Gẫm & Bình

“Yêu là yêu” – Mong Maika sẽ thoát khỏi cái “đèm đẹp”

Tôi đã xem nhiều ảnh trong bộ The Pink Choice – Yêu là yêu – của Maika. Vượt lên giới hạn và ý nghĩa của một bộ ảnh cụ thể, một điều sau có lẽ ai cũng nhận thấy: Việt Nam đã cởi mở hơn rất nhiều trong vấn đề đồng tính. Mười năm trước, […]

Ý kiến - Thảo luận

7:31 Saturday,26.1.2013

Đăng bởi:  Tấn Phát

Mỗi một bộ ảnh được chụp là theo một quan điểm và một lăng kính nào đó từ người chụp... Maika thì đứng ở góc độ ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống tình yêu người đồng tính... Còn bạn Leika thì nhận xét với quan điểm và lăng kính khác: lên án thái độ của xã hội với người đồng tính... Mỗi quan điểm, mỗi góc nhìn sẽ có một lăng kính khác nhau các bạn ạ... Mình nghĩ: Maika đã làm tốt công việc với bộ ảnh này... Và khó để mà ôm đồm hết tất cả mọi ý tưởng trong một bộ ảnh... Chỉ cần anh đi vào được chiều sâu một ý tưởng chủ đạo là tốt rồi...

23:20 Tuesday,18.12.2012

Đăng bởi:  Leika

Cảm ơn Maika đã vào đọc. Mong được xem thêm nhiều ảnh của Maika. Thân mến.

21:35 Tuesday,18.12.2012

Đăng bởi:  Maika

Xin cảm ơn bài viết của bạn Leica và các thảo luận của anh Thông, anh Tùng. Những ý kiến mọi người đưa ra đều rất tuyệt, đều giúp em có cơ hội nhìn lại công việc của mình tỉnh táo và đầy đủ hơn. 

16:56 Tuesday,18.12.2012

Đăng bởi:  candid

Một việc bình thường nhưng ở chỗ không bình thường là thành phi thường rồi. 
 

12:06 Tuesday,18.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Cũng nhân bài của Leika, bình thêm một chút nữa nhé, trở lại vấn đề xin cho.
Leika có cảm nhận đúng là những bức ảnh bạn đưa ra, về đôi da đen bị còng tay, về hotboy Trung Quốc v.v. có một cái gì đó đạt hơn. Và bạn cũng cảm nhận đúng là qua đó, ta có thể thấy được đám đông rất ác, và cũng có thể rút ra bài học là nhìn lại chính chúng ta, thấy chúng ta cũng rất ác. 
Tuy nhiên, theo mình, đó mới chỉ là tác dụng phụ của các bức ảnh. Vì như mình đã giải thích trong các bài trước, vạch ra cái xấu, cái ác, dù thành công đến đâu cũng sẽ chỉ là phóng sự, chưa phải nghệ thuật. Trong các bức ảnh trên, rõ ràng đám đông rất ác, như Leika nói, nhưng đám đông chỉ là nền của bức tranh. Trọng tâm là hotboy, là đôi da đen bị còng cơ. Hãy nhìn vào tâm điểm này, chúng ta sẽ hiểu trọng tâm bức tranh ở đâu. Chúng ta sẽ không thấy đôi da đen này, hay chàng hotboy kia trong trạng thái khổ sở, kêu rên, thảm hại, mà chúng ta thấy được một sự chịu đựng chủ động. Phương Tây có hai hình mẫu cho motive này, đã được công nhận phổ quát. 
Hình mẫu thứ nhất là chúa Giesu chịu nạn đóng đinh câu rút. Có vô số bức tranh vẽ cảnh này, và chúng ta đều thấy được đám đông rất ác. Nhưng vấn đề không phải ở đó, mà ở vẻ đẹp của sự chịu đựng của chúa Giesu. Người ta vẽ và cảm phục vì vẻ đẹp này, qua đó, chúa truyền sức mạnh cho loài người, chứ không nhằm mục đích thương hại chúa. Nếu để ý, các bạn sẽ thấy một sự tương tự trong vẻ mặt của đôi da đen với motive giesu, mà từ xưa người ta gọi là imitatio christi, tức là học theo gương chúa, là một vẻ đẹp của sự chịu đựng, hy sinh.
Chàng hotboy Trung Quốc thì lại có vẻ rất quật cường, tự tin, không có vẻ giống giesu. Chàng này lại là hiện thân của triết phái hiện sinh. Mà ta biết rằng, trong triết phái này, mỗi người cá thể, trong hoàn cảnh cụ thể của anh ta, có quyền quyết định hoàn toàn độc lập, không cần quan tâm đến một ràng buộc đạo đức nào. Mỗi con người là một chúa trời của bản thân mình, không phải một cá thể bầy đàn cần có chúa chăn dắt như bầy cừu. Đây cũng là cơ sở của tự do (tất nhiên, giới hạn là không tổn hại đến người khác). Những chủ đề như đau khổ, sợ hãi, chết, bạo lực, dị biệt v.v. đều là chủ đề hiện sinh kinh điển, và khi thể hiện trong nghệ thuật, chẳng hạn trong Bacon, Schiele thì nhằm làm sáng tỏ luân lý hiện sinh, cái đẹp của sự tự do, chứ không hề nhằm xin rủ lòng thương hay vạch trần sự thối nát của xã hội.
Tóm lại, nếu nhìn thấy được mặt phải này của vấn đề, chúng ta sẽ hiểu được nội hàm hiển nhiên của quyền bình đẳng cho những người đồng tính trong ảnh. Quyền này không phụ thuộc vào việc rủ lòng thương, hay vào sự ăn năn hối lỗi của những người đồng cảm với đám đông. Nó là giá trị tự tại, và chỉ có giá trị này mới chứng thực được nhân quyền.

8:18 Tuesday,18.12.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

ơ bài này hay! Tớ thích triển lãm vừa rồi của Maika. Tuy khác quan điểm với Leika nhưng tôi thấy bài này hay ở chỗ:

1. Nó đưa ra ý kiến một cách rõ ràng, khoa học.
2. Nó đưa ra cho người đọc những ví dụ cụ thể và lại vừa là kiến thức mới (đối với tôi và tin rằng cũng là mới với đa số người đọc Soi).
3. Nó không tán thành (tạm gọi là thế đi) một số việc, nhưng với một thái độ tôn trọng bình đẳng.

Tại vì khi chúng ta tranh luận về một ai đó, một tác phẩm nào đó, chúng ta vẫn hay Dìm là dìm cho chết sặc luôn. Một bài viết đầy tinh thần dân chủ như bài này thật đáng trân trọng.

Về tiểu tiết, tớ thích đoạn ".. như một món tiền tử tuất dành cho những người không theo kịp thời, rúc vào cái cũ để sống nốt".

Cám ơn Maika và Leika

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả