Nhiếp ảnh

The Pink Choice - Tôi chỉ cho rằng Maika đã không hiểu

    Loạt ảnh The Pink Choice của Maika xem chừng cũng thu hút nhiều lời bình luận, ủng hộ có mà phản đối cũng có; tôi cứ đắn đo mãi, chẳng biết có nên nhập hội và gửi quan điểm của mình không, nhưng tôi nghĩ rằng chủ trương của SOI là càng nhiều […]

Ý kiến - Thảo luận

23:21 Monday,12.6.2017

Đăng bởi:  Giao

Nếu Maika mà cũng nghĩ như bạn, làm 1 bộ ảnh phản ánh đủ mọi khía cạnh về đồng tính thì chị ấy đã không thực hiện được bộ ảnh đậm chất phóng sự và chọn một góc nhìn trực diện, táo bạo như thế này; và rồi chị ấy cũng chẳng đoạt giải rồi bạn ạ!
(May mà chị ấy dự thi nước ngoài chứ dự thi trong nước chắc cũng rớt cái oạch)
Tính dục là vấn đề nhức nhối và bị cấm kỵ nhất trong xã hội Việt Nam; nó cũng là trở ngại lớn nhất trong việc tìm kiếm hạnh phúc và những gắn kết riêng tư của người đồng giới. Chứ chỉ là sinh hoạt xã hội bình thường, họ có thể khoác lớp áo dị giới để ngụy trang. Những người chọn sống với giới tính thật là vì họ khao khát hạnh phúc.
Bạn coi ảnh thấy buồn là đúng rồi, vì nó buồn mà. Bối cảnh xung quanh những cuộc tình này đủ cho thấy cuộc sống họ không dễ dàng: nghèo, lao động chân tay, làm tình trong khách sạn.
Về bộ ảnh, cái đẹp của nó là sự chân thực, Maika cũng có nhiều góc máy hay.
Nếu muốn phản ánh về đời sống đồng tính như cách của bạn thì mời xem Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng. Bộ phim tài liệu này cũng được quốc tế đánh giá cao. Mỗi dự án có một cách chọn lựa góc nhìn khác nhau thôi. Dù sao cũng cảm ơn ý kiến của bạn đã chọc cho mình comment. Xã hội Việt Nam chán lắm, quan niệm xã hội thâm căn cố đế dẫn đến truyền thông một màu thế nên cái nhìn, cảm xúc một màu cả.

15:22 Wednesday,9.9.2015

Đăng bởi:  Huỳnh Mai Anh

Mình lại nghĩ theo hướng này.Nếu bạn muốn một ai đó hiểu, cảm thông cũng như đấu tranh về một tuyên truyền nào đó mà bạn hướng tới. Thì trước tiên nhất là bạn cần cho người ta cảm nhận cái tốt đẹp mà mục đích đó mang đến. Bạn nên để họ yêu nó rồi họ mới tranh đấu được chứ. Không phải ai cũng muốn xem 1 bộ phim có kết thúc buồn, nhưng một bộ phim có kết cục hạnh phúc thì ai cũng xem được.
Với lại, bạn cứ nhận định theo vị trí của người trong cuộc đi. Bạn muốn được người ta thương hại hay cảm thông? Bạn muốn phơi bày trái tim đầy thương tích trước mặt người khác sao.
Thêm một điều nữa,thay vì chụp những tấm ảnh trên, bạn cũng có thể chụp tận cảnh, quay tận mặt những người kì thị khiến họ thù dai hơn, kì thị nhiều hơn, không mang lại 1 chút lợi ích nào cho những người đồng tính cả nhưng xác thực bộ ảnh của bạn lúc đó có giá trị hơn đó. Làm ơn đi! Nên nhớ đất nước ta không như 1 số đất nước hồi giáo (đặt nặng lễ giáo, đạo đức thành trách nhiệm con người như đàn ông phải kết hợp với đàn bà mới được xem là thiên đạo). Dân phong ta rất cởi mở, vị tha,dễ thích ứng, dễ hòa hợp, nên thật sự không cần chụp 1 bộ ảnh bạo lực để đánh thức dân trí đâu. Hay bạn muốn nói là chỉ dựng ngoại cảnh giả, đến lúc đó thì bộ ảnh của bạn chẳng còn giá trị nào cả

10:25 Tuesday,3.2.2015

Đăng bởi:  Su

Rất buồn cười thế này: Mình đang làm việc thì nghe loáng thoáng đồng nghiệp nhắc tới "đồng tính".
Trong 1 thoáng mình nghĩ tới Pink Choice, & những lăn tăn lại gợn lên, mình không làm việc nữa mà ngồi search để xem lại bộ ảnh.(như nhiều lần trước)
Vì mình cũng từng có đôi chút tranh luận với bạn bè khi đặt câu hỏi: Sao chỉ loanh quanh cái giường thế nhỉ?
Đó chỉ là 1 phần (kín đáo) trong cuộc sống của họ chứ đâu phải là sự khác biệt đặc trưng nhất ?!
Họ yêu nhau thì rõ rồi, nhưng cuộc sống xung quanh họ: gia đình, bạn bè... thì thế nào?
---
Tới tận hôm nay mới được đọc bài viết này.
Cảm ơn bạn JP rất nhiều! :)

10:45 Sunday,12.10.2014

Đăng bởi:  JP

@Thao Dinh: Nói đơn giản như vầy thôi, khi bạn thấy các nước kêu gọi ủng hộ người đồng tính, họ nhắc đến sự công bằng, và hô hào thiên hạ tôn trọng sự khác biệt.
Mình là người đồng tính chứ chả phải xa xôi gì, và mình nhận thấy cái xu hướng nguy hiểm của việc nhầm lẫn sự công bằng (equality) với sự khác biệt (diversity). Mình tin người đồng tính phải nhận được sự công bằng trong luật pháp, trong quan hệ đối xử, nếu có luật cho người đồng tính kết hôn tại VN thì mình ủng hộ hai tay chân; cũng y như nữ phải công bằng với nam vậy. Nhưng mình không tin nam nữ giống nhau, hay đồng tính giống dị tính. Về sinh học thì sao mà giống? Nhưng "khác" thì có gì xấu không? chắc chắn khác không xấu, và chúng ta phải tôn trọng lẫn đối xứ công bằng với cái khác ấy.

Chừng nào thiên hạ còn suy diễn rằng cái nọ giống cái kia, cũng đẹp, cũng cần công bằng... thì xin lỗi, cái nọ sẽ chẳng bao giờ nhận được sự công bằng với cái kia. Bạn phải biết về sinh học, về khoa học người đồng tính khác dị tính ở điểm nào, thì bạn mới (cơ bản nhất) ra được cái luật phù hợp để đòi công bằng cho những kẻ như chúng tôi.

Ví dụ đơn giản: có con gái dị tính thì bạn dạy nó dùng bao cao su để an toàn tình dục. Nhưng có đứa con gái đồng tính thì bạn dạy gì? Không lẽ cũng dùng bao cao su? Nếu nhà trường và xã hội chỉ giáo dục sức khỏe an toàn tình dục theo đề cương cho những người dị tính, như vậy có công bằng không? Chắc chắn không. Nhưng soạn cho người đồng tính, đặc biệt là giới trẻ, một chương trình về cách quan hệ an toàn thì soạn thế nào? Không hiểu chúng tôi về mặt khoa học thì sao mà soạn? Nhưng đã gọi là công bằng thì người dị tính được giáo dục, thì người đồng tính cũng phải nhận được sự giáo dục ấy. Công bằng là phải công bằng, bình đẳng trong mọi ngóc ngách của cuộc sống, phải có luật từ nhà trường ra tới xã hội. Còn nếu chỉ nói suông mà không hiểu thì cuối cùng chúng tôi rất thiệt thòi.

Quay lại với bộ ảnh của Maika, "những hoạt động nhàm chán thường ngày" không phải chỉ là những hoạt động quanh quẩn bên cái giường hay nằm/ngồi ôm nhau nọ kia. Nấu ăn có phải là hoạt động thường ngày không? Đi chợ? Rửa chén? Lau nhà? Shopping? Chơi game? Vậy sao không thấy ở đây? Giống bạn, mình vỗ tay khen Maika đã chụp nên Pink Choice, và khi Maika đoạt giải thì mình cũng mừng. Nhưng điều này không có nghĩa cái gì mình thấy chưa được thì mình im mồm, không dám nói.

3:40 Sunday,12.10.2014

Đăng bởi:  Thao Dinh

Tự dưng đi tha thẩn, gặp bài viết của bạn. Có thể đối với bạn, những gì Maika thể hiện là chưa đủ, nhưng đối với mình, một người xem bình thường, thì những gì mà chị ấy làm, là quá tuyệt vời.

Tại sao lại nói là khác? Mình không nói là khác biệt là không tốt, nhưng điều gì khiến bạn nghĩ là đồng tính là khác biệt? Chỉ vị họ yêu những người cùng giới tính à ? Mình không nghĩ thế, đax là yêu thì tình yêu đều như nhau. Mình không cần thấy sự khác biệt, mà chỉ cần thấy cảm thấy rằng, tình yêu đồng tính là có thật, là ngay trước mặt. Mình không thích bộ ảnh mà cứ như phim, là tất cả phải đẹp, phải hoàn hảo.

Nếu như những nhân vật trong ảnh tìm thấy tình yêu trong những hoạt động nhàm chán thường ngày, thì chúng ta ko thể phàn nàn gì cả

Just my two cents.

19:44 Sunday,3.3.2013

Đăng bởi:  Nhi Nguyễn

Đọc bài viết của bạn, tôi thực sự đã có cơ hội suy nghĩ kĩ hơn về bộ ảnh The pink choice của Maika Elan, và có một vài quan điểm khác bạn như thế này:
Theo bạn thì có hai cách kêu gọi sự cảm thông là 1) giúp mọi người biết rằng người đồng tính đang phải đối mặt với nhiều bất công và 2) dẹp hết mấy cái yếu tố “bất công” qua một bên, và sáng tác những hình ảnh tập trung vào mặt tích cực, cho thấy người đồng tính cũng giống bao người khác, cũng đóng góp cho xã hội, cũng yêu, cũng có nhiều hoạt động lành mạnh. Sự thực thì tôi rất mừng khi thấy rằng bộ ảnh của Maika không đi theo hướng 1), vì tôi thấy rằng trong thời gian gần đây đồng tính đang là vấn đề nổi cộm, và không thiếu các tin tức, các bài báo, clip, các chương trình trên tivi,... đều nói lên sự kì thị của xã hội đối với cộng đồng LGBT, khiến nhiều người nghĩ rằng cuộc sống người đồng tính chỉ toàn bất công và đau khổ. Cũng không thiếu gì những kẻ cổ hủ biết những tài năng Elton John, Tim Cook, Oscar Wilde, Xuân Diệu,... là người đồng tính/lưỡng tính mà vẫn cứ kì thị đấy thôi. Nên theo tôi việc xoá đi sự kì thị đâu chỉ gói gọn theo điều 1) và 2) như bạn nói. 
Bộ ảnh của Maika không theo hướng 1) và 2) mà chỉ đơn giản là thể hiện những khoảnh khắc bên nhau của hai người đang yêu trong không gian riêng của họ (nên đương nhiên sẽ không nhiều người, và trong phòng là chủ yếu). Điều Maika thể hiện không phải là những gì lớn lao, mà chỉ là những cử chỉ nhỏ nhặt thân mật hằng ngày của đôi tình nhân, và từng bức ảnh (theo bạn là nhàm) thì với tôi lại đem đến sự ấm áp, thân quen. Bộ ảnh chỉ cần thể hiện ở một khía cạnh nào đó của người đồng tính chứ cũng không cần phải thể hiện hết cuộc sống của họ. Và tôi cũng chưa từng nghĩ rằng chỉ một album 45 ảnh của Maika lại có thể đem lại sự thay đổi suy nghĩ thâm căn trong đầu những kẻ kì thị (mà để làm được điều đó thì cần đến cả một quá trình dài).
Một điều nữa là tôi đồng ý với bạn Ống khói rằng bạn vẫn chưa thoát khỏi sự kì thị. Bạn nói: "Ai mà chọn được giới tính của mình? Đẻ ra thế nào thì nó thế ấy, nếu lựa được thì chẳng ai lựa một giới tính đem lại lắm rắc rối thế. Trừ những người không biết mình muốn gì, chứ những người đồng tính bẩm sinh rất ghét từ “chọn lựa” vì họ có lựa được đâu." Nói như bạn, thì những người đồng tính bẩm sinh giả như có quyền chọn lựa lại, thì họ sẽ chọn là người dị tính, và việc họ sinh ra là đồng tính là xui xẻo (?!). Nhưng theo tôi biết, thì có một số người đồng tính họ rất tự hào về giới tính của mình bạn ạ. Vậy nên tôi thấy tên bộ ảnh là The pink choice chẳng có vấn đề gì cả. Lựa chọn ở đây không phải là lựa chọn giới tính, mà là lựa chọn cách sống. Có những người đồng tính vì sợ phải chịu một cuộc sống đầy sự kì thị, soi mói của xã hội mà 'sống giả' như người dị tính. Bộ ảnh của Maika thì lại cho thấy rằng chỉ cần dũng cảm với lựa chọn sống đúng với bản thân mình, thì cuộc sống cũng sẽ có những mảng hồng tươi sáng, những hạnh phúc giản dị với người mình yêu (chứ không phải chỉ toàn là đau khổ, dằn vặt). Tôi thích cách mà Maika thể hiện chữ "pink" trong bộ ảnh này, rất chân thực và đời thường. 
 

16:57 Wednesday,20.2.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Ngọc

Tôi là một người hoàn toàn mù tịt về nhiếp ảnh, nhưng tôi không đồng ý với tác giả bài viết này. Tôi xem bộ ảnh này của Maika khi được đăng tải trên các trang mạng, và tôi thừa nhận là tôi đã rung động. Tôi không kì thị người đồng tính, nhưng cũng chưa bao giờ tiếp xúc với họ ngoài đời thường. Đối với tôi, cuộc sống của họ là một điều bí ẩn, hoặc là tôi biết họ sống rất khổ sở qua một số phân cảnh trong phim. Nói chung trong suy nghĩ của tôi, cuộc sống của người đồng tính có lẽ chẳng có gì tốt đẹp, thú vị, tình yêu của họ cũng vậy. Nhưng những bức ảnh của Maika đã cho tôi thấy điều ngược lại, tình yêu của họ cũng rất đẹp, rất đời thường và không kém phần nồng nàn, say đắm. Chỉ có điều tình yêu đó không được thể hiện một cách "quang minh chính đại" như các cặp đôi bình thường khác. Đó là nỗi khổ tâm của họ, là thứ mà tôi có thể nhìn thấy qua những bức ảnh, qua những ánh mắt đăm chiêu của nhân vật, vì thế có thể những khung cảnh trong ánh sáng mờ tối, hay hơi "nhàm" như ý kiến của bạn theo tôi có lẽ là chủ ý của Maika chăng. Mặt khác một bộ ảnh về chủ đề đồng tính không có nghĩa là nó phải phơi bày hết, bao trùm hết về cuộc sống của người đồng tính, chỉ cần khai thác một khía cạnh nào đó, nhằm nổi bật dụng ý của tác giả là đủ. Và theo tôi cái quan trọng nhất ở đây là cảm xúc- thứ mà Maika đã làm được, ít nhất là với những người chẳng hiểu gì về nhiếp ảnh như tôi. Tôi không nhìn bức ảnh ở bố cục sáng tối, ở cách sắp đặt, tôi cảm nhận nó từ cảm xúc mà nó đem lại.

19:23 Friday,21.12.2012

Đăng bởi:  Ống khói

Hoàn toàn ủng hộ bạn JP với những ý kiến về nội dung những bức ảnh. Maika muốn tái hiện những khoảnh khắc đời thường nhưng vô tình bị trói buộc vào cảnh yêu đương dẫn đến cảm giác rằng người đồng tính dù lạc quan cách mấy vẫn cô đơn và tự huyễn hoặc bản thân bằng cách lùi xa khỏi xã hội. Theo mình đó chỉ là sự vô tình bởi điều đẹp nhất trong cuộc sống đồng tính vẫn là tình yêu, và Maika say mê thể hiện nó, nhưng sự thật điều đó là điểm yếu của dự án.
Ngược lại, bạn JP vẫn chưa thoát hẳn khỏi sự kì thị, bạn nói "nếu lựa được thì chẳng ai lựa một giới tính đem lại lắm rắc rối thế" làm tất cả những ai đấu tranh vì quyền lợi người đồng tính đều lấy làm buồn lòng, bởi những con người cấp tiến nhất của xã hội - giới trí thức (trong đó có JP), nghĩ rằng mình không kì thị nhưng thật chất vẫn chưa nhìn thấy sự tuyệt vời của tình yêu đồng tính, điều đó lớn hơn rất nhiều so với những rắc rối nó mang lại. 
Vì Maika đã giải thích ở dưới, nhưng có vẻ như chính Maika lại hơi khiên cưỡng ở giải thích này (nó hoàn toàn hợp lí nhưng bạn thử nghĩ bao nhiêu % người nghe tên dự án sẽ nghĩ như bạn?). Cứ hãy để Choice là sự lựa chọn về giới tính, để là người đồng tính đúng nghĩa không cần ẩn náu. Đồng nghĩa với việc, tình yêu đồng tính mang lại rất nhiều điều tuyệt vời cho cảm xúc, cuộc sống và nhận thức rõ ràng về mặt trái của xã hội... từ đó định hướng cho những người đang phân vân về giới tính không nghĩ sự lựa chọn này mang lại đau khổ, ngược lại là một "Sự lựa chọn hồng".
(Mình có thói quen dông dài, các bạn thông cảm nhé!)

21:53 Tuesday,18.12.2012

Đăng bởi:  Maika

Cảm ơn JP vì bài viết cũng như các bạn khác đã gửi thảo luận và dành thời gian quan tâm đến Pink Choice. 
Một cách ngắn gọn, "Choice" trong Pink Choice ở đây mang nghĩa lựa chọn về cách sống và thể hiện bản thân mình; cụ thể hơn là lựa chọn cách sống sao cho đúng với giới tính của mình - chứ không phải là lựa chọn về giới tính.
Bản thân Pink ở đây cũng mang hàm ý chỉ sự tươi sáng, về 1 cuộc sống hồn nhiên và yêu đời, nhiều hơn ám chỉ màu sắc cho riêng người đồng tính.
Đồng tính là tự nhiên, và không ai có thể lựa chọn giới tính cho mình - đây là kiến thức cơ bản đầu tiên mà bất kì người quan tâm nghiêm túc nào cũng phải biết tới. Nếu đủ tự tin để thực hiện dự án này trong hơn một năm, mà không hiểu điều này thì e rằng Maika liều quá.
Mà JP nếu cho rằng chỉ điều đơn giản này mà Maika còn chưa hiểu, thì cũng e rằng JP hàm hồ quá. 

23:56 Thursday,13.12.2012

Đăng bởi:  Marie Sến

Bạn thân mến!

Tại sao lại cần phải chỉ sự khác biệt của những kẻ đang yêu ? Cứ phải xếp hàng dọc mà rằng: Mày đồng tính, đứng sang hàng trái. Mày dị tính qua bên hàng phải?

Bạn nói Maika ko hiểu nhưng bạn cũng đâu hiểu Maika muốn thể hiện gì qua bộ ảnh? Tớ chia sẻ nhé! Cô ấy chỉ muốn đưa ra những hình ảnh đẹp, ấm áp, gần gũi thân quen của những cặp đôi đang yêu thôi.

Vậy thì bạn đi coi The pink choice, bạn muốn tìm điều gì trong những bức hình? Riêng tôi, chẳng cần tìm mà đã thấy ngay sự ấm áp, gần gũi mà chúng mang lại rồi.

12:27 Thursday,6.12.2012

Đăng bởi:  Thiên Hà

Cũng đi xem " The Pink Choice " và thực sự chán, muốn có gì đó gai góc hơn mà không có gì mới mẻ. Có vài bức ảnh theo tôi rất hay nhưng nó lại không được tác giả để tâm lắm mà lại nằm rất khiêm tốn trong số những bức rất khiêm tốn.

11:49 Thursday,6.12.2012

Đăng bởi:  Van Do

Một lần nữa mình thấy bạn tự mâu thuẫn với những lập luận của chính bạn. Bạn nói rằng tác giả Maika không hiểu cộng đồng của người đồng tính. Ở đây mình không muốn cân đo đong đếm xem kiến thức và trải nghiệm của bạn và Maika về cộng đồng này, mình chỉ muốn đề cập đến việc Maika hiểu thì mới phản ánh, về cơ bản mình nghĩ bạn cũng cần hiểu thì mới nên phản ánh và bình luận thì mới thuyết phục người khác về lập luận của mình chứ không xuất phát từ yêu ghét cá nhân.

Mình có đến dự buổi Artist Talk của Maika và ở đó nghe chị chia sẻ về cái tên gọi The Pink Choice. Đó là tên một website bạn có thể xem, cung cấp địa chỉ những khách sạn và địa điểm vui chơi giải trí dành riêng cho người đồng tính tại Lào. Và qua hệ thống này chị mới thực hiện được project kéo dài một tuần lần đầu tiên tại Lào trong khoá học ở đây, nếu mình nhớ không nhầm về chi tiết. Và nếu nói về lí do tại sao chị chọn tên The Pink Choice để đặt cho dự án này khi về Việt Nam thì theo mình hiểu có hai lí do. Một là chị muốn ghi nhận sự đóng góp của hệ thống The Pink Choice để tạo cảm hứng cho chị sáng tác ở Lào và sau đó mang cảm hứng đó về Việt Nam để tiếp tục thực hiện. Hai là điều khác biệt hiển nhiên ở hai nền văn hoá Việt Nam và Lào mà chị nhận thấy, một nơi thì hoàn toàn tôn trọng cộng đồng này và chính cộng đồng này cũng rất hứng khởi được chị chụp ảnh, còn ở Việt Nam tình trạng bất công dè bỉu khinh bỉ người đồng tính vẫn còn tràn lan khiến sự tiếp cận với họ để ra được project này gặp nhiều kho khăn,  có lẽ đây cũng thể hiện mong muốn một xã hội tôn trọng hơn với sự có mặt của người đồng tính. 

Cảm ơn bạn về bài viết. Đi Artist Talk về xong mình cũng rất muốn có người để tranh luận và hiểu rõ hơn về ý đồ của tác giả và tầm ảnh hưởng của tác giả. Vì cũng có nhiều câu trả lời từ khách mời và tác gỉa ở buổi talk hôm đó mình chưa hài lòng lắm, chưa thoả mãn lắm.

0:26 Sunday,25.11.2012

Đăng bởi:  Hải Nhật

Mình đồng ý với quan điểm của tác giả về sự thiếu phong phú, lặp lại về mặt concept :P còn về nhiếp ảnh đơn thuần, khách quan mà nói thì cả bộ ảnh cũng không có bức nào vượt qua mức khá, không có atmosphere, không có mood, không có gì hết...

14:32 Saturday,24.11.2012

Đăng bởi:  Tịch Ru

Theo tớ thì:
- đầu tiên đây không phải ảnh cổ động 
- những vấn đề bạn đặt ra phải thế này phải thế kia vẫn gán cho nó mang tính chất cổ động như kiểu các tranh vẽ xưa (không bắn Mỹ đánh Mỹ thì cũng tăng gia sản xuất)
- khi Maika chụp, bản thân mình thấy đẹp và thấy mình trong đó (mình không phải người đồng tính nhé)
- mình ngờ ngợ không biết Maika có thích bộ phim Happy together không? hoặc phim của Vương Gia Vệ (vì khuôn hình ánh sáng nhiều nét rất tương đồng)
Cái cảm giác khi mình cảm nhận được ở triển lãm này giống như hồi mình xem cái "hot boy nổi loạn". Xem xong thì mình thấy đáng thương, và vẫn... "à những bạn gay thật đáng thương". Còn khi xem xong "Happy together" mình thấy buồn và đẹp và mình nghĩ... "à, những con người đó thật đẹp và đáng thương".
Đấy là cảm nhận riêng của mình, và ít nhiều Maika đã chạm tới cái đáng yêu, cái đẹp hơn là cái đòi hỏi xã hội như một thứ pano cổ động bình thường. Và thực ra thì mình thấy, tình yêu đồng tính cũng có khác gì đâu :-)
Và người đồng tính, mình nghĩ họ chỉ cần yêu thương và công nhận thôi... không cần cổ động nhiều đâu :D 

14:30 Saturday,24.11.2012

Đăng bởi:  Hiền Nga

Ngoài các bạn homophobic mình không nói, thì sợ nhất là hai kiểu người: 1. "Tớ có nhiều bạn bè đồng tính tức là tớ không kỳ thị đâu nhé!" với cả 2. "Người đồng tính đáng thương! Đáng thương! Cần phải cảm thông và chia sẻ! Cần phải chụp ảnh vật vã đau thương vào cho người-bình-thường dễ cảm thông và chấp nhận!"
Các cặp đồng tính thì khác các cặp dị tính ở chỗ nào? Yêu là yêu cơ mà!
(Mình cũng phải chỉ ra rằng trong bài viết này thì người viết ngoài vấn đề kỳ thị người đồng tính - cho rằng họ cần được cảm thông, biến họ thành nạn nhân, chụp mũ tình yêu của họ không-bình-thường - thì còn vấn đề phân biệt giới. Giới, theo Judith Butler và rất nhiều học giả triết học, tâm lý học, xã hội học khác, hoàn toàn là khái niệm được xây dựng bởi xã hội (socially constructed), tức là các giới về cơ bản không có sự khác biệt. Những sự khác biệt quan sát được thì đều là kết quả của môi trường xã hội nhào nặn thành. Kết luận này không đơn thuần là một luận điểm cá nhân đơn lẻ, mà có bằng chứng khoa học ủng hộ)
 
Dựa trên tựa tiếng Việt và nội dung bộ ảnh, thì The PINK Choice không phải nhắc đến sự lựa chọn xu hướng tính dục, mà là sự lựa chọn góc nhìn của chúng ta, dù là người ngoài cuộc hay trong cuộc. Màu hồng của tình yêu con người, của sự lạc quan như trong hình ảnh "cuộc sống màu hồng." Chúng ta có thể lựa chọn thay đổi góc nhìn của mình theo hướng tích cực, không còn kỳ thị, phân biệt, ghét bỏ, cũng không còn thái độ tự cho mình cao hơn họ để có quyền "thương cảm" họ. Mình nghĩ đây mới là thông điệp Maika muốn hướng tới.
Điều cần tránh đối với nghệ sĩ nhiếp ảnh phóng sự là áp đặt cái tôi của mình vào trong ảnh, vào nhân vật, cường điệu hay thúc đẩy một agenda nào đó. Cái ấy thì Maika đã làm được quá tốt. Một bộ ảnh tự thân nó đã kể được câu chuyện một cách hoàn chỉnh, thì thực ra không cần đến artist statement nữa (và hậu quả của việc có artist statement là có những bạn như bạn tác giả cắm đầu vào đọc artist statement thay vì thưởng thức và cảm nhận ảnh theo cách của riêng mình, để ảnh tự nói chuyện với mình. Thật là một điều đáng tiếc!).

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả