Ăn uống

Ăn uống qua tranh: Gà quay rùng rợn với giăm-bông... cũng rùng rợn

Trước đây, chúng ta chủ yếu toàn “ăn chay” với một đống bánh mì, phó mát, khoai tây… mãi mới nghía được một con cá. Nhưng kỳ này chúng ta sẽ xơi được một bức tranh vẽ nhiều protein động vật. Đây là tác phẩm Tĩnh vật với gà quay, giăm-bông, ô-liu, cam, ly rượu, […]

Ý kiến - Thảo luận

17:42 Sunday,16.9.2012

Đăng bởi:  Nguyen Dinh Dang

@Em-có-ý-kiên & Pha Lê:


Tranh tĩnh vật thời Hoàng kim Hà Lan thường chứa đựng các ý nghĩa tượng trưng, chẳng hạn <strong>sự xa hoa bao giờ cũng đi kèm với cạm bẫy</strong>. Vì thế, các tĩnh vật này đòi hỏi người ta không chỉ biết "xem" mà còn phải biết "đọc" tranh nữa! Nhiều khi cái sự "đọc" này không dễ tí nào vì không có từ điển nhất quán.


Tuy vậy, vẫn có một số tượng trưng có thể giải mã được.


Ví dụ trong bức tranh này, con ruồi tượng trưng cho sự phân hủy, ngắn ngủi, chóng tàn của mọi thứ trên đời.


Trái cam tượng trưng cho sự thuần khiết theo truyền thống Thiên Chúa giáo, cho tình yêu của Chúa Jesus với thế giới, nhưng còn có thể bao hàm cả sự sa ngã của con người. Nó gợi cho người ta cần giữ sự chừng mực, vừa phải. Vì thế trái cam còn là trái cây trong các tiệc cưới thời Phục Hưng (Cam ngọt được nhập vào châu Âu từ t.k. 14.). Trong bức tranh "Chân dung Arnolfini" (1434) của Van Eyck - mà nhiều học giả cho là mô tả đám cưới của hai vợ chồng này - có vẽ 1 trái cam trên bệ của sổ và 3 trái cam trên bàn sau lưng người chồng.


Bánh mì tượng trưng cho sự ban phước của Chúa Jesus, vì vậy gợi sự quan tâm tới đạo đức, phẩm hạnh vượt lên trên mọi sự phô trương, khoe khoang.


Hoa hồng thường tượng trưng cho tình yêu và sắc đẹp.


v.v.

13:19 Sunday,16.9.2012

Đăng bởi:  phale

@em-co-ykien: đóa hồng đó để làm gì thì chị chịu, giống như con ruồi mập mạp kia. Vẽ ong với hồng trắng thì còn hiểu được, chứ ruồi và hoa hồng thì...

@ Mỹ Vân: như trong tranh này thì vẫn còn sơ sài lắm bạn ơi, hiện nay các nhà hàng lớn luôn có thực đơn 6 món chưa kể phô mai, rượu, đồ nhắm. Hồi xưa thì 8-10 món là thường. Đầu tiên: uống tí rượu, nhắm với ô-liu và giăm-bông (nhắm thôi, mỗi người vài lát mỏng chứ không phải xơi cả tảng thế kia). Sau đó ăn gà nướng với bánh mì. Kết thúc bằng trái cây và phó-mát.

Ý bạn nó là sung khô? Lê chưa giới thiệu sung muối bao giờ. Bạn không tìm thấy sung khô thì dùng nho khô thay thế. Còn nếu ý bạn nói thịt heo muối xông khói, thì Ân Nam có bán serano ham và parma ham, ăn cũng gần gần giống giăm-bông heo đen trong hình.

12:06 Sunday,16.9.2012

Đăng bởi:  Mỹ Vân

Cảm ơn Pha Lê. Tôi cũng làm theo một số chỉ dẫn của bạn, như tập mua cheese ở cửa hàng mà bạn cho địa chỉ (để uống với rượu vang thôi cũng rất ngon rồi, chưa cần đầy đủ lệ bộ gì cả, thành ra các bữa nhậu của chồng hiện nay tôi nhàn nhã hẳn :-)), mua cá hồi chỗ bạn nói, nhưng tìm mua sung muối lại không có.
Trong một số bài, tôi có thắc mắc là liệu họ có ăn thực thế không, hay các ông họa sĩ đàn ông bày ra để vẽ thế thôi. Thí dụ trong bài này, khi đã có gà quay rồi thì có cần jambon nữa không? Và nếu có thì ăn cái nào trước, cái nào sau? Hay ăn trước sau gì đều được?
Cảm ơn Pha Lê lần nữa.

9:05 Sunday,16.9.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Chị Pha-Lê ơi, sao em thấy bên cạnh đĩa bày o-gà khoả thân có một đoá hồng bạch vậy cà?

1. Bển ngừoi Tây cúng thì cho gà ngậm hồng bạch ạ? Làng Ta thì các chàng gà sống lại ngậm hồng đỏ ở mỏ mỗi khi ngồi lên nóc tủ, chị hí.

2. Hay ngửoi Tây thường nhâm nhi mấy cách hoa hồng bạch như một món khoái khẩu và tạo-záng không thể vắng trong những bữa tiệc hoành tá tràng hoặc có các cô nàng ăn-ít-cười-nhiều điệu là chính chỉ tính kế vặt cách hoa cho đúng vào chữ 'IÊU' theo kiểu nghệ sĩ làng hả chị?

Kì lạ ghê gớm !

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả