Nghệ sĩ Việt Nam

Tường thuật khai mạc TẦM TÃ

            TẦM Tà Các tác phẩm của các họa sĩ: Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Trần Nam, Vũ Hồng Minh, Nguyễn Huy An Curator: nghệ sĩ Trần Lương Bui Gallery 23 Ngô Văn Sở, Hoàn Kiếm, Hà Nội      Khai mạc 16. 7. 2019 Triển lãm từ 17. 7 – 27. 8. […]

Ý kiến - Thảo luận

10:27 Wednesday,10.7.2013

Đăng bởi:  BÌNH DÂN HỌC VỤ

Nghĩ người Việt mình giờ cũng “tầm tã” thật, quá nửa dân số còn chưa hiểu mỹ thuật là gì, hay dở ở đâu, đến ngay phục hưng, cổ điển, tân cổ điển, lãng mạn, dã thú…chi mô còn chưa thông thì đã có vô số những chiến sĩ hăng hái xung phong nhồi nhét vào bộ não vốn đã mệt nhoài của họ những khái nhiệm về ĐƯƠNG ĐẠI, HẬU HIỆN ĐẠI, HẬU CỦA HẬU HIỆN ĐẠI... bla bla…những thứ mà ngay cả đến nơi sản sinh ra chúng người ta còn chưa hiểu hết, hiểu thông??? Xem ra nỗ lực muốn đưa nghệ thuật “nhập thế”, POP hóa, xã hội hóa, sánh vai được với tầm cỡ như Ngọc Trinh hay bà Tưng… cũng còn lâu lắm mới thực hiện được, càng ngày càng chỉ thấy nghệ thuật xa rời quần chúng, làm quần chúng khó chịu và thấy ghét… Nói thật đấy !

18:14 Monday,19.7.2010

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Gửi Nguyễn Viết Tâm: Tớ tán thành việc đặt câu hỏi của bạn cho triển lãm Tầm Tã. Không biết bạn có biết đến tới buổi nói chuyện vào thứ tư ngày 21/7 tại Bùi Gallery lúc 7h tối. Nếu bạn có điều kiện đến được thì nên đến để hỏi trực tiếp. Bản thân tớ sẽ có vài câu hỏi cho cậu An.

15:03 Monday,19.7.2010

Đăng bởi:  Nguyễn Viết Tâm

Tôi đã đi xem Tầm Tã về và có mấy câu hỏi sau xin hỏi curator và nghệ sĩ trong triển
lãm Tầm Tã:


Với nghệ sĩ Trần Lương:
1. Thưa anh, “sợi chỉ đỏ” nào để kết nối bốn tác phẩm rời rạc này lại với nhau?
2. Tại sao anh lại lấy tên triển lãm là Tầm Tã? Việc lấy cái tên có ý chơi chữ, mặc dù
anh giải thích từ đầu là không liên quan đến mưa, nhưng liệu một cái tên như vậy có
thích hợp với một triển lãm mỹ thuật hơn là tên một tập thơ (của các thiếu nữ hay khóc
buồn hoa phượng) không? “Tầm tã” đây là một sự cực nhọc, vất vả dưới “mưa áp
lực” của các nghệ sĩ trẻ? Hay là rộng ra nữa thì thế sự con người Việt ta đang “tầm
tã”?



Với nghệ sĩ Nguyễn Văn Phúc:
1. Thưa anh, tác phẩm Đèn ông sao, tranh bé ôm gà làm bằng nạng gỗ của anh tôi
cảm thấy đơn sơ đến mức quá dễ hiểu. Đại khái là đèn sao vàng vinh quang (Anh đi
bộ đội sao trên mũ/ Mãi mãi là sao sáng dẫn đường! - Núi Đôi của Vũ Cao) và thanh
bình ôm gà được làm từ chất liệu đau thương và mất mát. Thế nhưng ngoài phương
án dễ hiểu đã trưng bày này ra, anh còn những “phác thảo” ý đồ nào khác không?
Để cho tác phẩm có sự hấp dẫn hơn, tò mò hơn, dẫn dắt hơn, nghệ thuật hơn chăng?
2. Tôi không đồng ý với lời viết statement của anh, trong đó anh dùng chữ “tưởng
thưởng” khi nói làm ra tác phẩm này để “tưởng thưởng” cho những “niềm đau chôn
giấu” đó. Thưa anh, chúng ta đều sinh ra những năm 80 của thế kỷ trước, gọi là thế
hệ sinh ra trong hậu chiến và bao cấp, liệu chúng ta có đủ tuổi và tư cách để “tưởng
thưởng” cho các thương binh ấy không?
Với nghệ sĩ Nguyễn Huy An:
1. Thưa anh, tôi có cảm giác tôi hiểu chuyện anh làm với cái bóng. Để cái bàn, hắt
bóng, rắc bột than để định hình cái bóng. Tại sao anh lại chọn cái bàn chứ không phải
là một đồ vật khác? Có ám chỉ gì không khi chọn cái bàn? Đó có phải là một đối tượng
chiến đấu không?
2. Nhưng tôi có cảm giác anh chẳng mất công phu gì mấy khi làm tác phẩm này. Phải
chăng với mỹ thuật đương đại, chỉ cần nêu ra một ý tưởng thông minh là đủ, chẳng cần
phải thực hiện những thao tác gọt giũa vặn vẹo tinh vi với các vật liệu tạo hình để “tạo
hình” nên một cái gì đó kỳ thú? Nếu vậy thì chỉ cần nói hoặc viết lên tường mà chẳng
cần phải thực hiện gì nữa có được không ạ? Người xem dù sao cũng hiểu cả ngay mà!
Với nghệ sĩ Nguyễn Trần Nam:
1. Thưa anh, một câu hỏi riêng tư thôi, khi giới thiệu những cái tượng lật đật nghiêng
ngả như đồ chơi kia là những người trong gia đình anh, họ nói thế nào ạ?
2. Thưa anh, tôi tâm đắc với anh là bất kỳ một con người nào với tư chất và sinh lý
bình thường thì cũng phải có lúc ngả nghiêng (trong tâm tư), nếu như họ có đủ hỷ, nộ,
ái, ố thất tình lục dục. Có lẽ chỉ có các bậc chân tu hoặc những người đã chết thì mới
không nghiêng ngả… Nhưng như thế thì đâu phải là một đặc điểm riêng thì xã hội ta
mới có?



*Với họa sĩ Vũ Hồng Ninh:
1. Thưa anh, anh có theo đạo Phật không? Việc anh lấy hình tượng Thích Ca sơ sinh
để “cười nhạo” với một câu chuyện mới của tác giả, anh có lo lắng rằng các Phật tử
sẽ phản đối không? Thậm chí biểu tình? Hoặc nấu chảy tác phẩm của anh? Anh có sợ
rằng một khán giả nào đó, nhân lúc không có ai trông tác phẩm, thì họ không những
không sờ vào cục xà phòng đó rồi rửa tay như anh muốn, mà họ bẻ luôn cái bàn tay xà
phòng xấc xược đó không?

15:28 Saturday,17.7.2010

Đăng bởi:  admin

Cảm ơn Gaogao và họa sĩ Phạm Huy Thông đã bổ sung giúp tên họa sĩ Trần Hậu Yên Thế.

15:15 Saturday,17.7.2010

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Người mà anh Hoàng già đang nói chuyện là anh Trần Hậu Yên Thế, một họa sĩ học từ Trung Quốc về, bây giờ đang làm trong trường ĐH Mỹ Thuật (Yết Kiêu). Còn họa sĩ Phạm Huy Thông tớ đây đang nói chuyện về máy ảnh với cậu Vinh, đang học ở học viện Mỹ thuật Trung Ương Bắc Kinh.

13:27 Saturday,17.7.2010

Đăng bởi:  gaogao

a Hoàng nói chuyện với anh Trần Hậu Yên Thế.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả