việt Nam", chứ không phải là của Lào. Còn Contemporary Vietnamese Art hàm ý "Nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn đương đại" chứ không phải trong thời Lý-Trần.

3) Sự lủng củng về tiếng Anh của một cuốn sách dịch ở Việt Nam là một điều không đáng ngạc nhiên, nhất là trong một cuốn sách dịch ngược, tức dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Những bản dịch ngược như vậy, nếu không được kiểm tra lại bởi một người biên tập native tiếng Anh (tức là tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, như người Anh, người Mỹ, người Úc), chắc chắn có nhiều lỗi về Anh ngữ.

Sách dịch xuôi ở Việt Nam hiện nay (tức từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt) do các dịch giả Việt nam thực hiện còn gặp cơ man nào là lỗi kể cả về ngoại ngữ lẫn tiếng mẹ đẻ, huống chi một cuốn sách dịch ngược. Các vụ dịch thuật "Mật mã Da Vinci", "Bản đồ vùng đất", và "Lolita" chỉ là vài ví dụ điển hình cho hiện trạng dịch thuật "chuyên nghiệp" thời nay tại xứ ta.

Cái thời của những người dịch trình độ cao, sâu sắc mà lại cẩn thận, công tâm như nhóm Lê Quý Đôn tại Hà Nội những năm 1960 quả là đã xưa lắm rồi.

Trong tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của Victor Hugo có đoạn hoàng đế Napoléon Bonaparte gặp ông Myriel như sau. Thấy ông Myriel - lúc đó là linh mục - chăm chú nhìn mình, Napolén hỏi:

Quel est ce bonhomme qui me regarde?

Sire, dit M. Myriel, vous regardez un bonhomme, et moi je regarde un grand homme. Chacun de nous peut profiter.

L'empereur, le soir même, demanda au cardinal le nom de ce curé, et quelque temps après M. Myriel fut tout surpris d'apprendre qu'il était nommé évêque de Digne.

Nhóm Lê Quý Đôn đã dịch đoạn này như sau:

- Lão nhân là ai mà nhìn ta kỹ thế?

- Thưa ngài, ông Myriel nói, ngài nhìn một lão nhân còn tôi nhìn một vĩ nhân. Ai cũng được lợi cả.

Hoàng Đế, tối hôm đó, đã hỏi ông Hồng y tên ông linh mục, và một thời gian sau đó ông Myriel đã rất ngạc nhiên khi biết mình được phong chức giám mục tại Digne.

Cái giỏi của nhóm Lê Quý Đôn ở đây là dùng từ "lão nhân” đối với “vĩ nhân” rất hợp với cách chơi chữ của Victor Hugo trong tiếng Pháp là “bonhomme” và “grand homme“.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả