Gẫm & Bình

Chỉ hơi đố kị tí thôi

(SOI: Đây là cmt của bạn Hoa Nguyen – xin lỗi không có dấu nên Soi đành để nguyên tên – cho bài “Xét cho cùng là say mình“. Một cmt rất nhiều thông tin hay. Xin được đưa lên thành bài để dễ theo dõi).   Không phải nhà phê bình nghệ thuật Phương […]

Ý kiến - Thảo luận

20:48 Thursday,11.8.2011

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN

Tôi không ưu ái Soi nhưng có thể nói trang web của Soi như một cái chợ lớn, vậy nhiều thành phần là lẽ đương nhiên. Còn những trang web bé như một của hàng thì có thể chuyên bán một loại hay một số loại nào đó là lẽ thường thấy.

17:35 Tuesday,20.7.2010

Đăng bởi:  Lê Hà

Soi ơi nếu bạn theo chủ trương chó phải đi cửa chó, mèo phải đi cửa mèo thì mình xin lỗi nhé. Đùa chứ mình bận quá, đi công tác vùng sâu vùng xa suốt nên lâu lâu mới vào được Soi, vào được thì cũng cứ mải sa đà vào cãi vã với chọc ngoáy nên không để ý bài bào với bài nào. Xin lỗi Soi nhé.

17:19 Tuesday,20.7.2010

Đăng bởi:  admin

Lê Hà ơi, Soi đề nghị bạn từ nay sẽ cmt vào đúng bài, đúng đề nhé. Thí dụ trong loạt bài "Sờ thấy vinh quang" thì không thấy bạn cmt, nhưng ở đây, khi đang bàn về Marina thì bạn lại đưa chuyện sờ đầu rùa của Phạm Huy Thông vào! Soi cho rằng các kiến thức về performance art hay art chung gì đó của bạn đều rất quý, rất tốt, nhưng phải tính cách gì khác thôi để mọi người không sa vào những cuộc cãi nhau tiềm năng và đi xa đề. Về phản hồi cho bài của Hoa Nguyen, bạn có thể cmt thẳng vào bài ấy (thay vì bài này) hoặc viết thành bài trọn vẹn và gửi về soihouse. Cảm ơn bạn nhiều.

17:05 Tuesday,20.7.2010

Đăng bởi:  Lê Hà

Thông ơi sao im ắng thế. Mình cứ lo cậu giận mình. Nhưng thôi đã nói rồi thì xin nói cho hết. Thật tình là mình thấy cái "performance art" của cậu ở Văn Miếu nó đích thị là propaganda hơn là art. Đừng hiểu sai mình nhé, với mình propaganda chưa chắc đã không bằng art, nhưng mà so sánh nó với Abramovic mình thấy không chịu được. Cái performance của cậu, có lẽ mình xin được so sánh nó với cái màn khỏa thân "I'd rather go naked than wear fur" của mấy cô supermodels thời thập niên 1990s hơn. Đừng tự ái nhé, mình tin rằng đến Abramovic nếu mà có thân hình đẹp như mấy cô siêu mẫu ấy chắc cũng chẳng nỡ lòng nào mà tự đâm tự chém thân mình, mà từ chối cơ hội khỏa thân vị nghệ thuật vì cộng đồng thế đâu. Về cmt của bạn Hoa Nguyễn mà Soi mới đăng lên thành bài, xin phép cho minh vài tiêng nữa, tĩnh tâm lại mình sẽ trả lời nhé. Vừa bị mấy cậu đồng nghiệp lôi đi nhậu giữa giờ, đầu óc cứ beng beng hết cả.

4:10 Tuesday,20.7.2010

Đăng bởi:  hoang

đính chính lại tí nhé!
quân phục được sử dụng trong bức ảnh của M-Abramovic sử dụng trong bức ảnh gia đình không phải của VN như nhiều người nhận vơ mà là của bát lộ quân TQ, súng sử dụng ở đây là súng nhựa nên ko nên bàn về chi tiết đó mà hãy nhìn tổng thể hiệu quả của bức ảnh

2:56 Tuesday,20.7.2010

Đăng bởi:  Hoa Nguyen

Tôi biết đến trang mạng này thông qua giới thiệu của một người bạn một tháng trước đây, bạn Trần Nam- một nghệ sỹ có tác phẩm trong triển lãm "Tầm Tã" mà các bạn không ngừng chê bai vừa rồi. Ngay khi xem các cmt của mọi người trên này, tôi đã nghĩ không mất thời gian vào trang mạng này làm gì, tuy nhiên, sau khi đọc một số bài dịch về nghệ thuật , tôi thấy thích tinh thần cầu thị của các bạn. 5 năm trước đây, có vài người trong giới nghệ thuật đương đại bỏ thời gian công sức để dịch và tập hợp lại các bài viết giới thiệu, nhập môn nghệ thuật hiện đại và danh sách các nghệ sỹ khá công phu, các trường phái đang thịnh hành toàn cầu. Lúc đầu, trang mạng thật sự có ý nghĩa và giúp đỡ các nghệ sỹ trẻ cũng như số ít công chúng yêu nghệ thuật thuần túy ở Việt nam muốn tìm hiểu, sau rồi, rất nhiều người ngoa ngôn vào, có những ý kiến chuyên môn thì ít hoặc không có, mà chê bai, bới móc, hằn học thì rất nhiều. Cuối cùng người tâm huyết nhất cũng up bài thưa dần và ngừng hẳn. Không phải vì họ không có bản lĩnh nghề nghiệp hay tình yêu nghệ thuật đã nguội lạnh, mà đơn giản họ cảm thấy phí thời gian cho những gì không đáng. Nghệ sỹ đương đại ở Việt nam và cộng đồng quan tâm đến nghệ thuật đương đại ở Việt nam là một nhóm rất nhỏ, thường thì triển lãm nào cũng chỉ từng ấy con người, vì vậy, những ai đi xem thật sự và quan tâm thật sự, chúng tôi biết rõ. Cũng như ý kiến trên này, ý nào đáng để quan tâm và có giá trị, ý nào không cần phải mất thời gian chú ý, chúng tôi hiểu rõ.
Trước hết, để trao đổi với các bạn theo phái "chê hết nước" một cách vô căn cứ (đọc đi đọc lại cmt của các bạn, tôi không thể hiểu các bạn chê như thế thì giải quyết cái gì, hầu hết là thái độ oán trách tác giả, oán trách tác phẩm vì không hiểu và không dám hỏi - chúng tôi xin hỏi: có thể làm gì để cho các bạn được nhẹ nhàng hơn?!). Một số bạn so sánh thẳng tưng với nghệ thuật ở Tây, ở Tàu , ở Hồng Kông, ở Nhật...vv... Các bạn có so sánh với mặt trăng hay Sao Hỏa, tình hình cũng không khá hơn.Vì, nghệ thuật có con đường riêng của nó, nhất là nghệ thuật thị giác. Cuối tk 19-đầu thế kỷ 20, kể từ trường phái Ấn tượng -lần đầu tiên nghệ thuật có tính quốc tế hóa, một trường phái- diễn ra ở vài nước. Đến giữa thế kỷ 20, khi chủ nghĩa Hậu hiện đại (phải nói là nghệ thuật thị giác nói chung và mỹ thuật nói riêng, phát triển nhanh nhỉ?!), thì nghệ thuật được toàn cầu hóa. Về vấn đề này, bảo tàng MOMA (New York) đã từng có các triển lãm trưng bày tác phẩm cho các nghệ sỹ từ các nước ngoại biên (nghĩa là không nằm trong các trung tâm nghệ thuật lớn của thế giới như Châu Âu, Mỹ và các nước phát triển giàu có), song song với các siêu sao hội họa hiện đại của Phương Tây như Frank Stella, Sol Le Wit, Jasper John,....Trong triển lãm này, người xem có thể thấy tác phẩm vài năm trước của một nghệ sỹ ngoại biên giống hệt tác phẩm của một siêu siêu nghệ sỹ Phương Tây sau đó. Điều đó làm rõ rằng: hệ thống xã hội vô cùng quan trọng, nghệ sỹ ngoại biên có những thiệt thòi nhất định. (Điều này chiều nay tôi vừa trao đổi với bạn Nguyễn Huy An). Những nghệ sỹ ngoại biên nổi tiếng thế giới như Anna Mendietta, Felix-Gonzalez Torres (gốc CUBA), Marina Abramovich (gốc Nam Tư), Anish Kapoor (Ấn Độ), Fernando Botero (Columbia),Christo (Bungari)...vv... đều đến Mỹ và các nước Phương Tây để thực hành nghệ thuật. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, từ khi sản sinh ra công cụ internet khiến toàn cầu hoá thông tin một cách mạnh mẽ, giải nén cho các nước ngoại biên và các nước hậu thuộc địa với tâm lý yếm thế sợ Tây, nghệ thuật hiện tại dường như đầy nghi vấn, quay về với bản ngã dân tộc hoặc các nhóm thiểu số,hoặc đi vào những nhánh nhỏ và sâu. Ở nước ta, tôi không muốn đổ lỗi cho hệ thống giáo dục, nhưng cũng là một cách chia sẻ với các bạn: trường mỹ thuật dạy chay rất nhiều, và, hoàn toàn không có thông tin về nghệ thuật hiện đại vào thời kì tôi theo học (từ năm 97 đến năm 2002). Chúng tôi phải tự đi tìm, cắt những mẩu nhỏ từ các tạp chí nước ngoài, thèm khát thông tin trong vô vọng. Các thày cô dạy Sử Mỹ Thuật dạy rất "đúng theo sách": dạy về nghệ thuật Byzantine, Lưỡng Hà hay Babylon , cũng không hề cho biết (hoặc là cũng không biết) là nó ở nước nào, trên khu vực nào theo sử sách bấy giờ. Đến nỗi sau này ra nước ngoài, tôi phải thú nhận với một người bạn đồng nghiệp là do cách dạy ở Việt nam mà tôi cứ ngỡ Byzantine là ở Trung Cận Đông! Tiếc là hồi đấy tôi không hỏi tại chỗ nên cũng ức giống bạn gì ở đây vừa đi triển lãm "Tầm Tã" về. Thế đấy.Vì vậy, cái gì để anh tiến xa và sâu hơn trong nghề nghiệp nghệ thuật của mình? Chỉ là tinh thần tự học, tự tìm tòi nghiên cứu, có óc phân tích và nhận định, có bản lĩnh nghề nghiệp để mà không dao động trước những khó khăn do nghề nghiệp nghệ thuật mình đã chọn. Thứ nữa là, tin vào chính mình, tin vào khả năng tỏa sáng bằng lao động, học hỏi, nghiên cứu nghiêm túc của chính mình chứ đừng tin vào các hệ thống đánh giá khác. (Ví dụ về triển lãm mà bảo tàng MOMA đã làm đủ để cho bạn thấy rõ điều này).Tôi cũng xin có ý kiến với một số bạn châm chích và đả kích không có văn hóa ở đây rằng: nếu các bạn cứ tiếp tục như thế - mọi người chỉ cảm thấy khó chịu trước sự hằn học vô lý của các bạn.Ngoài ra, nói thế này không phải có ý xúc phạm các bạn (tôi xin lỗi trước vì nếu dù không cố ý mà các bạn vẫn thấy bị xúc phạm) nhưng một câu phổ biến của của chúng tôi trong tình huống như thế này là "trăng cứ sáng, chó cứ sủa, và đoàn người cứ đi".
Nghệ thuật đương đại là thứ chưa được đánh giá vào thì hiện tại, thật ra thì Abramovich, Vito Aconte hay Joseph Boye... các tác phẩm thời kì đầu cũng nhận vô số sự chê bai, dè bỉu của người đời. Mà thậm chí khi tên tuổi lừng lẫy rồi vẫn còn bị chê bai. Đấy là nghiệp của một nghệ sỹ, chúng tôi chả lấy gì làm ngạc nhiên hay thất vọng, cũng chẳng buồn tự ái con con.
Thứ hai, đối với các bạn thật sự yêu thích, muốn tìm hiểu, kỳ vọng và cũng đang thất vọng vào nghệ thuật đương đại Việt Nam thì hiện tại. Tôi xin có đôi lời với các bạn:
1/Chúng tôi thật sự xin lỗi vì đã không đáp lại được tình yêu nóng bỏng mà các bạn dành cho. Nghệ thuật đương đại đang đi theo đúng tiến trình, hiện nó đang trong giai đoạn cần phải bắt tay vào làm, phải thất bại, phải ngã vỡ mặt (thường thì sau thất bại người ta học được nhiều hơn là sau mỗi thành công) - sau đó mới có các tác phẩm đọng lại để xếp loại, để sưu tập, để đánh giá và đưa ra cho thế giới - không khác gì một đứa trẻ phải đẻ, phải nuôi, phải dạy học, phải biết tiếng Anh - vi tính rồi phải biết chạy lùi 50 mét, bố mẹ mới dám cho thi vào trường Chuyên, lớp chọn được! Xin các bạn đừng nóng vội.
2/Trong lúc chúng tôi tập luyện này nọ, các bạn cũng nên nghiên cứu nghệ thuật học, dân tộc học, triết học,...để chúng mình cùng trao đổi thông tin, đặng đầu tiên nói chuyện được với nhau, sau giúp nhau cùng tiến. Tôi biết sở dĩ các bạn chuyên môn không phải phê bình lý luận mỹ thuật (tệ quá, khoa đấy của trường tôi - cụ hấp hối hơi lâu), mà các bạn nhiệt tình vào đây phê bình cho chúng tôi là vì sự sốt sắng đối với nghệ thuật đương đại Việt nam. Các bạn biết tỏng tòng tong, nghệ sỹ đương đại chúng tôi đi xe một bánh từ lâu rồi. Nghệ thuật đương đại Việt nam thiếu phê bình lý luận chuyên nghiệp,có vài người thừa năng lực nhưng lại thiếu thời gian. Hoặc lại còn chuyển hẳn sang làm thực hành nghệ thuật cho bõ tức. Thế nên chúng tôi lại càng mất cân đối lực lượng.
3/Không phải ôn nghèo kể khổ, nhưng, nghệ thuật thị giác ở Việt Nam đúng là cảnh "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng". Để làm được một tác phẩm hoặc một triển lãm, ngoài hi vọng vào tài trợ, chúng tôi chỉ còn biết vay vỏ lung tung, rồi đánh đề đánh lô cầu may, chứ vẽ minh họa mòn đầu ngón tay với lại chép tranh rởm lấy đâu mà đủ tiền - rẻ lắm, các bạn tìm hiểu thử thì biết chứ đừng nói đùa, nhiều người tưởng lầm là họa sỹ thì dễ kiếm tiền lại cho con thi mỹ thuật thì khổ. Bên cạnh ý tưởng tư tưởng của tác giả, tác phẩm hay hay không phụ thuộc vào ngân khố là có thật.Chất lượng của tác phẩm phụ thuộc vào ngân khố là khoảng 40%, cho những ai chi tiền thật! Nghệ thuật hay nông nghiệp, hệ thống nào cũng thế thôi, chỉ có ý tưởng xuông mà không có tiền thì cũng chỉ có sản phẩm hão! Thường thì 99% sinh viên trường Yết Kiêu tốt nghiệp xong là về ăn cơm với bố mẹ theo đúng nghĩa đen. 49% trong số đó ngay lập tức đổi nghề do không chịu được áp lực. 50% trong số đó, hi vọng qua hôn nhân sẽ tìm được bạn đời nhận nuôi mình và tài trợ cho mình làm nghệ thuật (chắc hi vọng như vậy đến cuối đời mất! 1% bị điên hoàn toàn- được gọi bằng danh "sưng" mỹ miều là "nghệ sỹ đương đại".
Thứ ba, trao đổi với một số bạn làm báo về cụm từ curator. Cách các bạn nói dễ gây mất đoàn kết cho nghệ sỹ và curator quá, trong khi thực ra, ở các nền nghệ thuật phát triển, tên nghệ sỹ và curator không thể tách rời. Ở Nhật Bản từ thời kì Chiêu Hoà (1926-1989) đã có thông lệ này."Curator" hiểu theo nghĩa thông dụng nhất, là người phụ trách và giám tuyển nghệ thuật của một triển lãm, dự án, chương trình, nhà trưng bày hay bảo tàng. Curator làm việc với các bên để đảm bảo các show nghệ thuật được diễn ra thành công và chất lượng. Mỗi curator có một cách làm việc riêng, một phong cách giám tuyển nghệ thuật riêng. Nghệ sỹ phải biết trách nhiệm của mình khi tham gia vào và hoàn toàn tự do lựa chọn xem mình có nên tham gia hay không. Đấy là cách làm việc công bằng, trách nhiệm và chuyên nghiệp, nếu, các bên tham gia đều làm đúng chức năng. Thường thì curator không thể can thiệp vào tác phẩm của các nghệ sỹ. Góp ý thì được. Các bạn nên xem film "Don King only in America" để hiểu và thông cảm hơn với những ai làm nghề bầu sô.

*Một nhắn nhủ đến các bạn dịch thuật: internet là công cụ hữu ích, tuy nhiên , có tính 2 mặt. Khi chọn dịch bài nào, các bạn nên tìm hiểu, kiểm chứng xem nguồn tin có đáng tin cậy không - khỏi thì phí công. Ngoài ra, một số thứ không thể đốt cháy giai đoạn được. Nghệ thuật có lịch sử phát triển của nó, cần phải nắm rõ thì mới đủ lý luận để phân tích, nhận xét hay phản bác.
Cuối cùng, có lẽ tôi đã nói quá dài và sắp lăng nhăng rồi.Tôi chỉ muốn nói nốt một điều với SOI: Thật sự, nghệ thuật Việt nam cần có các diễn đàn thảo luận dân chủ, khách quan và văn hóa. Tuy vậy, diễn đàn nào cũng phải có quy chế, mặc dù style có thể là rất tự do. Chất lượng của một diễn đàn phụ thuộc vào admin. Hãy là Soi Sáng, đừng là Soi Mói… Đầu tiên là thế đã.

0:01 Tuesday,20.7.2010

Đăng bởi:  Lê Hà

Thông ơi lại phải cãi nhau với cậu rồi. Phải nhận cái vai ôm đít Tây mà phê phán cái đầu của nghệ sĩ nhà mình, tớ cũng nhục lắm, nhưng mà quả thực tớ phải đề nghị cậu tìm hiểu thêm về các tác phẩm thời trẻ của Abramovic rồi hẵng đề xuất thay tên bà ấy vào cái cmt của tớ về các nghệ sĩ nhà minh. Có ai lại đề xuất đổi tên New York thành Hà Nội và cho rằng sau đó NY sẽ giống y như Hà Nội bao giờ (phải nói thêm là dù có bị bệnh thích ôm đít Tây đến mấy thì có cho tiền tớ cũng không đổi NY thành quê tớ thay cho Hà Nội đâu nhé). Thay cho lời kết, xin nhắc lại một trong những màn performance đình đám nhất của Abramovic hồi trẻ (có thể cậu đã đọc rồi), trong đó bà ấy nằm trên một cái bàn để đầy những dụng cụ, có cái gây khoái cảm, có cái gây đau đớn, có cả một con dao nhọn và một khẩu súng trong đó có lắp sẵn một viên đạn, và cho phép công chúng có quyền muốn làm gì thì làm với thân bà ấy bằng những dụng cụ ấy. Lúc đầu khán giả cũng dè dặt, nhưng sau đó tăng đô dần, có người lấy dao xé rách quần áo của bà, đâm gai hoa hồng vào người bà, có người gí súng thẳng vào thái dương bà. Bà vẫn nằm đủ 6 tiếng đồng hồ dù có những lúc sợ hãi tột cùng, và sau đó điều bà nhận ra là "nếu phó thác thân mình cho công chúng, mình hoàn toàn có thể bị giết". Thông điệp của màn này với đứa đầu đất như tớ thì cũng giản dị thôi, ấy là đã làm nghệ sĩ thì phải chấp nhận phó thác thân mình (hay ít nhất là tác phẩm của mình) cho công chúng tùy ý mà mổ xẻ (còn chấp nhận đến mức nào lại còn tùy mình dám liều chết đến độ nào). Cậu cứ chửi tớ ôm đít Tây tùy thích, nhưng nếu cậu tin và mong muốn (cũng như tớ) là có ngày sẽ có Tây sang nước mình mua tranh của nghệ sĩ nhà minh với giá trên trời để về treo ở Carnegie Hall thì cậu cũng phải chấp nhận sự thực là vẫn có những đứa Annamit như tớ cứ khen Tây và chê ta, cho đến khi nào có người nhà mình (cậu chăng?) dám ít nhất là thử làm lại cái màn trình diễn nói trên của Abramovic (bọn nó vừa diễn lại ầm ầm ở MoMA vừa rồi đấy). Nói trước nhé, nếu người đó là cậu, tớ sẽ đến và xẻo vào mông cậu một cái đấy, để bõ cái ức mang tiếng ôm đít Tây :)

22:44 Monday,19.7.2010

Đăng bởi:  admin

(Đây là cmt của Phạm Huy Thông, không hiểu sao không hiện lên mà chỉ nằm trong dashboard. Soi xin post lại): Lê Hà ơi. Cám ơn bạn đã giúp tớ hiểu tốt hơn về Abramovic nhé. Tớ được cái không giấu dốt, cái gì không hiểu thì hỏi ngay, cũng không phải tỏ ra là mình tinh mắt hay khó tính. Nhưng bạn trả lời tớ một câu mà cũng không quên chọc tớ một phát, chọc luôn các nghệ sĩ khác. Bạn cũng đáo để lắm. Vâng, Việt Nam là một nước con con, có lượng nghệ sĩ con con, lượng khán giả nghệ thuật con con và những tấm lòng yêu nghệ thuật cò con như bạn. Và những nghệ sĩ Việt Nam vẫn đang ngày đêm loay hoay thoát ra khỏi cái vũng "con con" ấy để mong một ngày thành những tên tuổi như Abramovic. Khen vuốt đuôi những thành công của Abramovic thì dễ lắm, nhưng tớ chắc lúc trẻ, khi cởi truồng, đâm chém bản thân mình, chủ định hay không chủ định gây shock cho người xem, Abramovic cũng nhận được không ít những lời bình luận dè bỉu giống cách bạn chê chúng tớ. Tớ thử thay nhân vật vào câu của bạn nhé: "Nghĩ mà buồn cho Abramovic nhà ta, performance art kiểu gì quanh đi quẩn lại chỉ mấy trò cởi truồng đóng khố rủ rít..." Mong bạn yêu nghệ thuật bằng tấm lòng đại lượng, cùng với những góp ý mang tính xây dựng. Chứ cứ cái kiểu nhổ toẹt vào tất cả các tác phẩm mà chúng tôi đang loay hoay làm thì không ai dám chạm tới bạn nữa. Đừng cò con nữa Lê Hà ơi.

16:24 Monday,19.7.2010

Đăng bởi:  admin

Ối, Soi nghĩ là bài tường thuật của Soi chỉ là một góc nhìn của Soi, không thay thế được việc đi xem tác phẩm bằng mắt, trừ phi bạn ở xa hoặc đang dưỡng thương không đến được :-). Nếu đang ở Hà Nội, Lê Hà nên đến Bùi Gallery để xem thì sẽ khách quan hơn bạn ạ. Sau đó chúng ta hẵng bàn tiếp.

16:14 Monday,19.7.2010

Đăng bởi:  Lê Hà

Đã lỡ cãi nhau rồi thì cũng xin nói nốt cho hết ý. Thú thực là xem tường thuật cái buổi Tầm tã ở Bùi Gallery thấy mà cám cảnh quá với những trò trình diễn con con mà con nít cũng nghĩ ra được như vậy. Chắc anh Trần Lương có mưu đồ to lớn hơn, làm cho mọi người thấy làm nghệ thuật dễ quá, sắp đặt nhanh nổi tiếng quá, để mà sắp tới nhà nhà làm nghệ thuật, người người làm nghệ thuật, kiểu "trăm hoa đua nở trăm nhà đua tiếng" chăng? Nghe cũng hợp với dự án mang nghệ thuật về với bản làng của anh đấy chứ. Khổ cái thân tôi, xem bài tường thuật xong mà chí khí thành nghệ sĩ cũng cứ hừng hực, đi quanh nhà gặp thằng con ba tuổi ị xong không gọi người đổ bô mà lại đi cắm ngược cái bình sữa đang tu dở vào trong đấy, thấy cũng có thể làm thành một cái anh-xờ-tông-lây-xần như ai. Biết sao đây bây giờ hả Soi?

16:12 Monday,19.7.2010

Đăng bởi:  admin

Lê Hà ơi, Soi nghĩ thế này này: việc hôm nay Marina Abramovic ngồi được suốt 3 tháng nhìn vào mắt người xem là kết quả của cả một quá trình người diễn được đi đến cùng và người xem phóng khoáng đến cùng. (Đọc cmt của bạn thì chắc bạn cũng đã rõ về những màn trình diễn thời 70 của Marina). Sau rất nhiều "động" thì người ta mới "tĩnh" đến tận cùng được, như Marina Abramovic trong The Artist is Present ngày nay. Cũng thế, phải có một tình yêu và sự hợp tác mạnh thế nào với Ulay thì mới có màn chia tay đầy kịch tính như thế. Xét cho cùng Lê Hà ạ, không phải cứ chê là đổ lỗi đâu, nhưng làm nghệ sĩ ở nước mình đâu có toàn tâm cho nghệ thuật được (như Marina): nào là lo xin học cho con, nào là lo tắc đường, nếu vợ kinh doanh thì lại còn phải lo nói chuyện với phường để khỏi bị hạch sách... Bao nhiêu cái lo đời thường làm nhụt chí nghệ sĩ mình. Rồi sự kiểm duyệt đạo đức, chính trị từ mọi phía khiến nghệ sĩ luôn phải thủ sẵn lá bùa "ám chỉ". Chừng nào còn phải dùng "ám chỉ", chừng đó nghệ thuật còn chưa sải cánh được. Soi nghĩ thế.

15:56 Monday,19.7.2010

Đăng bởi:  Lê Hà

Soi ơi, bạn lại lặp lại một trò cũ mèm nữa của nghệ sĩ nước mình là hễ cứ bị chê tác phẩm thì lại đổ riệt lỗi cho kiểm duyệt. Liệu nước mình có kiểm duyệt kiểm duyệt đến mức cấm nghệ sĩ ngồi yên bất động hàng giờ chỉ để nhìn vào mắt người nào muốn nhìn họ? Liệu có cấm nghệ sĩ nhà mình mỗi người đi từ một đầu đường mòn Hồ Chí Minh để gặp nhau ở giữa đường và ôm hôn tam biệt? Không có kiểm duyệt bào là đủ mạnh nếu người nghệ sĩ có sức sáng tạo và quan trọng hơn là đủ lớn để không sa đà vào tiểu tiết, vào những cái tức tối con con, bất bình con con, phản kháng con con, tất cả chỉ để che đậy những tài năng cũng con con không kém.

15:44 Monday,19.7.2010

Đăng bởi:  admin

Ôi Lê Hà ơi, có người khuyên Soi không nên nhảy vào tranh luận tay đôi với bạn đọc, nhưng đọc cmt của bạn, một mặt là cảm ơn vì bạn cung cấp thông tin và trả lời câu hỏi của họa sĩ Phạm Huy Thông, một mặt cũng thấy ngứa miệng muốn cãi lại với bạn: Thật khó để so sánh các tác phẩm nước ta với các màn trình diễn của Marina, đương nhiên là thua rồi, nhưng bạn cũng phải xét đến yếu tố kiểm duyệt từ chính quyền cũng như con mắt xét nét đạo đức từ người xem nữa Lê Hà ạ. Soi nghĩ là rất dễ cho một nghệ sĩ trở nên nổi tiếng tại Việt Nam (bằng truyền thông, bằng trả lời phỏng vấn gây shock...), nhưng cũng rất là khó để một nghệ sĩ tại Việt Nam đi đến "kịch" con đường sáng tạo.

14:51 Monday,19.7.2010

Đăng bởi:  Lê Hà

Xem tiểu sử của Abramovic tren wikipedia thấy nói ngày xưa bố bà bỏ mấy mẹ con ra đi từ khá sớm, mẹ bà (vốn là một quân nhân) nuôi hai chị em bà trong một không khí rất quân sự. Cho đến năm 29 tuổi bà vẫn không bao giờ về nhà sau 10h đêm. Bà tâm sự "Đôi khi nghĩ lại thấy thật điện rồ. Tất cả các trình diễn của tôi hồi đó đều diễn ra trong buổi tối và hoàn tất rất sớm trước 10h đêm. Tôi tự cắt minh, quất mình, đốt cháy mình, suýt mất mạng trong ngôi sao lửa, tất cả những việc đó đều được thực hiện trước 10h đêm để kịp về nhà trình diện mẹ". Quả là hay khi thấy một nghệ sĩ luôn cực đoan và nổi loạn như bà lại vẫn rất nghiêm túc chấp hành ký luật của mẹ dù tuổi đã trưởng thành. Giáo dục có thể là một phần, nhưng tôi nghĩ chắc với bà, toàn bộ năng lượng đã được dồn hết vào nghệ thuật và giải phóng trong nghệ thuật, nên không còn có những nhu cầu chống đối con con kiểu gây sự với mẹ hay lên mạng chửi bới chính phủ (dưới nickname). Nghệ thuật của bà cũng vậy, cực đoan, gây sốc bề nổi nhưng cũng thật mạnh mẽ về tư tưởng, và dám chơi đến cùng. Nghĩ mà buồn cho mấy nghệ sĩ nhà ta, performance art kiểu gì quanh đi quẩn lại cũng chỉ mấy trò hoặc cởi truồng đóng khố rủ rít, hoặc bôi trét mầu lên người mẫu như để trừ tà, hoặc mặc áo dài đứng trong chậu nước mà hát à í a, hoặc giữa trưa nắng lao ra Văn Miếu cầm khẩu hiệu hô hào cấm sờ đầu rùa một cách rất Hồng vệ binh (xin lỗi Thông nhé, tôi rất mến mộ những việc bạn làm nhưng vụ vừa rồi ở Văn Miếu quả là...). Trở lại bức ảnh mang tên "Gia đình", tôi nghĩ bà chọn mấy đứa trẻ châu Á vì mặt trẻ em châu Á nhìn già và buồn hơn trẻ em châu Âu, tóc lại đen láy giống bà, và việc dùng trẻ em làm lính phổ biển ở châu Á hơn châu Âu. Áo giống lính Bắc Việt chắc chỉ là vô tình, vì màu áo đó có thể coi là màu quân phục nói chung ở các nước vùng nhiệt đới, và M16 chắc cũng vì bà ở Mỹ, tiện súng nào thì dùng súng nấy thôi. Một nghệ sĩ lớn cỡ Abramovic chắc cùng không hơi đâu mà sa vào mấy tiểu tiết kiểu vậy để lên án Việt Cộng đâu. Còn giải thích theo kiểu suy diễn nữa thì thông điệp có thể chiến tranh là sai, đưa trẻ em ra chiến trường còn sai hơn, nên bất cứ là phe nào (Bắc Việt hay Mỹ hay v.v.) cũng đều là đớn đau cả. Cái tôi ấn tượng nhất ở bức ảnh này là cái sự buồn buồn bình thản toát lên từ mặt Abramovic và đám trẻ, nó mới thực sự là chết chóc, hơn cả súng, hơn cả quân phục, hơn cả máu me, súng đạn. Tóm lại là nghệ sĩ lớn, ý tại ngôn ngoại.

10:44 Monday,19.7.2010

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Trong ảnh "Gia đình I", mấy đứa bé hình như mặc đồ lính Bắc Việt mà sao lại cầm M16 của Mỹ nhỉ? Có ai hiểu vì sao không, giải thích giùm với.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả