Gẫm & Bình

Trừu tượng của Vương Tử Lâm:
Liệu có "nhẵn nhụi, một màu, mà gây xúc động đến mức xao xuyến"?

  Triển lãm hội họa Vương Tử Lâm Địa điểm: Viet Art Center, 42 Yết Kiêu, Hà NộiThời gian: Từ ngày 9. 11 đến 14. 11. 2012Khai mạc: 18 giờ, ngày 9. 11. 2012Tọa đàm: 3 giờ chiều ngày 10. 11. 2012 tại Viet Art Center.Trong buổi toạ đàm, hoạ sỹ Vương Tử Lâm sẽ […]

Ý kiến - Thảo luận

12:45 Monday,12.11.2012

Đăng bởi:  Minh Duy

Ngay khi cầm trên tay cái thiệp, nhìn cách design như thế.! đã thấy chữ "Tối giản" sao mà nực cười.. chẳng đi nữa, mất thì giờ.

12:12 Saturday,10.11.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

"Trong nghiên cứu của mình, Vương Tử Lâm đã tìm một dấu nối giữa ba họa sĩ lớn Cézanne – Mondrian – Rothko."
Đắp một quả núi cao như Thái Sơn có khi còn dễ hơn bắc cầu giữa ba đỉnh núi. Cách thông dụng nhất để tìm đường liên kết 3 quả núi là đi ở dưới chân.

21:24 Thursday,8.11.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Anh Tuấn

Xin phép đính chính một chút thông tin về buổi tọa đàm của họa sỹ Vương Tử Lâm: Buổi tọa đàm do họa sỹ Vương Tử Lâm chủ trì với sự hỗ trợ của nhà báo Vũ Lâm, cùng hai khách mời là họa sỹ Lý Trực Sơn và nhà điêu khắc Đào Châu Hải.
Nhà phê bình Phan Cẩm Thượng không tham dự tọa đàm vì công việc cá nhân.
Gửi bạn Đặng Lê Nguyên:
Về hai câu hỏi của bạn, tôi nghĩ bạn nên đến nghe buổi tọa đàm trước. Trong tọa đàm, họa sỹ Vương Tử Lâm sẽ trình bày lý do tại sao ông vẽ những bức tranh đơn sắc như vậy, từ quá trình nhận thức đến trình bày ra tác phẩm cũng như tính thẩm mỹ của hội họa như vậy là ở đâu, và điểm khác biệt giữa những bức tranh hình vuông trắng trên nền đen của Malevich với tranh của Vương là như thế nào. Nếu sau đó bạn còn nghi vấn thì xin phát biểu trực tiếp với họa sỹ. Đối thoại như vậy sẽ thú vị hơn. Chúng tôi hy vọng sau tọa đàm sẽ có bài tường thuật, sau đó nếu còn ai cảm thấy chưa thỏa đáng về nội dung tọa đàm thì đặt thêm câu hỏi. 
Tuy vậy tôi vẫn sẽ lưu câu hỏi của bạn và gửi họa sỹ Vương Tử Lâm giải đáp trong buổi tọa đàm, nếu những diễn giải của ông chưa làm rõ được ý của bạn. Cảm ơn bạn!
 

13:57 Thursday,8.11.2012

Đăng bởi:  Đặng Lê Nguyên

Thưa tôi muốn hỏi nhà phê bình Phan Cẩm Thượng và Vương họa sĩ hai câu:

1. khi nhà phê bình nói về "sự tinh tế và duy lý của một thứ hội họa thuần túy, loại hoàn toàn các yếu tố tự nhiên trong nghệ thuật", tôi thắc mắc các yếu tố "tự nhiên" là gì? Trong đó có cảm xúc của người vẽ? Thế thì người vẽ còn cái gì khi vẽ. Tôi nghĩ người ta có thể loại các yếu tố tả, kể, nhưng vẫn phải có một thứ tự nhiên, rất tự nhiên nữa, là chủ đích, tình cảm của tác giả khi vẽ chứ. Nếu không thì người máy vẽ à?

2. Người đầu tiên đưa ra một hình vuông đen thuần túy, hay một hình tròn thuần túy và nói đó là hội họa, đó là thách thức. Cái concept phía sau của việc ấy phải mạnh ghê lắm mới thuyết phục được thẩm mỹ của người xem. Nhưng đến người thứ 2, thứ 3..., thứ n cũng đưa ra một mảng màu nguyên và nói là tranh, thì sẽ chỉ là bắt chước, sao y, khi không có gì nâng cao hơn. Tranh của Vương họa sĩ thì tôi không thấy tính thẩm mỹ gì ở đây. Tôi có thể gọi đó là hình vẽ có màu. Màu cũng là màu đơn giản, không thấy có dụng công gì về màu, như là lấy ở bảng màu cơ bản thôi. Tôi muốn hỏi: làm sao phân biệt được tranh của Vương họa sĩ với bảng màu chọn sơn chống thấm?

13:12 Thursday,8.11.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Anh Tuấn

Các bạn có câu hỏi nào dành cho họa sỹ Vương Tử Lâm về nội dung triển lãm mời đưa lên đây. Mình sẽ chuyển cho anh Lâm trả lời trong cuộc hội thảo.
Cảm ơn anh Nguyễn Đình Đăng đã sửa giúp thông tin của họa sỹ cung cấp. Tôi sẽ chuyển lời lại với họa sỹ.

9:38 Thursday,8.11.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Anh Đăng,
Theo ngữ cảnh thì câu chuyện cảm thán cái vụ sơn cửa của Dali không phải thực sự coi cái cửa với vật liệu sơn của nó như một bức tranh tối giản, mà là Irony, muốn chửi là các họa sĩ kia không có nổi một tay nghề thợ sơn. Thợ sơn có thể dễ dàng bắt chước lại tranh của các ông kia, trong khi các ông kia không đủ tài sơn một cái cửa. 
Comment của anh về lập phương và hình nón rất chí lý. Các cụ nhà mình hay nhắc lý thuyết mà ít khi tìm hiểu rõ ràng. lập phương và hình cầu thì không khác gì nhau về bản chất tạo hình.

8:38 Thursday,8.11.2012

Đăng bởi:  Bạn V.T. Lâm

Gửi lời chúc mừng tới Lâm nhân dịp triển lãm. Tiếc là không có mặt để xem.
Bạn đồng nghiệp phương xa
 

16:37 Wednesday,7.11.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Tớ nghĩ mấy vụ tranh trừu này, phải xem tận nơi rồi mới khen chê được.
Ngày xưa xem tranh Mark Rothko qua màn hình vi tính, rồi qua sách Tàu, rồi xem hẳn sách Tây, vẫn thấy không thích. Tự nghĩ bọn Tây bị điên mới thích tranh lão này. Nhưng đến lúc xem tranh thật mới lặng người xúc động.
Hẹn bà con ở khai mạc để chém gió nhé.

15:54 Wednesday,7.11.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

"Liệu có nhẵn nhụi một màu mà gây xúc động đến mức xao xuyến?" (sic)
Salvador Dalí đã từng xúc động khi nhìn thấy một cánh cửa được sơn nhẵn thín. Ông viết:
"Bản thân tôi cũng bị cái cửa đó chinh phục, và tôi tự hỏi, với một sự tò mò thực sự, có bao nhiêu lớp sơn trên cái cửa, tỉ lệ dầu và dầu thông là bao nhiêu, để tạo ra được một mặt phẳng nhẵn, đồng nhất và đều đến thế, cao quý trong sự bền vững của chất liệu đến thế, điều này đòi hỏi một tay nghề trung thực mà không ai trong số các họa sĩ triển lãm tại đây dám có." (Trích từ bài "Salvador Dalí: “Đã đến lúc gọi bánh mì là bánh mì và rượu vang là rượu vang." đã đăng tại Soi.)

15:45 Wednesday,7.11.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

1) "Ở kích thước nhỏ nhất nó là một hạt, lớn hơn là một điểm và hơn nữa nó sẽ là một hình tròn" (sic)
Khái niệm một điểm trong hình học là cái gì đó không có kích thước (không có chiều dài, chiều rộng, thể tích, diện tích v.v. ̣ Vì thế nhỏ nhất phải là một điểm, rồi mới đến một hạt là thứ có kích thước.
 
2) "Cézanne một người xác định các khối cơ bản, với câu nói nổi tiếng mọi vật đều nằm trong ba khối trụ, khối cầu và khối lập phương." (sic)
Chính xác là hình nón chứ không phải khối lập phương.
 
Cézanne viết trong thư gửi Emile Bernard ngà 15/4/1904 như sau: "Tout dans la nature se modèle selon le cylindre, la sphère, le cône", có nghĩa là "mọi thứ trong tự nhiên đều được mô phỏng theo hình trụ, hình cầu, hình nón"
 

14:33 Wednesday,7.11.2012

Đăng bởi:  .meo meo

Liệu có nhẵn nhụi một màu mà gây xúc động đến mức xao xuyến?. câu trả lời là: Không.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả