Nghệ sĩ Việt Nam

Từ báo cũ: Bức tranh từ xương,
thịt người của Phạm Văn Hạng

  (Tin tuc) – Cách đây (2010) đúng 40 năm, ngày 8-5-1970, một sự kiện làm chấn động giới nghệ thuật cũng như báo giới Sài Gòn lúc bấy giờ đã diễn ra tại trụ sở Hội Hồng thập tự Sài Gòn: một tác phẩm làm từ xương, mảnh sọ, ruột người lên án tội […]

Ý kiến - Thảo luận

14:17 Wednesday,5.12.2012

Đăng bởi:  Anh nguyen

Hồi khoảng 2006 tôi thấy ở quán cafe (nghe nói quán nhà bác Lưu mải chơi) có 1 bức tranh dùng phim chụp x quang cắt thành hình các cô gái . Không biết tác giả, nhưng xem cũng sợ lắm .

11:52 Wednesday,5.12.2012

Đăng bởi:  IQ ABC

Damien Hirst trông thấy tác phẩm này phải nghiêng đầu gọi bác Hạng bằng cụ. :)
Sương nói vậy, ý kiến của riêng tôi cho rằng không như thế.
Thứ nhất: tác phẩm thành công là 1 tác phẩm dám đứng lên chống lại 1 tư duy cố hữu. Việc tác giả dùng xương thịt...người tuy quả ghê rợn nhưng với nghệ thuật thì không có gì áp đặt được. (tôi chưa nói đến tạp hình vì chưa được chứng kiến tác phẩm tận mắt cũng như hình ảnh ở đây chưa đầy đủ).
Thứ 2 là phải bàn về mục đích: tác giả dùng những "vật liệu phi đạo đức" để đề cập tính nhân văn. 2 cái này đối lập nhưng lại đưa ra được một sự tương tác lớn đối với người xem. Tác phẩm càng được nhiều người ấn tượng (tốt/xấu) thì hẳn nhiên là đã thành công lắm rồi. Sợ là khi làm còn chẳng 1 ma nào ngó ngàng mới...chết :) cho nên bạn nói tác giả mất nhân tính, tôi không đồng ý. Người mất nhân tính là kẻ thờ ơ với mạng sống của đồng loại, bạn dễ gặp rất nhiều trong xã hội ngày nay, đơn giản thôi, hãy tới một vụ tai nạn giao thông....Tác giả làm tác phẩm này để nói lên nỗi đau của con người trong chiến tranh bấy giờ, các vụ thảm sát như thôn Mỹ Lai (dễ tìm thấy bài trên Wikipedia)..cũng đủ để nói lên sinh mạng con người trước cuộc chiến thế nào. Tác giả muốn nói lên điều đó bẳng cách trực tiếp nhất là sử dụng xương thịt người, bạn lại cho là " nghệ sĩ vì mình sẵn sàng lấy nội tạng người khác ra biểu diễn", tôi thấy nhận định này thật phiến diện, khôi hài.
Thứ 3: tôi đọc kỹ bài, thấy có nói là: tác giả có treo một tấm vải đen phủ lên tác phẩm và ghi chú rõ là "muốn xem thì hãy mở" có nghĩa, đừng mở khi không muốn xem. Tác giả đã đưa ra cảnh báo để người xem chuẩn bị tâm lý trước khi quyết định có "mở" để "xe" hay không.
Thứ 4: Vấn đề Sương bực bội thay vợ tác giả thì rõ là bạn lo chuyện bao đồng. vì đối với người dân Nam Việt Nam bấy giờ chứng kiến chuyện xương rơi, máu đổ cũng là điều bình thường (nếu bạn nghe nhiều nhạc Trịnh sẽ dễ thấy điều đó) cho nên nếu vợ tác giả bị ám ảnh thất kinh thì cá nhân tôi nghĩ chưa tới mức thế. Tôi nghĩ tất nhiên bà ấy sẽ sợ nhưng sẽ không tới nỗi ám ảnh như bạn nghĩ, hơn nữa ở đây cũng không có nói bà ấy phản đối điều này, từ "quen dần" chắc nói lên việc vợ tác giả cũng đã đồng ý (nhưng chưa hẳn vừa lòng) với các hành động của chồng.
Đôi điều nghĩ lan man thế chỉ để góp chuyện trà đá cho vui, không có ý gì khác đâu bạn Sương nhé (xin lỗi vì trên này chẳng biết tuổi tác nên gọi thế cho...thân mật nếu bạn/chị/cô không phiền  )

10:42 Wednesday,5.12.2012

Đăng bởi:  Sương

Đọc xong rút ra các kết luận sau:
- nghệ sĩ gan
- nghệ sĩ ích kỷ
- nghệ sĩ mất nhân tính
- nghệ sĩ không biết thương người chết
- nghệ sĩ không biết thương vợ con
- nghệ sĩ vì mình sẵn sàng làm ám ảnh vợ đang có thai
- nghệ sĩ vì mình sẵn sàng lấy nội tạng người khác ra biểu diễn

Có lẽ sau này trưởng thành rồi, ông Hạng cũng biết xấu hổ, nên không nhắc nhiều tới tác phẩm vô nhân đạo này nữa.

8:22 Wednesday,5.12.2012

Đăng bởi:  nguyễn đình thành

Một số chữ  T dùng trong bản chính, khác với bản đăng :
-        Tổng thống miền Nam
-        Một buổi sáng, khi nắng sớm vừa lên, xuyên qua hàng rào dây thép gai chiếu lên bãi chiến trường mênh mông xác người, chẳng còn phân biệt được đâu là thân lính Mỹ, người lính Bắc Việt, tay chân người lính Cộng Hòa. Lòng người nghệ sỹ trẻ rung lên một nỗi xót xa cho thân phận con người và ghê tởm cuộc chiến này. Ông tự nói với mình: ‘‘là một thằng nghệ sỹ mình phải làm một cái gì đó để góp phần ngăn thảm kịch này lại’’. Ý tưởng về một bức tranh bằng chính xương thịt của những nạn nhân của cuộc chiến đã ra đời như thế.
-        Báo Hòa Bình số ra ngày 12 tháng 5 năm 1970 đã miêu tả : ‘‘trong bức tranh này ông không vẽ một nét nào mà chỉ ghép những xương sọ, những đùi người còn nguyên thịt, những khúc ruột lòng thòng nằm vắt trên sợi dây kẽm gai thứ thiệt, những bàn tay dập nát, những mảnh lựu đạn, đuôi bích kích pháo, trên một tấm ván mà ông nhặt được ở một đồn nghĩa quân ở Quảng Trị. Ông chỉ tô lên tấm ván một nền sơn màu đỏ hực chan hòa với màu xám nghịt tượng trưng cho khói lửa’’.
xem bài gốc tại : http://nguyendinhthanh.weebly.com/caacutei-migravenh-vi7871t.html

7:10 Wednesday,5.12.2012

Đăng bởi:  Đỗ văn sự

Nghệ sĩ Phạm Văn Hạng là một nghệ sĩ tự do. Một phong cách táo bạo, phong cách Phạm Văn Hạng, phải thật sự khâm phục sức lao động sáng tạo cho nghệ thuật của ông, một con người không biết mệt mỏi cho nghệ thuật.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả