Gẫm & Bình

Performance hay là Propaganda?

Thú thật, nhìn họ tôi không thấy giận được. Với sự tươi trẻ, chưa bị u ám bởi mưu mô và chưa bị cuộc sống đánh cho bầm dập, những thí sinh lần lượt đi vòng quanh dẫy bia đá của Văn Miếu, sờ, xoa, chạm, ôm, vuốt ve đầu của những chú rùa đá. […]

Ý kiến - Thảo luận

20:26 Tuesday,23.10.2012

Đăng bởi:  beenorgone

Chia bình luận ra làm 2 phần:
Phần 1 nói về ý: "Giá trị của mấy phiến đá trăm tuổi, vâng, của văn hóa nói chung là gì, nếu như không phải là để đem tới cho những con người như thế này một chút an ủi?"
Hơi buồn cười chút bởi "phiến đá trăm tuổi" mà bạn Mai Chi nói đến thuộc về "sở hữu toàn dân" và việc một nhóm người trong cộng đồng (dù đông đến mấy) có ý thích xâm thực nhân tạo đối với mấy "phiến đá trăm tuổi" không dẫn đến việc xác định chức năng mặc định của chúng là để người ta sờ (tìm chút an ủi như bạn nói). Nó giống với việc phá hoại tài sản cộng đồng nhân danh số đông và cái chung. Thế với những người không thích tìm niềm an ủi bằng cách đó thì chức năng của nó là gì? Biết đâu họ cũng có mong muốn giữ lại nó lâu dài như 1 giá trị văn hóa để tìm niềm an ủi nhưng bị số đông thích xâm thực và cái lý lẽ dân túy của bạn lấp miệng?
Hy vọng bạn Mai Chi sẽ nghĩ khi định viết trả lời cho nhận xét này vì tôi sẽ rất vui được dừng cuộc thảo luận với bạn nếu bạn viện dẫn đến số đông trong câu trả nhời của mình ;)
Nhời 2 xin dành cho Phạm Huy Thông: cái chung, hay số đông được xây dựng không phải dựa hoàn toàn trên các lý tưởng mà là sự trộn lẫn giữa các lý tưởng và nhu cầu sống của xã hội. Vì thế cái chung luôn ẩn chứa những thứ không tốt, hư hỏng, chiều chuộng cái tôi bản năng của đa phần con người. Có một số người bất bình với điều đó, họ tự nguyện đứng tách ra khỏi đám đông cộng đồng, không vì vĩ cuồng, không vì không có khả năng hòa nhập, mà vì muốn đối thoại với cộng đồng về những thứ cộng đồng không đem lại (ít nhất là vậy) - một việc cần thiết. Nói dài như vậy để xin đưa ra 1 ý: Tôi thích nhất là lúc Thông nói chuyện với mọi người xung quanh về cái Thông đang làm, nó cho tôi cảm nhận về hình ảnh mẫu người đối lập tích cực mà tôi vẫn hằng ưa thích. Tôi thực chẳng dám lạm bàn về vẻ đẹp của tác phẩm (việc một gã tay ngang không nên làm), chỉ xin có nhời như vậy để thể hiện suy nghĩ.

9:50 Wednesday,2.5.2012

Đăng bởi:  Mike

Theo mình nghĩ chúng ta, những nhà phê bình hạng bét, thường không tách bạch giữa đức tin và tư duy logic. Giống như tôn giáo, đức tin khác với đúng hay sai chứ? Vấn đề có Chúa hay không có Chúa mà chúng ta tin vào Chúa.
Và tôi không nghĩ rằng sờ đầu rùa để có thêm sức mạnh là xấu. Vật chất là gì chứ nếu không phải để phục vụ lợi ích con người.

1:21 Monday,12.7.2010

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Rất cám ơn bạn Mai Chi. Cách bạn viết rất có tính thuyết phục. Bài viết của bạn làm giàu thêm những góc nhận định về tác phẩm của tớ. Bản thân tớ khi bình luận với bạn bè cũng đề cao hơn phần "ready made performance" diễn ra vào buổi sáng khi chúng ta có cơ hội nhìn dòng người đến Văn Miếu sờ đầu rùa. Đó là mục tiêu chính của tớ khi mời mọi người đến ngày hôm đó. Các phần thực hiện tiếp sau là những thử nghiệm ngẫu hứng. Tất nhiên vì ngẫu hứng nên những suy tính cho những phần này không được cặn kẽ, bù lại cảm xúc rất dồi dào (cảm xúc của tớ, còn bạn không có cảm xúc gì thì kệ bạn). Tớ vẫn muốn giữ ý kiến của mình về cách gọi "ready made performance". Theo bạn nói những nghệ sĩ khác đã vẫn sử dụng các cá thể, vật thể và hoàn cảnh bên ngoài. Tớ đồng ý với bạn ở điểm này, nhưng các nghệ sĩ đó cũng phải làm việc vất vả để tương tác với các yếu tố trên. Trường hợp của tớ, tớ chẳng làm gì ngoài mời mọi người đến và bình luận. Tớ dùng từ "Ready made performance" vì đơn giản tớ không muốn mọi người hỏi câu hỏi ngược lại: Thằng Thông nó có làm gì đâu mà nó bảo là performance đó là của nó? (Nói thật nhé, tớ rất khoái là tớ đã nặn ra được cái từ mới là "Ready made performance" he he). Tớ nghĩ bạn dị ứng nhất với cách dùng những cụm từ nặng như: "buôn bán vinh quang", "phá hoại một cách ngu xuẩn"... Xin lỗi nhé, tính tớ thế, khi làm cái gì thì cố làm cho nó cực đoan lên. Cách làm nghệ thuật của tớ nó thế. Bạn xem tranh tớ cũng thấy điều này, nhiều người không thích cái cách này, bạn cũng không thích. Tớ thì chịu không đẽo cày theo bạn được. Xin trích lại câu nói "..Phạm Huy Thông hơi quá chắc chắn về sự ưu việt đạo đức của mình." Câu nói này là một câu nói "chụp mũ" chính cống, giống vô vàn các câu chụp mũ trong các cuộc tranh luận bất tận trên các diễn đàn nghệ thuật. Tớ nói thẳng, tớ không đạo đức gì đâu, nhưng không vì thế mà tớ không có quyền chê bai những hành vi phi đạo đức của người khác. Bạn nghĩ gì khi tớ nói rằng: "Mai Chi phê bình tác phẩm trình diễn của tôi, Mai Chi hơi quá chắc chắn về tài năng làm nghệ thuật trình diễn của mình"? Còn ý cuối cùng của bạn về việc rùa đá dùng để an ủi người này người kia, tớ cực lực phản đối, cái ý đó tiêu cực quá. Nếu ai đến cũng được an ủi một tí thế thì rùa đá chẳng tồn tại được bao lâu, con cháu chúng ta sẽ phải ngắm nhìn rùa xi măng hay rùa composite phục dựng đây? (Nên nhớ rằng việc sờ đầu rùa xuất hiện không lâu, mà nhiều rùa đá đã phải phẫu thuật thẩm mỹ bằng xi măng rồi đấy). Nỗi hổ thẹn của người Hà Nội trong những "lễ hội hoa anh đào", "phố hoa bờ hồ" có lẽ cũng vì những "lấy về làm kỷ niệm", "sờ vào để cảm nhận tinh tế"... làm cho các em hoa tan tác mây trôi hết. Túm lại, phá hoại dưới mục đích hay hình thức nào thì cũng là phá hoại, dẫu cho người thực hiện nó có nhỏ bé, có ánh mắt "trong trẻo" hay "mệt nhọc" như thế nào.
Tớ có cảm giác chúng ta lại sắp nhảy vào một cuộc tranh luận không có hồi kết. Mệt nhỉ.
Để kết thúc phần comment này, tớ xin nói rằng tớ cảm thấy hạnh phúc sau một ngày làm việc ở Văn Miếu, tớ coi đó là một ngày có ích.

18:19 Sunday,11.7.2010

Đăng bởi:  duong

Anh bạn Thông này nói về performance cứ như người xem tường thuật lại World Cup mà hét to đánh thức cả mấy ông hàng xóm xung quanh đêm qua thức xem bóng đá dậy ý nhỉ

20:11 Friday,9.7.2010

Đăng bởi:  Đức Toàn

Đúng, hay, và tình cảm, cảm ơn bạn vì bài viết

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả