Gẫm & Bình

Xem TAY thấy Mất Mặt

Tiếp theo triển lãm Đồng bào (2010), Giấc mơ lạ (2011), họa sĩ trẻ Phạm Huy Thông vừa ra mắt những người yêu mỹ thuật Sài Gòn bộ sưu tập có tên gọi TAY. Quan sát quá trình sáng tạo gần đây của họa sĩ, ấn tượng mạnh nhất với tôi chính là câu chuyện […]

Ý kiến - Thảo luận

8:35 Wednesday,1.4.2015

Đăng bởi:  ong Bắp

toàn vẽ tranh như minh họa sách báo thế
trường mỹ thuật đúng là chỉ dạy người ta chép tranh là tốt

21:30 Friday,26.10.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Có vẽ sơn mài mà Art Viet. Giờ thôi rồi.

19:05 Friday,26.10.2012

Đăng bởi:  art viet

Đọc những bài viết và bính luận của các anh em mở mang ra được bao nhiêu! ah mà sao anh Thông không vẽ sơn mài đi nhỉ em thấy hay hơn sơn dầu, mà khách nước ngoài cũng tò mò về sơn mài lắm!... Lăn tăn ghê gớm.

2:49 Thursday,25.10.2012

Đăng bởi:  Giời Ơi

Công nhận cả bài viết của bạn Bình và tranh bạn Thông đều rất gây cười. Một bạn tập vẽ ngô nghê và một bạn tập xem tranh còn ngô nghê hơn.
Cái mà bạn Bình gọi là nghệ thuật "chính luận" nghe rất buồn cười. Bạn có thể xem tham khảo D.A. Siqueiros, D.Rivera hoặc ít nhất cũng R.Guttuso để biết thế nào là nghệ thuật chính luận.
Tranh của bạn Thông nếu bỏ đi những nhiêu khê màu mè (Ở đây là những hòa sắc xấu) thì còn lại cái gì? Không khó để nhận ra đó những bức tranh biếm họa hạng 3. Cái buồn cười nhất của tranh biếm họa bạn Thông là nó không buồn cười.
Cứ cho phép tớ nói thẳng thế nhé.
Rất mong được xem những tranh duy mĩ của bạn Thông còn cất giấu đâu đó bởi vì mình hơi nghi ngờ và lo lắng. Nếu vẫn là cái "mĩ" như "Đồng bào" thì thôi không cần xem cũng được. Vì chẳng "Mĩ" gì cả. Đó là loạt tranh đen trắng bằng màu đỏ chẳng thấy bất kì một rung cảm màu sắc nào. Nội dung thì càng sống sượng hơn nữa. Đó là bản dịch ra tiếng Việt nghĩa đen trần trụi của hai từ Hán Việt "đống bào". Nhưng cũng buồn cười ở chỗ bạn Thông lo không có người Việt nào hiểu được hai chữ "Đồng bào"?

23:25 Wednesday,24.10.2012

Đăng bởi:  art viet

Tớ nhận thấy một điều mà chắc nhiều người đồng cảm: đó là sự gồng mình để vẽ, làm tớ xem thực sự mệt, và nó vẫn in đậm tính minh hoạ!! chắc do anh Thông vẽ minh họanhiều quá nên ngấm vào máu rồi!!! chắc chẳng con hy vọng gì vào solo sau nữa... chúc may mắn vậy

22:34 Wednesday,24.10.2012

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Hoàn toàn đồng ý với anh Tòng Nguyễn.
  Đọc bài thấy rất lủng củng, chả ra lý luận cũng chả ra phê bình, chắp vá những thông tin kiến thức không ăn nhập gì, chủ yếu để khoe là chính. .."Nếu ở tuổi teen, có thể TAY sẽ gợi ý cho tôi vài ý tưởng xuất sắc về một văn hóa mặt nạ, kéo tôi đến lễ hội đường phố cuồng nhiệt của người Anh ở Notting Hill hoặc mơ về những đêm hội Halloween ở Rio, Brazil."... Đọc đoạn này thấy rất ngô nghê buồn cười :D
..."Mỗi khi phải đi chụp chân dung cho các chính khách, doanh nhân để kiếm sống tôi luôn lẩm bẩm câu thơ của Phùng Khắc Bắc..." Đoạn này thì sặc mùi bất mãn :D. Làm nghề nào mà chả để kiếm sống. Làm thợ ảnh thì công việc tất nhiên là đi chụp ảnh cho khách, sao lại phải ở đây???
  Mình hi vọng ban biên tập của Soi sẽ tuyển chọn những bài viết có chất lượng, có kiến thức về nghệ thuật hơn. Nói như anh Tòng Nguyễn ở trên thì đúng là khi đọc những bài như thế này, chỉ có độc giả là thiệt, vì mất thời gian.
Trân trọng!
 
 

21:05 Wednesday,24.10.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Dạ thưa anh Tòng Nguyễn, anh bắt bẻ thế thì em xin khai thật một điều là ngày xưa em có trót dại duy mỹ đấy ạ. Các tranh chân dung sơn mài của em từng bày ở Art Vietnam Gallery tạm tự coi là có duy mỹ. Em vẽ chúng hồi sinh viên và hồi mới ra trường ạ. Tranh phong cảnh của em hồi sinh viên vẫn được các sinh viên bây giờ truyền tay nhau.. chép ạ. Những bạn học đồng khoá được giữ lại trường làm giáo viên phàn nàn với em là: "Sao lần nào chấm tranh thực tập là tụi tao lại thấy lại tranh mày vẽ là sao?".
Anh Tòng Nguyễn muốn có chứng cứ xin mời vào facebook của em mà xem tranh chân dung. Còn tranh phong cảnh thì em xin giấu cho kỹ, kẻo các cháu sinh viên đời nay thuổng mất, hoặc các đại gia kiêm họ hàng nhà em rất thích xin không. Hì hì.
Nhưng cũng xin khai luôn với anh là vì khi xưa đã chót bập vào nghiện ngập "duy mỹ" nên thực ra quan điểm sáng tác của em bây giờ vẫn có phần nào dành cho tính duy mỹ (dù thứ yếu) đằng sau những ưu tiên cho phần tư tưởng hay thông điệp của tác phẩm.
Anh Tòng Nguyễn ơi. Bác Xuân Bình có theo dõi em qua các triển lãm và qua các bài mà em viết khoe đi đây đi đó, khoe mở mang đầu óc, vậy thì bác ý nói "..xê dịch trong không gian địa lý, chuyển dịch trong cảm xúc và biến dịch từ nhận thức của tác giả”, tuy có văn hoa nhưng cũng không phi lý đúng không ạ.
Thôi chúc anh bớt nóng mà ném gạch đá em nhẹ thôi. Ạ.
Hì hì

20:30 Wednesday,24.10.2012

Đăng bởi:  Tòng Nguyễn

Tôi vừa đọc xong bài của phóng viên (kiêm nhiếp ảnh gia?) Xuân Bình. Có lẽ Soi đã post lên theo lời dẫn link của Phạm Huy Thông trong cmt và để mời gọi mọi người thảo luận, chứ về phong cách, tôi thấy hoàn tác khác các bài mà Soi vẫn chọn đăng.

Đầu tiên: Xuân Bình khoe bản thân nhiều quá. Đọc vào chỉ thấy những “tôi” là “tôi”. Một cái tôi trầm ngâm, dẫn ra đủ thứ các nền văn hóa, các thứ kiến thứ, các ông kễnh. Tất cả chẳng minh họa cho điều gì cả. Ngay cả lời hứa của Xuân Bình ở đầu bài, được thể hiện bằng một lối văn cầu kỳ: “Tôi đã nhận về, đang hấp thụ, sẽ tiếp tục suy nghiệm và thử có vài dự đoán về một hiện tượng Phạm Huy Thông” cũng bị chính Xuân Bình quên mất. Đọc đến hết bài vẫn không thấy Xuân Bình dự đoán gì về “hiện tượng” Thông. Thậm chí mệnh đề mở đầu rất đao to búa lớn: “… ấn tượng mạnh nhất với tôi chính là câu chuyện về sự xê dịch trong không gian địa lý, chuyển dịch trong cảm xúc và biến dịch từ nhận thức của tác giả” cũng không được triển khai sau đó, khiến người đọc không hiểu: Thông xê dịch trong không gian địa lý thế nào? Thông chuyển dịch trong cảm xúc là chuyển dịch từ đâu sang đâu? Biến dịch từ nhận thức là cái quái gì?

Đọc cái đoạn Xuân Bình tự ngắm mình đi xem tranh:
“Tôi có thói quen đến các triển lãm sau ngày khai mạc. Trước mỗi tác phẩm, tôi thường nhắm mắt rất lâu sau vài phút quan sát tỷ mỉ. Người thưởng ngoạn chủ đích bỏ ngỏ ngôi nhà tinh thần của mình để cho từng bức tranh tự gõ cửa và đi vào những căn phòng, khoảng trống nằm sâu đâu đó bên trong. Sự vắng lặng, yên tĩnh của phòng tranh cộng hưởng tâm trí không màu và bộ nhớ đã tự cho phép gạn lọc lại những nét, mảng mà nó cần. Diện tích của không gian đó rộng hay hẹp, kích cỡ lớn hay nhỏ, đẹp hay xấu là tùy khả năng khai mở của tác phẩm và tác giả.”

Hội chứng Narcissus đây, quá say mê mình, không sợ biến thành hoa thủy tiên sao Xuân Bình? Yêu mình đến mức nói những lời vô nghĩa. Như người say mê âm thanh phát ra từ chính cổ họng mình, chỉ cần ngân nga mà tưởng thế là đã có tác dụng diệu kỳ với người nghe.

Nhưng Xuân Bình cũng có khả năng viết chính luận. Anh có thể viết những đoạn văn sau, đọc hệt như những lời thiết tha trong các vở chèo xã hội, với một nhân vật nam bức xúc nói lên bổng xuống trầm:
“… Môi trường sống xô đẩy nhân tính đảo điên, văn hóa suy thoái. Xung đột biên giới, chiến tranh, khủng bố, khủng hoảng kinh tế… trở thành căn bệnh kinh niên trên toàn cầu. Những khát thèm tiền lực, quyền lực vẫn ngự trị thế giới và luôn tấy lên cơn đau nhức từ mỗi tế bào của những kẻ ác quỷ mang một phần hình hài con người. Đồng tiền tạo tác nên một thế giới mới kỳ quái đến mức khó tưởng tượng…”

Rồi sau đó, anh kết một câu:
“Những xung động quá lớn đó mau chóng thúc đẩy Phạm Huy Thông thoát bỏ cái duy mỹ và trở thành cây cọ chính luận.”

Phạm Huy Thông là cây cọ duy mỹ hồi nào vậy? Có ai nhớ ra không? “Có” hồi nào mà để “thoát ra” và “trở thành”? Không thể bảo một sinh vật là “trở thành ếch” một khi nó chưa từng là nòng nọc.

Tôi cho rằng, bệnh nặng nhất của Xuân Bình là bệnh khoe. Anh khoe những cái tên anh đọc, khoe những vùng đất anh qua, khoe những miền văn hóa anh nghe nói tới… Tất cả tiếc thay, đều lợt nhợt, vụn vặt, chẳng đầu chẳng đũa, chẳng ăn nhập gì, chỉ cốt để khoe, có gì đấy gần giống với câu chuyện “lợn cưới, áo mới” mà chúng ta vẫn hay nghe người lớn trong nhà đùa.

Tóm lại, Phạm Huy Thông đã có một bài của một người đi xem tranh mình về viết. Xuân Bình thì đã tóm được Phạm Huy Thông để làm đạo cụ khoe chữ. Cả hai đều thắng, chỉ có người đọc là thua.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả