Soi học

Bài 2: Khái niệm "đẹp" của Platon

SOI: Đây là phần tiếp theo bài 1: Trong hang động của Platon. Ở phần 1, theo Phó Đức Tùng, vũ trụ quan Platon có 3 bậc:– Thế giới vĩnh hằng với các ideas chân thiện mỹ, vĩnh cửu, là mẫu mực của mọi sự vật trong tự nhiên (ngoài hang)– Thế giới tự nhiên, […]

Ý kiến - Thảo luận

18:05 Monday,3.12.2012

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

"...nếu quá nhấn mạnh vai trò hoàn cảnh, sẽ cảm giác đó là hệ quả tất yếu của hoàn cảnh, mà làm nhẹ bớt yếu tố thiên tài, và đặc biệt khi đó, các bài học lâu dài sẽ khó mà rút ra, vì đó là phản ứng cụ thể trước hoàn cảnh cụ thể, không mang tính mô thức. Thế mà cái mà ta quan tâm thì lại là phần nào có khả năng trở thành mô thức, thành bài học cho chúng ta trong các ý tưởng, chứ không phải là nghiên cứu dữ kiện lịch sử đơn thuần..."
Mình hiểu ý anh Tùng nói.
Mình muốn nói thêm một chút là mình hoàn toàn không có ý nhấn mạnh vai trò hoàn cảnh để làm nhẹ bớt yếu tố thiên tài. Vì thế ngay từ đầu comment trước mình đã nói “…một phần là do tác động…”. Yếu tố thiên tài là của tạo hóa, mà tạo hóa là vĩnh cửu, là vĩnh hằng nên không thể làm nhẹ bớt hoặc phủ định hay thậm chí là tước đoạt nó được. Tuy nhiên, làm sao mà ta đánh giá được cái “yếu tố thiên tài” đó từ một con người? Chính là qua tác phẩm của người sở hữu cái “yếu tố thiên tài” đó. Tác phẩm của Socrates được thông qua những gì mà Platon viết, tác phẩm của Phật là Kinh Phật...v..vv….Và khi đã đánh giá tác phẩm thì không thể bỏ qua được hoàn cảnh ra đời của nó. Có rất nhiều tác phẩm ra đời trong cùng một thời kỳ, hay nói cách khác là cùng một hoàn cảnh lịch sử. Nhưng đa số là “chết” ngay sau khi ra đời, hay trong cùng thời kỳ đó. Những tác phẩm nào có giá trị tồn tại qua nhiều thời kỳ, thì những tác giả “đẻ” ra nó có thể gọi là thiên tài.
Ở đây, qua loạt bài Dụ ngôn trong hang động, mình chỉ muốn chia sẻ thêm thông tin râu ria về Platon. Tất nhiên là cũng chỉ tóm tắt được thôi. Bạn nào hứng thú thì qua đó có thể tìm đọc kỹ hơn. Cá nhân mình cũng mong được đọc các thông tin chia sẻ từ anh Tùng và các bạn.

16:31 Monday,3.12.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

Bạn Lu nói có lý. Mình cũng nghĩ là mọi tư tưởng đều có bối cảnh lịch sử, văn hóa của nó, vì thế muốn tìm hiểu về những bối cảnh đó trong loạt bài này. Tuy nhiên Platon có nhiều ý tưởng triết lý khác nhau. Republik có thể liên quan mật thiết với khủng hoảng Athen, nhưng cũng chính vì mối liên quan gần này mà Republik có ít ảnh hưởng lâu dài hơn. Còn Dụ ngôn hang động có lẽ không có xuất xứ sát như vậy. Nhiều phần thì ý tưởng này đã có từ Socrates, khi Athen còn chưa khủng hoảng, và có liên quan sâu rộng hơn đến cả mấy trăm năm lịch sử văn minh Hy Lạp trước đó. Republik không phải là giải pháp trực tiếp từ dụ ngôn Hang động, và dụ ngôn này có vai trò quan trọng hơn nhiều.
Với lại, đối với những ý tưởng xuất chúng như Socrates, Platon hay Jesus, Buddha, thường thì ta chỉ có thể thấy được mỗi liên hệ - corelation với hoàn cảnh, chứ khó mà nói là có quan hệ nhân quả trực tiếp. nếu quá nhấn mạnh vai trò hoàn cảnh, sẽ cảm giác đó là hệ quả tất yếu của hoàn cảnh, mà làm nhẹ bớt yếu tố thiên tài, và đặc biệt khi đó, các bài học lâu dài sẽ khó mà rút ra, vì đó là phản ứng cụ thể trước hoàn cảnh cụ thể, không mang tính mô thức. Thế mà cái mà ta quan tâm thì lại là phần nào có khả năng trở thành mô thức, thành bài học cho chúng ta trong các ý tưởng, chứ không phải là nghiên cứu dữ kiện lịch sử đơn thuần.

15:40 Monday,3.12.2012

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Nói thêm một chút là sở dĩ Platon đưa ra khái niệm về thế giới như thế một phần là do tác động của hoàn cảnh lịch sử của Hy Lạp thời đó.
Thành Athens thời đó đang bị khủng hoảng về vật chất cũng như tinh thần. Athens đã bị đại bại trong cuộc chiến với Sparta và liên minh. Người dân Athens cho rằng nguyên nhân của sự thất bại đó là do chính phủ và xã hội dân chủ Athens. Platon chán ghét cái môi trường xã hội mà mình đang sống. Ông cho rằng đó là cái xã hội tầm thường, thô tục và bị vấy bẩn, nên ông đã xây dựng một nhà nước hoàn hảo với Chân-Thiện-Mỹ  trong The Republic.
Tuy nhiên, xã hội mà Platon xây dựng lên không phải là một xã hội dân chủ. Xã hội không tưởng của Platon có 3 giai cấp: giai cấp lao động chiếm đa số, ít hơn là các chiến binh, và cuối cùng, ít nhất là những người giám hộ. Platon chỉ tin tưởng vào giai cấp giám hộ này, vì những người đó có trí thông minh và đức hạnh tột bậc như một triết gia. Ông không tin tưởng vào trí tuệ của người bình thường, ông ban cho họ một thứ tự do dành cho súc vật (đã được thuần hóa) với một thái độ khinh miệt. Đối với nghệ thuật, ông căm ghét những thể loại thi ca trữ tình, âm nhạc ủy mị u ám. Ông cho rằng những thể loại đó sẽ làm cho con người có những khái niệm sai lầm về thần thánh và khiến cho suy đồi. Nghệ thuật đích thực đối với ông là phải vượt ra khỏi thế giới dung tục mà ông thù ghét, vươn tới cái Chân - Thiện - Mỹ của thế giới lý tưởng (bên ngoài hang)…

17:17 Friday,30.11.2012

Đăng bởi:  Hoàng Nguyên Vũ

Cảm ơn SOI đã có hai bài thật giản dị, hay và bổ ích về một trong những khái niệm quan trọng nhất về nghệ thuật. Chờ đọc những bài tiếp theo của SOI.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả