Nghệ sĩ thế giới

Goyang nghệ trại.
Kỳ 1: Tiếu phật Wang Zi Won

Từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2011, tôi có cơ hội được làm việc tại trại cư trú sáng tác Goyang, Hàn Quốc. Đây là trại cư trú lấy kinh phí ngân sách quốc gia, dưới sự quản lý trực tiếp của Bảo Tàng Nghệ Thuật Đương Đại Hàn Quốc. Chương trình cư trú […]

Ý kiến - Thảo luận

22:31 Wednesday,12.12.2012

Đăng bởi:  nobita

Khoá đầu tiên sẽ có mấy phần:
- Kỹ thuật điện dân dụng và giới thiệu các loại công cụ
- Hàn cắt kim loại.
Phần 2 sẽ là Hoá chất và đại cương về công nghệ vật liệu và gia công trên máy tiện. 
Đang kiếm tiền để mua máy tiện.
Hẹn các nghệ sỹ sau.

22:23 Wednesday,12.12.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Nobita ơi. Bao giờ trung tâm mở cửa nhớ báo nhé. Tớ đăng ký học đầu tiên luôn

22:23 Wednesday,12.12.2012

Đăng bởi:  nobita

Nói như thế cũng không có nghĩa là cái gì họ làm được ta cũng làm được cả. Một chuyện nhỏ nhất như là con ốc cái vít thôi muốn xịn và tinh xảo như họ cũng không có gì là khó cả. Ở chợ dời hay ở Thanh Chó 24 Hoàng Quốc Việt, ốc nhái xịn tháo từ các loại máy móc trên đời nhiều vô khối, Anh, Đức- Nhật- Mỹ đủ cả mà giá bán theo cân, đã xịn lại còn rẻ nữa. Chỉ là gia công thuần tuý thôi, có phải là phóng tàu vũ trụ đâu. Ta chịu khó mày mò, yêu thích lục lọi có lẽ cũng hoàn toàn có thể làm được. Tôi trộm nghĩ như thế.

22:04 Wednesday,12.12.2012

Đăng bởi:  nobita

Chào anh Phạm Huy Thông. Những vẫn đề anh Thông thắc mắc về mặt kỹ thuật và công nghệ ở trên, trong điều kiện của Việt Nam ta hiện nay cá nhân tôi nghĩ hoàn toàn có thể thực hiện được. Có thể đôi chỗ ta không tinh xảo bằng họ nhưng về đại thể ta hoàn toàn có thể làm được Vấn đề chính nằm ở quyết tâm thực hiện tác phẩm của người nghệ sỹ thôi, tôi nghĩ vậy. Nghệ sỹ ở ta cũng tương đối thụ động và thợ thuyền ở ta thường họ chỉ biết 1 ngành mà họ làm và không tư vấn được cho nghệ sỹ ở mức liên ngành khi họ sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau trong tác phẩm của họ.
Còn chuyện gia công kỹ thuật tôi nghĩ ở Việt Nam nếu chịu tìm kiếm thì gần như tất cả các cộng nghệ như Cắt bản mã bằng khí, cắt tia nước, cắt la de v.v . Tác cả các loại hàn công nghệ cao, vật liệu hàn đều khá sẵn và giá tương đối rẻ. ngoài ra những thiết kế phức tạp có thể gia công bằng các máy móc như máy phay, máy tiện CNC đều có cả, các loại mạch điều khiển tự động cũng bán sẵn rất nhiều chỉ chẳng biết là nghệ sỹ có chịu đầu tư thời gian công sức để xem xét học hỏi hay không mà thôi. Dân chơi máy bay mô hình họ vẫn tự làm lấy rất nhiều thứ công nghệ cao đấy thôi. Những thứ như trên cũng không có gì quá lạ lẫm cả.
Sắp tới sẽ có một trung tâm dạy thực hành kỹ thuật phục vụ cho nghệ thuật. Nhưng chẳng biết các nghệ sỹ có chịu hạ mình để học hay không thôi 

10:26 Monday,10.12.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Cám ơn anh Bình đã góp ý kiến nhé.

10:25 Monday,10.12.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Bạn Hỏi Cái ơi.
Rất muốn đi sâu bàn chuyện với bạn. Tuy nhiên tôi cũng lo khi mình nói chuyện sẽ đụng chạm người này người nọ. Nên tôi cố gắng nói được đến đâu thì nói nhé.
Bên MTCN không dạy tư duy sáng tác vì trường bên tôi đào tạo họa sĩ thiết kế. Những họa sĩ làm nghệ thuật có được đám đông biết đến xuất thân từ MTCN không nhiều.
Tôi thấy việc các thầy (ở các trường) có nói và trao đổi với sinh viên về hiểu biết đời sống, về tư duy và phương pháp tư duy đều do tự phát và do hứng của các thầy chứ không phải do một giáo trình, một định hướng hay một sự khuyến khích chủ động từ phía nhà trường. Tất nhiên nhiều thầy có những khối kiến thức thâm sâu, nếu truyền dạy lại được cho sinh viên sẽ rất tốt vì đầu óc sinh viên sẽ được gieo những hạt giống khác nhau (từ các thầy khác nhau). Để xem hạt giống nào sẽ nở hoa thì tùy "cơ địa" của sinh viên.
Người làm nghệ thuật, theo tôi, rất cần có quan điểm, thái độ (trước đời sống, văn hóa, chính trị..) của riêng mình. Để tranh tượng ở ta đa dạng được thì ta cần các họa sĩ phải có quan điểm sống, thái độ sống đa dạng. Tuy nhiên, có một số thứ ở Việt Nam không được khuyến khích đa dạng hóa, vậy nên thầy nào nói càng nhiều càng có nguy cơ đụng chạm người này người nọ (trong trường, ngoài trường). Sinh viên nào thân thiết với các thầy sẽ thấy các thầy khi đi nhậu sẽ rất khác các thầy đứng trên lớp. Sự truyền đạt quan điểm sống, quan điểm sáng tác giữa thầy và sinh viên có lẽ vẫn diễn ra nhưng không theo con đường "chính ngạch" nên chậm và không phổ quát.
Theo tôi được biết, một số trường ở nước ngoài mời nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lịch sử đến nói chuyện về nghệ thuật (nghĩa rộng) với sinh viên hội họa, điêu khắc. Đôi khi việc này tính thành môn trong đó các sinh viên phải viết thu hoạch để thi qua môn. Nhà thơ, nhà văn mà đến nói chuyện với sinh viên hội họa thì đương nhiên đâu có nói về hình, màu, bố cục.. nữa. Mà nói về lối sống, lối tư duy, quan điểm sáng tác.. từ đó sinh viên được trang bị thêm nhiều điều ngoài kỹ năng nghề. Đầu óc sinh viên được gieo nhiều hạt giống lạ.
Nhân chuyện này, có môt điều tôi không hiểu lắm, nếu bạn nào góp phần giải thích giùm tôi được thì tốt quá: Tôi rất thích đi nghe hội thảo, art talk, workshop.. Cứ có điều kiện về thời gian là tôi đi. Nhưng đến những chỗ đó tôi thấy rất ít sinh viên. Hai dịp gần đây là một workshop về truyện tranh bên khoa Đồ Họa trường Kiến Trúc, và cuộc nói chuyện của anh Trần Trọng Vũ diễn ra ở MTHN, tôi thấy lượng sinh viên đến dự ít thảm hại. Số lượng các họa sĩ đã có tuổi, thầy giáo, cán bộ nhà trường đến còn nhiều hơn sinh viên. Dù rằng các cuộc đó, tôi nghĩ, là nhằm phục vụ cho sinh viên trong trường. Vậy bạn nào có câu trả lời về việc sinh viên hiện nay sao lười mấy khoản mở mang ấy thế? Phải có điều gì mang tính hệ thống để các em lười đại trà vậy? Tôi thì tôi không hiểu nổi.
 

8:06 Monday,10.12.2012

Đăng bởi:  Phạm Thái Bình

Bravo ^^
Cám ơn Thông về bài viết dành cho các củ nghệ Điêu khắc, thực ra câu chuyện về vIệc cần hay không cần " công nghệ " trong sáng tác các tác phẩm điêu khắc & nếu cần " công nghệ " thì làm sao để chủ động tích cực tiếp cận được với " công nghệ " đã là vấn đề bàn tán sôi nổi của các củ nghệ diêu khăc nhà ta từ sau Art Talk - New Form, nhất là sau buổi toạ đàm của nhóm ĐK Hà Nội-Sài Gòn tại trường Đại học Văn Hoá. Sự lựa chọn là của mỗi người và câu trả lời sẽ nằm ở tương lai, còn câu trả lời của tôi là - Tại sao không???

0:43 Monday,10.12.2012

Đăng bởi:  Hỏi cái

Rất cảm ơn Huy Thông  đã trao đổi. Tôi là 1 sv trường ĐHMT Việt Nam, và cũng biết Yhông đã từng học ĐHMT công nghiệp, và cũng thấy Thông hay bàn về vấn đề tư duy.  Tôi không biết trường ĐHMT công nghiệp có đào tạo về vấn đề này hay không, nhưng bên trường tôi (không phải đa phần) các thầy đều nói và trao đổi, nhưng cũng nhiều thầy chỉ trao đổi sv về tư duy và ý tưởng trong tác phẩm. Hơi tiếc Thông không có may mắn học và được biết đến những trường này. Ai biết chỉ dùm mình nhé. Còn mình nghĩ ai cũng vậy thôi, các thầy đều khuyến khích tư duy mới mà thôi...

12:41 Sunday,9.12.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Bạn "Hỏi Cái" ơi.
Tớ không có may mắn được trực tiếp học các trường đại học danh tiếng nước ngoài nhưng cũng được tiếp xúc với một số giáo sư và hỏi họ về giáo trình ở một số trường. Các trường nghệ thuật ở Pháp có vẻ tốt về mặt khuyến khích tư duy sáng tạo độc lập của sinh viên.
Nhớ mấy lần theo các khóa học truyện tranh do thầy Pháp hướng dẫn, thầy và trò ngồi bàn với nhau về kịch bản trước khi bàn cụ thể việc vẽ các khuôn hình thế nào. Bởi kịch bản truyện tranh mà dở, không có ý nghĩa. không hấp dẫn ngay từ đầu thì việc bò ra vẽ cho đẹp cũng là vứt đi thôi.

17:37 Saturday,8.12.2012

Đăng bởi:  Hỏi cái

Xin hỏi bạn Thông...trên thế giới có trường đai hoc nào dạy tư duy, bạn chỉ dùm tôi cái, tôi muốn theo hoc.

16:31 Saturday,8.12.2012

Đăng bởi:  tuan

Thông vất vả ăn kim chi trừ bữa để viết bài. Thế mà Sơn tặng cho đúng 5 chữ.

10:14 Saturday,8.12.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Sơn

Thông ghi chép tốt đấy.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả