Soi học

Phật giáo qua tranh: phật A Di Đà và phật Thích Ca: là hai hay là một?

Trong bài trước, bạn La Thần có hỏi: phật A Di Đà với phật Thích Ca là hai hay là một? Câu này cũng có bạn hỏi tương tợ trên mạng, và câu trả lời được Yahoo Hỏi-Đáp bình chọn hay nhất là: Chư Phật đều giống nhau. Các Ngài vốn đã Vô Ngã, không […]

Ý kiến - Thảo luận

9:02 Wednesday,22.5.2019

Đăng bởi:  mrphan

Tịnh Độ thì cho rằng thời đại này đã đi vào mạt pháp, tự thân tu tập không đủ để giác ngộ và giải thoát nữa, phải tu tập qua nhiều kiếp mới có thành tựu.
Bởi vậy họ đề xướng nương nhờ vào tha lực, tích đức hành thiện và niệm danh hiệu của phật A Di Đà cùng các vị bồ tát để mong sau khi chết tái sinh vào cõi cực lạc.
Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Âm cũng là người "cứu khổ, cứu nạn" nên thiện nam tín nữ cầu mong gì thường là niệm danh hiệu 2 vị này.

11:43 Thursday,25.10.2018

Đăng bởi:  Con Moè Béo Bụng

Diệu Vợi viết là về lịch sử và nguồn gốc của 2 vị.

Còn hình tượng 2 vị hiện tại liên quan đến quan điểm, con đường tu tập, tông phái nữa:

Những người tu tập, hành giả hoặc thuộc các tông phái như Đại Chúng Bộ, Phật Giáo Nguyên Thuỷ, Thiền Tông... tóm lại những người vẫn, đang và sẽ tu tập theo Bát Chánh Đạo, Tứ Diệu Đế thường niệm "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật" để chỉ Đạo Sư của họ.

Tịnh Độ thì cho rằng thời đại này đã đi vào mạt pháp, tự thân tu tập không đủ để giác ngộ và giải thoát nữa, phải tu tập qua nhiều kiếp mới có thành tựu. Bởi vậy họ đề xướng nương nhờ vào tha lực, tích đức hành thiện và niệm danh hiệu của phật A Di Đà cùng các vị bồ tát để mong sau khi chết tái sinh vào cõi cực lạc. Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Âm cũng là người "cứu khổ, cứu nạn" nên thiện nam tín nữ cầu mong gì thường là niệm danh hiệu 2 vị này

9:32 Monday,22.10.2018

Đăng bởi:  võ thanh sang

Bức ảnh vẽ Phật Thích Ca là giả mạo, đó là bức chân dung 1 bà la môn, tai đeo khoen, đầu tóc rối nùi, râu xòm xoàm. trái nghịch hẳn với hình tướng xuất gia là đầu cạo trọc, 3 y 1 bát. không trang sức. Những kẻ đời sau muốn nổi danh nên giả mạo chém gió. Thế mà cũng tin cho được. Hơn nữa thời đó kinh chép trên lá bối, không có giấy thì vẽ bằng gi?.

8:29 Saturday,30.12.2017

Đăng bởi:  Nâmmodidaphat

Bạn võ thị lan tu phật không? Bạn chưa hiểu sâu sắc đạo phật. Phật thích ca có vai trò khai ngộ cho chúng sinh biết được con đường để tu tập để được vãng sinh vào cõi tây phương của phật a di đà. Vì phật thích ca tu tập giác ngộ nên biết được điều ấy để chỉ giáo soi đường cho chúng sinh thóat khỏi bể khổ đó.Bạn viết như vậy là xúc phạm phật giáo và phật tử. Cần nghiên cúu lại đạo phật. Cảm ơn bài viết của diệu vợi!!!!!!

19:38 Friday,29.12.2017

Đăng bởi:  Kimchi Nguyen

Tôi muốn mua hình Đức Phật Thích Ca Phật Đài giống như ở Vũng Tàu để thờ. Vậy bạn có không cho tôi xem.

14:10 Saturday,9.12.2017

Đăng bởi:  Võ Thị Lan

đúng chính xác, nếu như có phật di đà thì Phật Thích ca đâu phải vào rừng tu  khổ hạnh làm gì, quí vị Phật tử nên tìm đọc kinh nikaya để biết thêm, phật a di đà là phật của Trung quốc, cõi tây phương là cõi tưởng .....  vậy nhé hãy tỉnh ngộ lại đi kẻo tu phí 1 kiếp người

7:29 Saturday,22.4.2017

Đăng bởi:  Phương Nguyễn

Chào bạn,

Mình rất thích các bài viết của bạn. Mình cũng là người đam mê điêu khắc tượng Phật. Hiện mình cũng có một Xưởng nhỏ để thỏa mãn đam mê.

Rất mong được giao lưu và học hỏi nếu bạn có ở Hà Nội.

Trang web của Xưởng mình là: www.tactuongphat.com

12:53 Thursday,20.4.2017

Đăng bởi:  Đặng Thọ Anh

Có 1 điểm là Phật Thích Ca chưa bao giờ nói" khi còn ở cõi Ta bà này, người ta nên phấn đấu để được tái sinh vào thế giới cực lạc ấy bằng cách tu tập, thành tâm hướng về", câu đó là China nói. Có rất nhiều Phật, duy chỉ có Phật Thích Ca được mọi người gọi là 'Đức Phật'

13:24 Tuesday,21.3.2017

Đăng bởi:  Hoàng Linh

Mình đọc ở một tài liệu nào không nhỡ rõ nhưng Đức Phật A Di Đà là học trò của Đức Phật Thich Ca Mâu Ni. Không biết có phải vậy không mong các bạn hoan hỉ cho mình biết với.

7:21 Friday,3.2.2017

Đăng bởi:  Nhu Huong

......Ở đây có đổi thứ tự trái phải một chút: Phật A Di Đà (giữa) với Bồ tát Đại Thế Chí (bên trái, áo xanh, Bồ tát Quán Thế Âm (bên phải, áo trắng). Tranh cổ Nhật, cuối triều Goryeo
Xin phép được thảo luận một tí ở đây. Chú thích nầy cũng giống như lời chú thích của tác giả bên trên tấm hình. Nên hiểu ngầm rằng:
Bồ tát Đại Thế Chí bên trái (của Phật, không phải của người lãm hình), áo xanh, Bồ tát Quán Thế Âm bên phải (của Phật, không phải của người lãm hình), áo trắng.
Cho nên không cần chú thích "đổi thứ tự phải trái." Câu chú thích này làm người đọc bị bối rối!

Nếu có gì sai trái, xin tác giả hoan hỉ lượng thứ cho. Xin cảm ơn.

23:20 Monday,2.1.2017

Đăng bởi:  Trịnh Luyến

Người thường dạy rằng "Tùy duyên mà hóa độ" đức Phật muôn hình muôn tướng: Người biến thành sông, ngòi, ao, quỷ, thần... Để hóa độ chúng sanh. Hình tượng đức Phật bạn đang chiêm ngưỡng hay đảnh lễ không quan trọng bằng tâm bạn có Phật hay không? Mỗi chúng sanh đều là Phật và là vị Phật của tương lai nên Phật gần và cũng rất xa bạn nhé. Chúc các bạn tinh tu hành

18:10 Monday,12.12.2016

Đăng bởi:  thúy anh

Duy Thiệu ơi không phải là cụm thịt nổi (nhục kế) đâu mà là tóc. Nhục kế chỉ cỏ một cái giữa đỉnh đầu như búi tóc. Còn các xoắn tóc sẽ xoắn theo chiều xoắn của nhục kế.

16:39 Monday,12.12.2016

Đăng bởi:  Dương Duy Thiệu

Cho mình góp ý kiến. Theo mình biết thì không phải là xoắn ốc tóc mà là các cụm thịt nổi, đó là 1 trong 32 tướng tốt của các đức Phật

20:12 Wednesday,2.11.2016

Đăng bởi:  Trần Khang

@ Trần Bình:
Bạn có thể tham khảo thêm về Phật A Di Đà trong kinh Vô Lượng Thọ bạn nhé!

13:11 Wednesday,2.11.2016

Đăng bởi:  admin

@DUCMINH: Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và không viết Hoa toàn bộ chữ, nếu không Soi sẽ không đưa comment của bạn lên.

8:12 Saturday,15.10.2016

Đăng bởi:  Trần Bình

Có 1 chỗ cần tham khảo thêm, là trong lời giảng của Phật Thích Ca, chỉ xuyên suốt về Giác ngộ và Thức tỉnh. Mình không tìm thấy tài liệu nào cũng như không cảm thấy hợp lý khi nói đức Thích Ca giảng về A Di Đà Phật!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

0:31 Friday,16.9.2016

Đăng bởi:  abc

Biển và sông là 1 hay là 2
Sông và biển có sóng không
Đừng tin những gì đã thấy đã nghe , đừng tin bất cứ ai hay thuyết nào , đứng tin vào đấng giáo chủ của bạn đã thấy hoặc nghe mà hãy tự thắp đuốc sáng tự mình tìm ra chân lý
Không có bất cứ thế giới nào cũng chẳng ai tạo ra nó , kể cả thiên đàng và địa ngục
Không có phật hay bồ tát lẫn alahan
Không có đúng hoặc sai
Không có luật nào giữa sở hữu hay không sở hữu
Tóm lại chỉ có không và không
Càng chấp duyên và nghiệp lại dẫn ta đi theo nó , càng đi xa ta lại thấy đường về mù mịt

11:02 Monday,6.6.2016

Đăng bởi:  Việt Phong

Phật Thích Ca Mâu Ni là vị giáo chủ giáo hóa cõi Ta Bà của chúng ta.
Phật A Di Đà là vị giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc. Để dễ hình dung thì Phật Thích Ca giống như thày giáo chủ nhiệm lớp của chúng ta (vì vậy chúng ta gọi là Đức Bản sư), Phật A Di Đà là thày chủ nhiệm lớp khác.
Phật Thích Ca dạy chúng ta rằng sinh mạng ở cõi Ta Bà ngắn ngủi và nhiều chướng nạn, khuyên chúng ta nên niệm danh hiệu Phật A Di Đà để sinh về Tây Phương Cực Lạc, sinh mạng ở đó dài lâu vô tận, thế giới cực thiện, thày hay bạn tốt rất nhiều đủ cho chúng ta trong một đời tu hành thành tựu, không bị sinh tử gián đoạn như ở cõi này.
Để tìm hiểu kỹ hơn về nhân duyên của Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà, các bạn có thể xem trong các kinh sau:
1. Kinh Bi Hoa
2. Kinh A Di Đà
3. Kinh Vô Lượng Thọ
4. Kinh Quán Vô Lượng Thọ
5. Kinh Phật thuyết vô lượng thọ trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng giác (bản hội tập đầy đủ nhất hiện nay)
6. Kinh Bản duyên vãng sinh tịnh độ của Bồ Tát Quan Thế Âm.
Về thân thế thị hiện của Phật Thích Ca thì nhiều tài liệu quá rõ ràng rồi. Người châu Âu đã công nhận Phật Thích Ca có thật khi họ khai quật được tấm bia miễn thuế cho dân làng vùng Lâm Tì Ni vì đó là nơi đức Phật đản sanh của vua A Dục, vị vua ở rất gần thời đức Phật khoảng 200 năm, các sử gia coi đó như là tấm giấy khai sinh của đức Phật. Vua A Dục đã cho xây 8400 tháp thờ xá lợi tại Ấn độ và rất nhiều quốc gia và hiện nay xá lợi vẫn còn, giáo pháp của Phật Thích Ca cũng vẫn còn, đó không phải là sản phẩm của nhiều thế hệ sáng tác ra và gán cho tác giả là một vị thánh bởi vì giáo pháp đó quá thâm sâu và đồ sộ, những người thông thái và tài ba nhất của nhân loại suốt 2500 năm qua đều không ai thấu triệt được hết bởi vậy đó phải là tác phẩm của một bậc thánh nhân thật sự chứ không phải một tập thể người.

15:33 Wednesday,9.3.2016

Đăng bởi:  Hồ Trung Tú

Nếu phải nói thật ngắn và cho thật dễ hiểu thì Phật Thích Ca là người đã giác ngộ và sau đó đã vạch ra con đường cho người ta cũng giác ngộ như ngài ngay trong đời này, kiếp này. Theo con đường này hiện có Thiền tông (nhưng không phải pháp của thầy TT hoặc NH).
Nhưng đó là con đường không dễ dàng, có thể nói chỉ giành cho kẻ thượng căn, vì vậy trong một lần thuyết giảng Phật Thích Ca đã nói về "một cõi" khác, một thế giới khác sau khi chết, được cai quản bởi Phật Adiđà, giành cho người chết chưa xong việc lớn thì về đó tu tiếp. Xin nói lại cho rõ, Tây phương cực lạc là cảnh giới người chết có tâm tu tập thì về đó tu tiếp chứ đó không phải đó là mục đích cuối cùng. Đại diện cho phương pháp này là Tịnh đô tông.
Vậy tóm lại, Phật Thích Ca là người thật, việc thật; còn Phật Adiđà có là do Phật Thích Ca thuyết mà có.
Tin vào ai tùy bạn :)

20:38 Sunday,7.2.2016

Đăng bởi:  Mai Hữu

@ Bùi Dương Vũ: Thế nào là "một nguồn tin chính xác"? khi mọi thứ vào thời đức Phật lịch sử là ngài Thích Ca Mâu Ni còn sống đều chỉ là truyền khẩu, mãi khi đức Phật diệt tịch lâu rồi mới có được đại hội các môn đệ, tụ họp lại để ghi lại những lời Phật dạy. Tin hay không là do ta. Nếu tin sẽ tìm ra logic để có một câu chuyện của riêng, hơn là không có một cái lõi chính "tại tâm", và sẽ bị chao đảo khi gặp quá nhiều thông tin.

20:21 Sunday,7.2.2016

Đăng bởi:  Bùi Dương Vũ

Ôi sao mà nhiều thuyết thế... Có người nói trước khi gặp Phật Thích Ca thì ta sẽ gặp vị tiếp dẫn đạo sư là A Di Đà, người đưa ta vào cõi Phật. Vậy mà giờ đoc nhiều thông tin quá..@@~. Mình rất thích đạo Phật, và rất thích được khám phá những tích của Phật. Hi vọng tìm được nguồn tin chính xác...

22:34 Wednesday,20.1.2016

Đăng bởi:  Nam

2 đấng trên là một Phật Cha (A Di Đà) và một Phật con (Phật Thích Ca). Nhân loại chỉ biết cái mốc từ khi có Phật Thích Ca trở về đây, còn trước đó thì sao không có ai biết. Trước đó hàng ngàn năm Phật Thích Ca đã đắc đạo rồi. Ngài được sự tiếp dẫn của vị Phật đầu tiên là A Di Đà mà đắc quả và cũng là một trong những người con ưu tú của A Di Đà. Rồi trải qua quá trình tiến hóa trong trời đất, con người dần mất đi cái tính bổn thiện vốn có, con người dần sa ngã. Thấy vậy Thích Ca mới vâng lệnh của Cha Trời (tức là A Di Đà cũng là Vị giáo Chủ Tây Phang Cực Lạc) tái sinh trở lại trần gian để khai sáng cho nhân loại, nói về các quy luật sanh-lão-bệnh-tử, Nhân-quả...vv trong Trời đất. Và Ngài tái sinh xuống Ấn Độ rồi đạo Phật cũng từ đó mà ra đời. Lúc Ngài ngồi dưới gốc cây xanh trong rừng (Người đời gọi là cây Bồ Đề chứ không phải. Chỉ là một cây xanh bình thường trong rừng lúc đó. Bồ Đề ý nói chính là trí tuệ của Phật Thích Ca: Là Ngài đã thấu hiểu tất cả các quy luật của sự tiến hóa, thấu hiểu hết mọi lý lẽ của Trời Đất, mọi vấn đề). Không phải ngộ đạo mà là Ngài đang hồi lại cái quá khứ tiền kiếp trước đó của Ngài cho đến lúc cái Bổn Lai (hay gọi là cái nguyên thần) hồi lại hoàn tất thì Ngài mới biết mình thât sự là ai. Lúc đó ngài đã có Pháp vì nguyên thần đã hợp lại, Ngài mới bắt đầu sứ mệnh của mình đi truyền Pháp, giáo hóa chúng sanh (Nay gọi là Pháp Hoa Chân kinh). Sau mấy chục năm đi truyền đạo, cũng đã đến lúc Ngài quay trở về ngôi nhà thật sự của mình(ý nói Tây Phang). Trước khi tich diệt ngày còn để lại câu nói rằng:sau 5000 năm mạt pháp sẽ có một vị Phật sẽ tái sanh để dẫn dắt chúng sinh. Và vị Phật đó mà ngày nay trong thời đại chúng ta tất cả các tôn giáo đều hằng mong chờ,đều nói đến, đêu rao giảng về một vị Phật tương lại sẽ tại thế.Kỳ này, Vị Phật đó có hiệu là Phật Vương Di Lạc (Chính là Phật cha A Di Đà tái sanh trở lại) cũng chính là vị Phật Thích Ca đã nhắc đến...Vậy trong thời kỳ tiến hóa khi còn người còn chưa có tư duy nhận thức thì đã có Ông A Di Đà rồi. Ông tiến hóa vượt bậc trong tất cả muôn loài (chỗ này rất dài dòng nên khó nói hết được). Như vậy đó. Theo hiểu biết của mình nhé.

21:32 Monday,18.1.2016

Đăng bởi:  admin

@Cuong: comment của bạn Soi sẽ không cho lên vì bạn không gõ dấu tiếng Việt, rất khó đoán ý để viết lại. Bạn gửi lại comment có gõ dấu thì Soi mới đưa lên nhé

9:47 Monday,18.1.2016

Đăng bởi:  SiêuNoob

Mấy ý của Sdlibr thì chắc đã nhiều người nêu, nhiều người trả lời. Mình chỉ xin góp thêm vài suy nghĩ cá nhân.

Về cơ bản thì tất cả mọi lý tưởng đều chỉ phù hợp với từng hoàn cảnh, đối tượng, và ở từng mức độ nhất định. Áp dụng một cách cực đoan thái quá đều đưa đến tai họa. Đã có quá nhiều ví dụ về việc lấy mục tiêu cao cả của lý tưởng để biện minh cho hành động. Ki tô giáo thì có các cuộc Thập tự chinh, rồi hỏa thiêu những người theo thuyết Nhật tâm. Hồi giáo cực đoan thì đang là vấn đề nhãn tiền. Hindu giáo thì có chế độ đẳng cấp. Lý tưởng Cộng sản thì có Khmer Đỏ, có Cách mạng Văn hóa. Dân chủ/Cộng hòa thì có Charlie Hebdo ở Pháp, có Tea Party/2nd Amendment ở Mỹ. Khoa học công nghệ thì có bom nguyên tử, có nhân bản vô tính...

Ngay cả đạo Phật cũng không chỉ có ôn hòa một cách cực đoan. Ở một thái cực khác, đạo Phật, cụ thể là Đại thừa, còn có khái niệm "skill in means", cho phép lý giải Phật/Bồ tát có thể làm những việc "ác" vì mục đích "từ bi". Ông Phật Cồ đàm ở kiếp trước từng giết một người để cứu nhiều người, và cứu người bị giết khỏi phạm thêm tội. Rồi Dalai Lama thứ 5, khi là vua Tibet cũng đàn áp phe chống đối không nương tay. Gần đây nhất thì có các vụ khủng bổ người Hồi bởi Phật tử ở Myanmar.

Nói dông dài vậy để thấy Phật giáo, cũng như bất cứ tôn giáo/lý tưởng nào khác, đều nên được áp dụng một cách phù hợp với từng hoàn cảnh. Nếu nhìn nhận như thế thì khái niệm "skill in means" của Phật giáo, theo mình, là rất phù hợp với con người. Hồi xưa ông Cồ đàm không dạy tất cả mọi người đều phải xuất gia. Với giới doanh nhân, ông ấy chỉ dạy hãy lo làm ăn, nhưng đừng để ham muốn tiền bạc cao hơn tất cả mà thôi. Ngày nay có những người như thầy Thích Nhất Hạnh, có thể giúp từ nhân viên Google đến đám giám đốc ngân hàng tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống. Gần đây có một cuộc tranh luận khá thú vị về việc liệu một người "đại ác" như Hitler có thể tìm thấy gì trong Thiên thai Tông, khi phái này chỉ ra sự giao thoa giữa thiện và ác.

Tóm lại là bạn có thể theo đạo Phật với mức độ của bạn, không nhất thiết phải vào hang đá và trở thành khỉ đâu. Mặc dù thành con khỉ đắc đạo có khi có những lợi ích vượt ngoài sự nhận thức của người trần mắt thịt chúng ta.

12:08 Saturday,16.1.2016

Đăng bởi:  Sdlibr

Theo bạn Hoàng Anh nói thì Phật dạy đắp áo cà sa, sống không nhà không cửa. Cảm giác của mình thì cuộc sống không có tham vọng hay tham lam như vậy không giúp ích gì cho sự hiểu biết thế giới. Thời điểm mà phương Tây phát minh ra điện, động cơ máy, hiểu bản chất của sấm chớp... thì người châu Á vẫn còn mông muội và thần thánh hóa tự nhiên như thế nào? Trong khi họ đã theo đạo Phật hơn ngàn năm, theo như tích kể lại thì đã sinh ra biết bao nhiêu kỳ tài Phật học vậy mà vẫn không lý giải nổi điều cơ bản của tự nhiên, vậy nên theo tôi sự hiểu biết đã kém rồi lại còn suốt ngày biện luận Phật học với nhau, rủ nhau vào hang đá ở, khuyên nhau sống khổ hạnh thì sẽ có ngày tiến hóa ngược trở thành khỉ. (tôi thấy đạo Phật cứ kêu giải thoát cho mọi người khỏi đau khổ, mà gần 2000 năm truyền đạo chẳng biết giải thoát được bao nhiêu, liệu có bằng 1 phần vạn mà cuộc cách mạng khoa học đem lại hay không?)

8:17 Saturday,16.1.2016

Đăng bởi:  Mai Hữu

Sdlibr ơi, vì sao nghe lời Phật dạy thì thế giới lại trở thành như bạn nói? Nếu bạn không là một con khỉ biết đánh máy, mình muốn nghe bạn trình bày điều này.

8:11 Saturday,16.1.2016

Đăng bởi:  Sdlibr

Nghe lời Phật dạy chắc thế giới ngày càng đi về thời đồ đá, rồi thì nguyên thủy, cuối cùng là thành khỉ.

1:39 Saturday,16.1.2016

Đăng bởi:  Lê Quý Hoàng Anh

- Nhớ lời Phật dạy: Làm người tu sì phải "Cạo bỏ râu tóc, đắp áo ca sa, sống không nhà cửa...". Vậy mà đây xem bức hình của Ngài năm 41 tuổi, tức là năm Ngài đã đứng đầu giáo đoàn Tăng Già thời bấy giờ được nhiều năm, chẳng lẽ Ngài lại để râu tóc trở lại?



- Thật là phức tạp, Pháp thân của Ngài còn bị chia chẻ ra hàng trăm ngàn mảnh để mà dễ lừa mị đời cầu danh cầu lợi, nay lại khởi rộ lên Ứng thân Ngài nữa thì không khéo sẽ xuất hiện biết bao nhiêu ông Phật 41 tuổi để mạ mắt phật tử nữa đây? Thật đáng lo!

14:52 Saturday,12.12.2015

Đăng bởi:  huy

Cõi phật là 2 "cõi tây thiên" và "cõi ta bà" theo mình thì kiếp người là cõi ta bà. Con người hướng về cõi tây thiên nên niệm là "A di đà phật" nhưng hầu hết không ai hiểu và cũng ít người lên chùa, biết được về câu chuyện này. Nên có thể nói rằng chúng ta chỉ biết tụng niệm để về một cõi mà quên mất công đức của đức phật như lai ở cõi ta bà này. "Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật" sẽ là câu tụng niệm mỗi khi lên chùa hay hơn. Và cũng muốn mọi người hiểu rõ về 2 câu tụng niệm này.

20:15 Thursday,19.11.2015

Đăng bởi:  cuong

Nếu nói Phật Thích Ca và Phạt A Di Đà giống nhau, sao người ta còn phân biệt hai câu "Nam mô bổn sư Thích Ca mâu ni Phật và câu "A Di Đà Phật" làm chi vậy?

(@Cuong: Nhờ bạn đánh dấu tiếng Việt khi comment giúp, nếu lần sau comment mà bạn vẫn không đánh dấu Soi sẽ không đưa comment lên đâu nhé)

13:09 Wednesday,21.10.2015

Đăng bởi:  admin

@pham van don: nhờ bạn đánh lại comment tiếng Việt có dấu giúp, chứ bọn mình không chắc hiểu đúng hết comment của bạn để đánh lại toàn bộ giúp bạn được. Khi nào bạn viết có dấu thì bọn mình sẽ đưa comment lên.

0:07 Monday,28.9.2015

Đăng bởi:  Phạm Đình Tiến

Theo như mình hiểu thì 2 vị phật này là một nhưng cũng không phải một. Kinh kim cang có 1 đoạn kệ dịch nôm na là "Nếu lấy sắc thấy ta ,lấy âm thanh cầu ta ,người ấy tu đạo tà ,không thể thấy Như Lai". Kinh bát nhã lại có câu "sắc tức thị không, không tức thị sắc". Chúng ta không chấp vào sắc mà cũng không chấp vào thanh để thấy các ngài. Chúng ta cũng có thể dùng tâm để thấy các ngài và dùng tâm cầu các ngài. Nhưng không phải cứ dùng sắc dùng thanh là đạo tà. Sự giác ngộ của mỗi người là không giống nhau. Mình không phủ nhận ý kiến của bạn. Hãy tĩnh tâm thiền định khi có duyên chúng ta sẽ ngộ ra. Ý kiến của mình nói ra ngôn từ là có hạn nên không thể diễn đạt hết được. Mà dẫu có diễn đạt hết được bằng ngôn từ thì cũng như là chưa nói gì

3:53 Saturday,26.9.2015

Đăng bởi:  Jimmy

Phật A di đà là vua chuyển luân thánh vương xuất gia có tên là Pháp Tạng mà. Còn Phật Thích Ca Mâu Ni mới là thái tử trước khi xuất gia.

13:19 Sunday,23.8.2015

Đăng bởi:  DV

Bạn LengocDiep: Là hai mà cũng là một, là một mà lại là hai bạn nhé. Thí dụ ta thấy một hồn ma của bà cô trong nhà mất từ lâu, hỏi đó có phải là cô không, thì cũng là cô đấy, mà lại cũng không phải là bà cô mình từng sống chung nữa.
Phật Thích Ca là Phật sinh ra trên đời này, dưới thân xác hình thù một con người, sống giữa con người, cũng sinh và cũng tịch. Phật Như Lai (hay Tỳ Lô Giá Na), tuy cũng là vị Phật trên, nhưng là "Pháp thân", tức thân siêu việt, toàn giác. Bao giờ cũng thế, hồn thì "cao cấp" hơn xác (dù xác Phật).
Nói nôm na thế, rồi thể nào trên Soi cũng sẽ có bài kỹ hơn về việc này, dù rằng theo kinh sách thì ba thân của Phật (Pháp thân, Hóa thân, Báo thân) là điều "không thể nghĩ bàn" - nhưng mình vẫn nên bàn chứ nhỉ? :-)
Chúc bạn thân tâm thường an lạc.

12:57 Sunday,23.8.2015

Đăng bởi:  Lengocdiep

Phật thích ca có phải phật tổ như lai không ...

6:57 Thursday,20.8.2015

Đăng bởi:  admin

1. Cảm ơn bạn Lời-thật-mất-lòng: Soi đã sửa vào trong bài rồi bạn nhé. Diệu Vợi gửi lời cảm ơn bạn nhiều.

2. Bạn Diễm Chuyên ơi, sẽ có bài về Phật tổ Như Lai như bạn yêu cầu, nhưng chắc là phải đợi, vì tác giả Diệu Vợi còn phải... đọc tài liệu :-) Còn một bài về tái sinh trong hoa sen ở Tây Phương đã hứa mà đã có bài đâu, Soi cũng đang đợi đây...

10:11 Wednesday,19.8.2015

Đăng bởi:  Diễm Chuyên

Bài viết cho thấy nhiều điều mới mẻ.
Nếu có thể thì xin cho hiểu thêm một nhân vật nữa là Phật tổ như lai.

14:17 Tuesday,18.8.2015

Đăng bởi:  Lời thật mất lòng

Kính xin được góp ý vài lời cùng Diệu Vợi: theo như phần chú thích ảnh nguyên bản bằng chữ Hán phía dưới bức vẽ chân dung của Đức Phật Thích Ca thì được vẽ vào thời điểm Ngài 49 tuổi, chứ không phải 41 tuổi như phần chú thích bằng tiếng Việt, mình không có ý khác ngoài mong muốn bài viết công phu của tác giả được hoàn thiện hơn mà thôi.

12:16 Friday,12.6.2015

Đăng bởi:  admin

@ A tu di ơi, Soi đã thêm ý kiến của bạn vào trong hình rồi nhé. Cảm ơn bạn nhiều.

11:21 Friday,12.6.2015

Đăng bởi:  a tu di

Em có ý kiến, hình ảnh A Di Da tam thánh theo phong cách Tây Tạng, chính giữa đúng là đức A Di Da còn hai vị Bồ Tát. Vị bốn tay là Quan Thế Âm Bồ Tát ,vị còn lại là Liên Hoa Sanh. Đã lập ra Phật giáo Kim Cang Thua ở Tây Tạng chứ không phải Đại Thế Chi Bồ Tát. 

14:08 Thursday,11.6.2015

Đăng bởi:  VỎ ANH TUẤN

lần đầu tiên tôi xem được chuyên mục này, mới biết được Phật Thích Ca và Phật A-DI-DÀ và hai vị bồ tát có liên quan đến Phật A_DI_DÀ.Tuấn xin cám ơn các anh chị đã đem sự hiểu biết của mình chia sẻ cho mọi người. cầu bồ tát gia hộ cho các anh chị.

22:06 Tuesday,19.5.2015

Đăng bởi:  nguyên hoài nam

Phật A Di Đà và Phật Thích Ca là 2 phật khác nhau, họ là 2 anh em ruột và cùng là tu thành phật. Có 16 người con đầu là phật. Phật A Di Đà là thứ 5, còn Phật Thích Ca Mâu Ni la thứ 16 đó bạn ..

21:30 Sunday,3.5.2015

Đăng bởi:  trfffffffffffffffffffffffffffffff

Phật Thích Ca hay A-Di-Đà đều là Phật cả. Đã là Phật nghĩa là người đã giác ngộ chân lý, và là người đã giải thoát khỏi khổ đau, phiền não và ra khỏi bể khổ luân hồi.
Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên giác ngộ chân lý đó, và Ngài đã truyền bá đạo Phật ( con đường đưa đến giác ngộ , hiểu theo nghĩa Hán-Việt : Đạo là con đường, Phật : trong tiếng
...xem tiếp

11:22 Saturday,18.4.2015

Đăng bởi:  Đinh Hữu Thuận

Cảm ơn các vị đã chia sẻ kiến thức, trước đây tôi cũng lầm tưởng hai vị là một, nay mới rõ, xin cảm ơn rất nhiều!

13:29 Thursday,26.3.2015

Đăng bởi:  A Nam

Phật Thích Ca hay A-Di-Đà đều là Phật cả. Đã là Phật nghĩa là người đã giác ngộ chân lý, và là người đã giải thoát khỏi khổ đau, phiền não và ra khỏi bể khổ luân hồi.
Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên giác ngộ chân lý đó, và Ngài đã truyền bá đạo Phật ( con đường đưa đến giác ngộ , hiểu theo nghĩa Hán-Việt : Đạo là con đường, Phật : trong tiếng Phạn nghĩa là Giác Ngộ.), và Ngài được xem là Giáo chủ của Phật giáo.
Đức Phật Thích Ca nghĩa là người đã giác ngộ, thuộc dòng họ Thích Ca. Trong kinh tạng Nykaja ( được viết ngay khi Đưc Phật Thích Ca nhập diệt) hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Phật giáo Ấn Độ , đã định nghĩa rõ:
Với tri kiến giải thoát,
Người ấy XƯNG Mâu Ni.
Với Phạm Hạnh giải thoát,
Vị ấy GỌI Phật Đà .

Như vậy, nếu ai mà sống đúng phạm hạnh trong giới luật của Đức Phật được trọn vẹn, người đó khi chứng đạo ( thánh quả) thì sẽ được gọi là Phật Đà ( hay Di Đà Phật). Vì Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên giác ngộ, truyền bá đạo Phật, nên ngài đã « Xưng » với tên Mâu Ni cùng họ Thích Ca , gọi là Thích Ca Mâu Ni. Vì vậy, trong giao tiếp Phật giáo, ta chỉ nghe : « Nam mô bổn sưu Thích Ca Mâu Ni Phật « , Nam Mô A Di Đà Phật « chứ không bao giờ nghe câu « Nam Mô Di Đà Mâu Ni Phật » hay Nam Mô Bổn Sư A DI Đà Phật « cả.
Như vậy, « A-DI Đà Phật » là cụm danh từ chỉ những ai đã giác ngộ thành Phật nhờ thực hiện trọn vẹn giới luật của Đức Phật Thích Ca truyền dạy. « A Di Đà » có thể là 1 vị Phật hoặc nhiều vị Phật, còn Phật Thích Ca Mâu Ni mới là tên của một vị Phật, là một danh từ riêng chứu không phải là một cụm danh từ.

6:38 Tuesday,12.8.2014

Đăng bởi:  Thích Thanh Châu

Nhà thờ Di đà, là nhà thờ của Phật tưởng, sẽ không có Phật thật trên thế gian này. Đó là do mỗi người nghi ra mà thôi. Cách dụ người của những Tổ tiền kiếp trước cho dễ tu tập... Còn thực khi chứng đạo đức Phật thích ca đã từng tuyên bố rằng:
Thiện thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Nhất nhát thế gian
Sinh già bênh chết
...vậy trên thế gian này chỉ có một mình ta là người chứng đạo và làm chủ sinh, già, bệnh, chết...vậy còn Phật nào nữa hỡi các bạn ơi?

19:06 Sunday,27.7.2014

Đăng bởi:  Hung D

Xin đính chính đôi chút, bên phải phía dưới bức bạn gọi là Tam thánh là đại sư Liên Hoa Sanh của Phật giáo Tây Tạng.

8:40 Sunday,13.7.2014

Đăng bởi:  Tuệ Tâm

A mi đà Phật!
Ngưòi học Phật nên biết cả lý và sự viên dung. Ấy mới là trung đạo. Lý là tâm ta là tâm Phật A mi đà (nhưng giờ đang sống bằng tâm ma). Sự là có một vị Phật mang tên A mi đà ở tây phương như Phật Thịch ca giới thiệu. Chúng sinh căn tánh kém nếu bảo niệm A mi đà tâm mình thì không hiểu nổi, nên Phật lấy danh A mi đà bảo chúng sanh niệm ngài.
Niệm Phật lâu ngày sẽ đạt cảnh giới nhất tâm về sự, sau đó đạt lý thì là kiến tánh, ngang với kiến tánh thiền tông, cao hơn a la hán. Đây là pháp dễ hành vưọt ngang Tam giới, một đời thành Phật, nên gọi là Pháp khó tin.
Phật Thích ca nói kệ:
Kiêu mạng lưòi biếng ngu
Khó mà tin pháp ấy
Đời trưóc ai gặp Phật
Mới vui nghe giáo này.
Ngưòi tu niệm A mi đà Phật phải phát nguyện sinh về Tây phương, ấy mới hợp bản nguyện tiếp dẫn của Phật A mi đà:
Khi con thành Phật
Chúng sinh mưòi phương
Chí tâm tín thọ
muốn sinh nưóc con
Nhẫn đến mưòi niệm
Nếu chẳng đưọc sinh
Thời con không thủ
Ở ngôi Chánh gíac
Trừ năm trọng tội
Cùng báng Chánh pháp

6:53 Sunday,9.3.2014

Đăng bởi:  Bùi Kiều My

Học nữa học mãi

11:41 Thursday,23.1.2014

Đăng bởi:  Trần Đức Hiện

Bài viết góp phần mở rộng tri thức về Phật giáo, cảm ơn bạn.

4:01 Friday,29.11.2013

Đăng bởi:  admin

@ Thiên Tường: Bạn có thể gửi Soi xem trước một số tranh Phật bạn đã vẽ, qua soihouse@yahoo.com.vn được không ạ? Hoặc nếu có sẵn hình trên Fb của bạn thì cho Soi xin link để vào xem. Cảm ơn bạn nhiều.


8:49 Sunday,24.11.2013

Đăng bởi:  nguyễn thiên tường

tôi có khả năng vẽ tranh, yêu thích vẽ tranh Đức Phật có thể liên hệ với ai?

13:04 Monday,15.7.2013

Đăng bởi:  Cuongpham

Mình nghĩ tượng Đức phật cưỡi công là Phật Chuẩn Đề, không phải Đức A Di Đà 

11:59 Monday,1.7.2013

Đăng bởi:  thien ha

bạn Thích Thanh Châu nói năng nên giữ lời, đây không phải là câu nói của kẻ tự học và hiếu đạo

14:35 Tuesday,18.6.2013

Đăng bởi:  nguyen thu

 có người gọi là phật Tổ là phật nào?
 

11:45 Friday,26.4.2013

Đăng bởi:  Thich Thanh Chau

Một sai lầm khi nói hai Phật là một. Chỉ có một Phật Thích Ca là Phật. Ngài có địa chỉ rõ ràng. Phật A Di Đà là Phật tưởng tượng do con người nghĩ ra khi tu theo Phật Thích Ca khó quá. Phật Di Đà không có hộ khẩu trên hành tinh này.

7:49 Tuesday,23.4.2013

Đăng bởi:  Aquarius

Về các vị Phật hãy tìm đọc "Earth change and 2012" của Kenh Sal Rachele. Chúc may mắn.

11:59 Friday,12.4.2013

Đăng bởi:  Cũng muốn duy tâm mà không nổi

Mình thấy cách trình bày bài của Diệu Vợi khá hay ho. Mình từng phát mệt về cách triển khai truyền thống: ở VN có hai "dòng" Phật giáo: Đài thừa và Tiểu Thừa, nhưng phải công nhận cách tiếp cận này là cần thiết.
Mình đọc sách Phật học thấy nói, chẳng hạn, Phật Bà quan âm, là một vị được tạo tác cho đủ mâm bát...
Nên chăng, đọc kỹ hơn về Phật học, rồi mới nhìn qua tranh. Ấy là vì bạn lấy bút danh (?) là Diệu Vợi (chứ không phải tên thực, kiểu như Bùi Vợi) nên mình mới dám đề xuất như thế. Vẫn muốn thấy ở trên Soi những bài "già dặn", và nhất là tinh tế. Đã quá mệt với những hàng bán thành phẩm made in Vietnam, "ăn" xong thấy dạ dày văn hóa ấm ách, "xấu bụng", vì dạ dày không tiêu nổi, tống mịa nó xuống ruột... Xin lỗi về cách diễn đạt của lời còm này (thô) so với cách trình bày của bạn Vợi. 

9:41 Friday,12.4.2013

Đăng bởi:  Liên Hương

Cám ơn.

2:26 Wednesday,6.2.2013

Đăng bởi:  M cóc

Cho phép mình chia sẻ chút xíu nhé. Phật giáo khởi nguồn từ Ấn Độ, phát triển ra theo 2 hướng Bắc Ấn và Nam Ấn. Phía Bắc truyền đến đến các nước như Nhật, Trung, Hàn (sau thêm cả Đài Loan) rồi vào phía Bắc Việt Nam đã hơn 1000 năm nay. Phía Nam truyền qua các nước như Srilanca, Miến Điện, Thái, Cambodia, Lào rồi vào miền Nam Việt Nam từ khoảng nửa đầu thế kỷ 20 (trừ mấy vùng dân tộc KhơMe các bạn nhé, cái này đụng đến chính trị nói không được). Lời kinh Phật trong truyền thống Nam truyền thì thường là những lời dạy, hướng dẫn tu hành rất trực tiếp, ngôn ngữ đơn giản, nhưng là cách hành văn theo lối cổ nên để hiểu đúng cũng không phải dễ. Hiện nay, người nghiên cứu Phật giáo ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn kinh sách theo truyền thống Bắc truyền. Mà lối diễn đạt trong dòng kinh điển này sử dụng rất nhiều hình ảnh ẩn dụ. (Mình xin phép không nói đến Thiền Tông, cũng là một tông phái Phật giáo thuộc Bắc truyền vì tông phái này chủ trương không dùng văn tự). Chính vì những hình ảnh ẩn dụ này mà không ít người tìm hiểu hay thực hành Đạo Phật bị lúng túng. Cụ thể một trường hợp như kinh A Di Đà mà bạn Diệu Vợi giới thiệu, với “bộ sậu” là Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí.
Chúng ta cùng xem hình ảnh ẩn dụ thế nào nhé. Ai đọc kinh A Di Đà cũng biết Phật A Di Đà có 2 phẩm chất là Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Quang. Vô Lượng Thọ hàm ý tính chất vô sinh bất diệt, không còn thời gian đối với một tâm giác ngộ đã an trú nơi thực tại (hoàn toàn không còn dính mắc vào quá khứ và tương lai). Vô Lượng Quang tượng trưng cho trí tuệ (giác ngộ) hoàn toàn sáng suốt.  Bồ Tát Quán Thế Âm là từ bi, Đại Thế Chí là trí tuệ, và đó cũng là 2 phẩm chất tất yếu của một tâm giác ngộ. Vì thế, những hình tượng đó là sự ẩn dụ về chất liệu giác ngộ sẵn có (mình tạm dùng từ thế này cho dễ hiểu) luôn thường trực nơi mỗi con người. Và khi một người đã có được tâm giác ngộ thì ở đâu chẳng là Niết Bàn, chẳng là Tây Phương cực lạc, hay là gì nữa thì cũng chỉ là cái tên gọi thôi. Về phép ẩn dụ này, trong Kinh Thánh của Thiên Chúa Giáo cũng sử dụng rất nhiều. Cũng vì thế mà không ít người ác khẩu nói Kinh A Di Đà thực chất là Thiên Chúa Giáo đội lốt. Nói vậy thì đúng là cuồng tín quá, bảo làm sao hầu như tôn giáo nào cũng cũng có chung một cứu cánh mà tín đồ lại cứ gây hấn với nhau hoài.
Ản dụ là thế, nên những người hiểu kinh A Di Đà theo nghĩa đen thường nghĩ ra nhiều điều, nhiều thứ lắm. Nhưng không sao đâu, nếu thực hành được như thế (kể cả theo nghĩa đen) cũng tốt cả thôi mà. Sản phẩm của các bậc đại trí tuệ phải khác sản phẩm thường chứ phải không. 

23:52 Tuesday,5.2.2013

Đăng bởi:  Tịnh Độ

Tây phương Cực lạc (Tịnh Độ) không phải là hàng triệu triệu dặm ở phía tây, mà ở ngay tại đây. Những người có mắt có thể nhìn thấy nó xung quanh mình. Đức Phật Di Đà không ngồi ở thiên đường xa xôi nào mà ở chính mặt đất bẩn thỉu này. Đạt tới Tịnh Độ tức là khám phá ra Tịnh Độ trong chính chúng ta. A Di Đà là tự thân sâu xa nhất của mỗi chúng ta. Khi tự thân sâu xa nhất đó phát lộ, ta được sinh vào Tịnh Độ. Sinh vào Tịnh Độ tức là phát hiện ra Tịnh Độ trong chính chúng ta.

19:28 Tuesday,5.2.2013

Đăng bởi:  Duyên Bất Khởi

Trần Minh Thành ơi: theo tôi hiểu thì Niết bàn khác Tây phương Cực lạc. Niết bàn là không còn sinh-diệt, trong khi người ở cõi Tây phương vẫn còn vướng luân hồi.

Muốn đến Tây phương Cực lạc thì điều kiện cần là bạn phải "tỏi" rồi, điều kiện đủ là niệm, hướng về phật A Di Đà cùng cõi Tây phương ngài cai quản.

Còn muốn lên Niết bàn thì nhiều khi đang sống mà đã chứng Niết bàn, như câu sau: "Ta đã buông xả tất cả những tham dục, đã tiêu diệt tất cả sân hận, ta đã lìa xa tất cả si mê - Ta đã đạt sự tĩnh lặng, chứng niết-bàn"

Hẳn bạn từng nghe câu: "Niết bàn ở đâu xa - Niết bàn ở trong ta".

19:09 Tuesday,5.2.2013

Đăng bởi:  Trần Minh Thành

Thưa chú, cháu kiến thức nông cạn, không biết vậy giữa cõi Niết Bàn mà Phật Thích Ca dạy đệ tử vươn tới, với cõi Tây phương Cực lạc của phật A Di Đà là hai hay là một. Cõi Niết Bàn thì cần phải nỗ lực tu tập để tự đạt tới, còn cõi Tây Phương thì niệm Phật A Di Đà cứu vớt tới chăng? Nếu thế thì phương án 2 có vẻ dễ dàng hơn.

20:38 Sunday,27.1.2013

Đăng bởi:  Trần nguyên Lạc

Bất khả tư nghì!

18:57 Tuesday,30.10.2012

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Chào bạn Nghi thủy,
Mình nói vậy là nhân đọc bài viết trên thôi. Bài viết nói về sự khác nhau giữa 2 vị Phật.
Mình thích đọc các triết lý trong kinh sách của Phật Giáo nhưng mình chẳng đi chùa hay cúng lễ gì cả. Mình cũng chẳng thấy có vị Phật nào hết. Chắc là mình cũng Giác Ngộ rồi đấy :D

12:20 Tuesday,30.10.2012

Đăng bởi:  Nghi thủy

1. Nếu bạn Học hỏi quan tâm, có thể tìm trong 2 bộ từ điển Phật học mà tôi đã dẫn cuối cmt. Tôi nghĩ, nó có thể làm thỏa mãn những thắc mắc của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo bất cứ cuốn từ điển Phật học nào mà bạn có. Theo tôi biết, hiện nay từ điển Phật học không phải là loại sách hiếm!
2. Bạn Trần Quang Lu ơi, tôi đồng ý với bạn rằng đức Phật Thích-ca lịch sử thì chỉ có một, ngài cũng không nằm ngoài quy luật sinh lão bệnh tử. Đạo Phật là tôn giáo vô thần, không bận tâm truy tầm nguyên nhân đầu tiên, không truy vấn những quan điểm siêu hình. Mà, mục tiêu thực tiễn tối hậu là giải thoát khỏi sinh tử khổ đau-cái vòng lẩn quẩn của chúng sinh.
Điều bạn thấy là hoang đường thật ra chẳng hoang đường, nếu nhìn ở khía cạnh phương tiện và tính thực tiễn của nó. Chư Phật, bồ-tát sau khi chứng ngộ, đoạn tận sinh tử, nhìn lại chúng sinh đang trầm luân trong bể khổ, lòng thương xót vô hạn nên phát hạnh nguyện cứu độ (Bồ-tát đại thừa = Trí tuệ bát-nhã+Tâm đại bi). Chúng sinh thì nghiệp lực, căn tánh bất đồng, mỗi người mỗi kiểu thượng vàng hạ cám, đủ mọi chủng tộc, tâm tánh, sở thích... nên chư Phật, bồ-tát phải hóa hiện ra muôn ngàn hình tướng tương ứng đi lại không ngừng trong sanh tử để tùy duyên hóa độ. Do đó mà có vô số Phật, bồ-tát. 
Nhìn qua, Phật giáo đại thừa có vẻ như đa thần giáo. Đó là do tâm thức, nghiệp lực, căn tính chúng sanh. Nếu chừng nào bạn chứng ngộ, thể nhập Tánh không, thì lúc đó chẳng còn vị Phật nào. Vì bản thể của chư Phật là Tánh không, Pháp thân tịch tịnh vô tướng vô tác. Không có bạn, không có tôi, không có Phật. Nhưng để để đến được đó thì đường xa vạn dặm, trong khi chúng ta đang tiến gần đến cái Chết từng giây từng phút! Cái trí tuệ còm cỏi đáng thương của chúng ta liệu giải thích được bao nhiêu trong bao la muôn trùng vũ trụ pháp giới này! Tôi lại sa đà hí luận mất rồi! Xin lỗi vì đã làm hao phí thì giờ của bạn.

3:53 Tuesday,30.10.2012

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Cá nhân mình thấy hình tượng Đức Phật A Di Đà nhuốm màu huyền thoại và không có thật. Người khai sinh ra đạo Phật là Đức Thích Ca Mâu Ni. Phật là một con người, về cuối đời Ngài cũng mắc một số bệnh do lão hóa như: đau lưng... Ngài mất năm 80 tuổi. Ngài nhập định trong trạng thái bình an vĩnh cửu. Đạo Phật là một tôn giáo không có đấng tối cao, chỉ có người Thầy chỉ dẫn, và con đường đi đến sự giải thoát nằm trong tầm tay của mỗi chúng ta.

16:20 Monday,29.10.2012

Đăng bởi:  Học hỏi

Nghi Thủy ơi, đọc cmt của bạn thì mình có cảm giác con công là thứ gì đó không được tốt cho lắm, và phật A Di Đà phải chế ngự nó. Tất nhiên đây là một thuyết, như bạn đã dẫn chứng, nhưng cũng có thuyết cho rằng công là một trong những loài chim quý do phật A Di đà tạo ra trong xứ Tây thiên cực lạc của ngài. Mình còn nghe nói, người Ấn Độ tin rằng ăn thịt công thì sẽ loại trừ được hết các chất độc trong người. Trong phật giáo thì có nhiều thuyết lắm, ngay như đức phật A Di Đà có thuyết thì nói xuất thân là Thái tử, có thuyết thì không. Có thuyết thì nói là hoàng tử có 3 anh em, thuyết lại nói có 9 anh em. Bạn nào còn biết thêm thuyết nào nữa thì góp thêm cho vui nhỉ.

16:02 Monday,29.10.2012

Đăng bởi:  admin

Nghi Thủy ơi, Soi cảm ơn bạn nhiều và đã hướng dẫn bạn đọc đọc thêm phần cmt của bạn.

15:58 Monday,29.10.2012

Đăng bởi:  Diệu Vợi

Cảm ơn Nghi Thủy nhiều vì những bổ sung và sửa chữa cho bài của mình.

14:45 Monday,29.10.2012

Đăng bởi:  Nghi thủy

Nhân tiện, đề cập đến hình tượng vị Phật cưỡi trên chim công (Khổng tước), tôi xin đính chính, bổ sung một điểm nữa trong bài viết của bạn Diệu Vợi.
Bức hình (thứ 6, trên xuống) bạn dùng trong bài viết về đức Phật A-di-đà... không phải là là đức Phật A-di-đà! Bức tượng đó là vị Khổng tước Minh vương.
Khổng tước Minh vương (skr. Maha-mayuri-vidya, rajni; âm Hán: Ma-ha ma-du-lợi la-xà), còn gọi Khổng tước vương, Khổng tước Phật mẫu Đại minh vương. Là vị Minh vương thứ 6, ngồi đầu cực Nam của viện Tô-tất-địa trong Hiện đồ mạn-đà-la Thai tạng giới Mật giáo.
Căn cứ, Đại Khổng tước Minh vương họa tượng đàn tràng nghi quỹ, hình tượng vị này hiện tướng 1 mặt, 4 tay, cưỡi chim Khổng tước màu vàng ròng. Các tay lần lượt cầm hoa sen, quả cụ duyên, quả cát tường, lông đuôi chim khổng tước, tượng trưng cho 4 pháp tu: hoa sen tượng trưng cho pháp Kính ái, quả cụ duyên tượng trưng cho pháp Điều phục, quả cát tường là pháp Tăng ích, lông đuôi chim công là pháp Tức tai.
Vị Minh vương này là thân Đẳng lưu (một dòng/ những pháp có cùng đặc tính) của đức Phật Tì-lô-giá-na (Vairocana, Pháp thân), có đức nhiếp thủ và hàng phục, Nên, nếu ngài ngồi trên hoa sen trắng thì biểu thị cho bản thệ Từ bi, nhiếp thủ; nếu tòa ngồi là sen xanh thì biểu thị cho đức chiết phục.
Ngoài ra, theo Hiện đồ mạn-đà-la Thai tạng giới, hình tượng vị này được vẽ màu da người, có 2 tay, ngồi trên tòa sen đỏ, tay phải cầm lông đuôi chim khổng tước, tay trái cầm hoa sen, Mật hiệu là Phật mẫu kim cương, hình tam-muội-da là lông cánh chim công.
Theo đó, cho thấy, hình tượng chư Phật, bồ-tát được miêu tả rất phong phú và phức tạp, đặc biệt là Phật giáo Đại thừa theo truyền thống Kim cương thừa ( Mật tông). Hành trạng, hạnh nguyện, hóa thân của mỗi vị sẽ được biểu hiện qua màu sắc, tư thế, pháp khí v.v. tương ứng. Người mới bước đầu tìm hiểu sẽ không khỏi lúng túng và khó tránh được những nhầm lẫn giữa vị này vị nọ, cũng như ý nghĩa. Do đó, sự cẩn trọng trong nghiên cứu là điều hết sức cần thiết.
[Theo: kinh Khổng tước vương chú. Tăng-già-bà-la dịch, đời Lương. kinh Đại khổng tước chú vương, q. Thượng. Nghĩa Tịnh dịch, đời Đường. Thai tạng giới thất tập, q. Trung]
Tham khảo: - Phật Quang đại từ điển, t.2, Thích Quảng Độ dịch. Hội Văn hóa Giáo dục Linh sơn Đài Bắc xuất bản, 2000.
- Từ điển Phật học Huệ Quang, t.3, Thích Minh Cảnh chủ biên. Nxb. Tổng hợp Tp. HCM xuất bản, 2010

21:07 Sunday,28.10.2012

Đăng bởi:  Nghi thủy

Cám ơn bạn Phước Tịnh đã đưa ra những thắc mắc thú vị.
Đức Phật A-đ-đà (dịch âm tiếng Phạn: Amitabha, đức Phật có ánh sáng vô lượng, tuổi thọ vô lượng), là một vị Phật quan trọng của Phật giáo đại thừa (Mahayana), cùng với hai vị bồ-tát hầu cận - Quán thế âm (Avalokitesvara) và Đại thế chí (Maha-sthama-spata) - hợp thành Tây phương tam thánh của cõi Tịnh độ cực lạc phương Tây. Ngài có nguồn gốc xuất xứ từ 3 bộ kinh Đại thừa: kinh Vô lượng thọ, kinh Quán vô lượng thọ, và kinh A-di-đà, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trên phương diện tín ngưỡng, văn hóa tại các nước vùng Viễn đông qua tông Tịnh độ, nhất là ở Nhật bản, Trung quốc, Việt nam.
Trong mạn-đà-la Kim cương giới của Phật giáo thuộc truyền thống Kim cương thừa (Phật giáo đại thừa của phương tiện thiện xảo), thường được biết dưới tên gọi Mật tông, đức Phật A-di-đà được mô tả với sắc vàng ròng, trụ ấn Tam-ma-địa (Đại định ấn) phối trí ỡ phương Tây, cùng đức Phật Tì-lô-giá-na (Vairocana, Pháp thân) màu trắng ở trung ương. Phật Bảo sanh ở phía Nam, Phật A-súc phía Đông và Phật Bất Không Thành Tựu ở phương Bắc, thành Ngũ bộ Phật.
Về khái niệm 5 gia đình Phật (Ngũ bộ Phật) đề cập xét ở phương diện hành trì; căn cứ theo nghiệp lực, căn tính của cúng sanh mà chia ra 5 nhóm tu tập theo các pháp môn cụ thể mới có thể nhanh chóng thành tựu. Thí dụ, nếu là người có thiên hướng thẩm mĩ, duy cảm thì thuộc về Liên hoa bộ (gia đình Hoa sen) và tu tập theo pháp môn của đức Phật A-di-đà; người có thiên hướng duy lí, trí tuệ logique thì tu theo pháp môn Kim cương bộ (gia đình Kim cương) v.v. Điểm quan trọng, trong việc hành trì Mật giáo, hành giả phải luôn gắn bó mật thiết với vị thầy (Kim cương sư). Chính vị thầy sẽ là người phát hiện ra thiên hướng, tập khí của học trò để hướng dẫn tu pháp môn thích hợp. Việc chọn được pháp môn thích ứng, đồng nghĩa với việc gia nhập vào một cộng đồng tu tập tương ứng, do một vị Phật chủ trì. Và, đây là ý nghĩa của khái niệm Phật bộ (gia đình Phật).
Trong đồ hình mạn-đà-la, thangka của Phật giáo Kim cương thừa từ màu sắc, tư thế, cho đến các motif trang trí đều mang tính biểu tượng, và là đối tượng cúng dường, tu tập hành trì của hành giả. Vì thế, mang tính thiêng liêng và bất khả tư nghị.
Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn, có thể tạm tham khảo ở cuốn sách tôi đã dẫn ở cmt trên, bản dịch Việt: Hành trình vô trụ xứ - Trí huệ Mật thừa của chư Phật, do Thiện tri thức dịch, nxb. Phương đông ấn hành, 2012.
Tôi cũng là người đang học, nên không dám hứa sẽ viết được thành bài, chỉ xin chia sẻ chút sở tri hạn hẹp của mình. Hi vọng sớm có các bậc thông hiểu hơn về vấn đề này sẽ giải đáp rốt ráo những thắc mắc của bạn.

22:16 Saturday,27.10.2012

Đăng bởi:  Phước Tịnh

Nghi Thủy ơi, mình đọc sách cũng không hiểu lắm sao lại gọi là gia đình hoa sen, và đức A Di Đà là gia chủ của liên hoa bộ là sao nữa. Nghi Thủy có thể làm một bài trên Soi có hình minh họa, nói rõ hơn về khái niệm này được không? Cảm ơn Nghi Thủy trước.

21:11 Saturday,27.10.2012

Đăng bởi:  Nghi thủy

Bài của bạn Diệu Vợi đã khá đầy đủ. Tôi chỉ xin đính chính một điểm nhỏ để bài viết được tốt hơn. Ở bức tượng Phật A-di-đà cưỡi công - hình 6, từ trên xuống, tác giả cho rằng" Một số tranh, tượng có thêm con công là phương tiện di chuyển của phật A Di Đà" là chưa chính xác. Thật ra, đây là biểu tượng của Liên hoa bộ, trong Ngũ bộ Phật (5 gia đình Phật - Kim cương bộ, Bảo sanh bộ, Liên hoa bộ, Nghiệp bộ, Phật bộ) theo truyền thống Phật giáo Kim cương thừa. Đức Phật A-đ-đà (Amitaha, Hán dịch: Vô lượng quang, Vô lượng thọ) là gia chủ của Liên hoa bộ, ngài cưỡi trên con công là mang ý nghĩa điều phục những loạn thần của các chúng sinh thuộc gia đình này. "Biểu tượng của hoa sen là mọc lên từ bùn, nhưng thành thanh tịnh và sạch sẽ. Biểu hiện loạn thần của hoa sen là nối kết với tham, một tính cách nắm giữ và ham muốn sở hữu. Chúng ta hoàn toàn bị tham muốn thu hút và và chỉ muốn quyến rũ thế giới, không quan tâm đến tương giao đích thực. Chúng ta có thể là một người giỏi xoay sở, một quảng cáo viên. Nhưng căn bản, chúng ta là một con công." (Xem: Chogyam Trungpa, Journey without Goal - the Tantric Wisdom of the Buddha, Prajna Press, 1981). Theo đó, những chúng sanh có thiên hướng thẩm mĩ, những nghệ sĩ là thuộc Liên hoa bộ của đức Phật A-di-đà. Con công - biểu hiện của chủ thể tham ái duy mĩ, loài chuyên tiêu hóa các loại chất độc, thức ăn càng độc lông cánh càng rực rỡ, là "thú đau thương" vậy!

10:25 Saturday,27.10.2012

Đăng bởi:  candid

Theo em nên có bài giới thiệu về hệ thống tượng Phật trong chùa. Ví dụ: đa phần thông thường có thờ tượng Phật tam thế ở trên cùng (Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật tương lai) rồi xuống dưới có di đà tam tôn (adi đà ở giữa hai bên là hai vị bồ tát), ở dưới thì hoa nghiêm tam thánh, rồi tượng Cửu long...
 
 

0:13 Saturday,27.10.2012

Đăng bởi:  tuedang

Bạn Diệu Vời Vợi tổng hợp bài này chuẩn quá rồi, (đâu cần "chỉnh" nữa. hi).
Mình không có thắc mắc gì thêm nữa đâu Diệu Vợi nhé.
Mình cũng tán đồng ý kiến của anh Trịnh Minh Tiến, giới họa sĩ cần phải tìm hiểu về giáo pháp, lịch sử các tôn giáo, ít ra là căn bản để khi sáng tác ta có nhiều ý tưởng độc đáo mà vẫn không bị sai lệch quá đà.

19:18 Friday,26.10.2012

Đăng bởi:  Diệu Vợi

@ Học Hỏi: Từ từ rồi mình sẽ tìm tài liệu về điều bạn hỏi nhé. Có lẽ trước tiên là phải điểm qua hai vị bồ tát đứng hai bên phật A Di Đà đã nhỉ...

16:02 Friday,26.10.2012

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

Những bài viết như này rất ý nghĩa. Mình thấy các nghệ gừng nghệ tỏi nhà mình rất quan tâm đến triết học và tôn giáo... sao Soi không làm một mục tổng hợp những bài viết này nhỉ :) 

15:49 Friday,26.10.2012

Đăng bởi:  Học hỏi

Mình cũng thường đi chùa, nhưng giờ đọc bài của Diệu Vợi mới biết thêm nhiều điều hay. Mình nghe nói cũng như phật A Di Đà có hai đệ tử, phật Thích Ca cũng có "thập đại đệ tử" khá nổi tiếng. Nếu được Diệu Vợi hay bạn nào biết rõ chia sẻ thêm kiến thức thì hay quá.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả