Ở Đâu - Làm Gì

UTOPIA: Tuấn Mami cho mạ nảy mầm dưới kính

Những chân trời có người bay Chuỗi triển lãm, dự án nghệ thuật đa phương tiệnTừ 4. 12. 2012 – Chủ nhật ngày 6. 1. 2013Địa điểm: Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (27 Quang Trung, Hà Nội)                   Viện Goethe (56-58 Nguyễn Thái Học, Hà Nội)   Trước khi vào […]

Ý kiến - Thảo luận

3:21 Thursday,7.2.2013

Đăng bởi:  Đặng Minh Thư

Mình không được xem trực tiếp tác phẩm mà chỉ xem qua ảnh, và mình có cùng ý kiến với bạn Tô Thanh Chowder. Mình không thấy 'UTOPIA' và tác phẩm của Tuấn Mami có liên quan tới nhau. Việc những người xem, những người già đứng trên những hạt thóc đang nảy mầm - mà không thể phát triển thành cây lúa; cũng như việc đặt thóc nảy mầm trên đồ lót, mình thấy không có liên quan tới Utopia 'miền đất hoàn hảo'. Mình cũng đang nghĩ về Dystopia, nhưng cũng chưa tìm ra được một sự tương tác giữa khái niệm và thực hành nghệ thuật của bạn. Hay cả sự đối lập và sự bất khả của hai thế giới ấy, mình cũng không thấy có sự liên đới nào.Rất mong tác giả và người viết statement giải thích thêm về tác phẩm và cái tên Utopia của tác phẩm này.

6:27 Friday,14.12.2012

Đăng bởi:  admin

@ Lúng Liếng: Soi sửa lại thành:
"Đợi mãi mới thấy một đoàn xe đến, chở theo 100 phụ nữ lớn tuổi."
Cảm ơn bạn rất nhiều.

6:24 Friday,14.12.2012

Đăng bởi:  Lúng Liếng

Soi ơi, ở trên, có câu này hơi cộm:
Đợi mãi mới thấy có một đoàn xe trở 100 phụ nữ lớn tuổi đến...

0:26 Friday,14.12.2012

Đăng bởi:  Tô Thanh Chowder

Tôi xin nói thêm là vừa rồi đọc bài của họa sĩ Nguyễn Mạnh Hùng trên Soi, tôi rất cảm mến anh. Trước kia tôi cũng đã quý tài của Hùng, nhưng nay đọc bài viết của anh, giảng cho người ngoại đạo nghe về nghệ thuật, tôi thấy anh còn đi được xa lắm, vì anh vừa có tài, vừa có lòng với nghệ thuật và người xem nghệ thuật.
Tôi cũng mong được đọc thêm nhiều bài như thế của các nghệ sĩ trong nước, như anh Phạm Huy Thông, anh Nguyễn Mạnh Hùng, anh Đức Hòa. Làm cho người xem hiểu về nghệ thuật thì có lợi hơn cho chính nghệ thuật thôi chứ sao, nhất là ở một nước còn mông muội như Việt Nam.

0:14 Friday,14.12.2012

Đăng bởi:  Tô Thanh Chowder

Hãy cùng đọc statement về tác phẩm sắp đặt Utopia của Tuấn Mami. Xin tô đậm những cụm từ mà chúng ta sẽ nhắc tới sau:

“Sử dụng 100kg thóc và những tấm kính dày để dựng nên tác phẩm sắp đặt tương tác và biến đổi không gian, Tuấn Mami tạo ra một vùng đất không tưởng trong không gian thư viện của trung tâm văn hóa Nhật. Tác phẩm sắp đặt lớn lần này nằm trong một phần của dự án dài mang tên gọi ‘Thiên Đường Không Thể Chạm’, dự án nhằm liên đới người xem vào một trạng thái khiêu khích giữa sự tưởng tượng và sáng tạo về một vùng đất ảo – đầy hiện thực nhưng cũng mơ hồ và dường như phi lý.

“Tuấn Mami khiêu khích công chúng trong việc thẩm tra lại thái độ của con người hiện đại. Ý tưởng gợi mở những tò mò về tính hữu hạn và vô hạn của nhận thức con người trong cách chúng ta đón nhận và phân tích thế giới thực tại. Những hạt thóc bị nén chặt bởi kính nhưng vẫn có thể phát triển trong một trạng thái tự nhiên ‘nhân tạo’ tạo ra một nghịch lý giữa cảm quan đầy cám dỗ mang tính rủi ro và đe dọa.

“Tác phẩm lần này Tuấn Mami đặc biệt sáng tác nhằm dành tặng những người mẹ già đang sinh sống tại Hà Nội – việc mời họ đến thưởng thức nghệ thuật, tự thân đã trở thành một ý niệm chính trong việc thể hiện cái nhìn mang tính phân tính xã hội – đồng thời quan tâm tới việc giải cấu trúc trong sự ‘xuất hiện/biến mất’ của một tác phẩm nghệ thuật.”

*


Tôi không rõ Tuấn Mami đã đọc Utopia của Thomas More chưa. Tác phẩm này, như Wikipedia tóm tắt: “… mô tả là một hòn đảo biệt lập và không tưởng ở vùng biển Đại Tây Dương. Trên hòn đảo này có một cuộc sống biệt lập với thế giới mà tồn tại một xã hội mơ ước, một nơi không có tư hữu, không phân chia giai cấp, giàu, nghèo, ai cũng lao động và ai cũng có cuộc sống hạnh phúc.” (Cảm ơn Wiki, tháng này tôi sẽ nhớ đóng 5 tì ủng hộ bạn tiếp!). Bạn nào chưa đọc thì nên mua. Sách của Nhã Nam in ra từ cách đây khoảng năm, bảy năm gì đó. Sách mỏng chia làm hai phần, nếu muốn đi tắt đón đầu thì đọc phần 2 trước. Trong tác phẩm bất hủ này, bạn được khảo sát một xã hội đáng mơ ước, kiểu xã hội chủ nghĩa thần thoại, một ước mơ ngây thơ và cao đẹp. Nhưng thôi chuyện ấy để bàn khi khác.

Vấn đề là đọc rồi bạn sẽ thấy, Utopia và khái niệm “Thiên đường không thể chạm” của Tuấn Mami chẳng dính tới cái dải rút gì của chữ Utopia nói trên cả, ngoại trừ cái tên. Mà tôi đoán Tuấn Mami đã chọn đặt chỉ vì “cho nó oách.”

Những cụm từ trong lời giới thiệu tác phẩm, như:
- nhằm liên đới người xem vào một trạng thái khiêu khích giữa sự tưởng tượng và sáng tạo về một vùng đất ảo
- khiêu khích công chúng trong việc thẩm tra lại thái độ của con người hiện đại
- một nghịch lý giữa cảm quan đầy cám dỗ mang tính rủi ro và đe dọa- đồng thời quan tâm tới việc giải cấu trúc trong sự ‘xuất hiện/biến mất’ của một tác phẩm nghệ thuật

… toàn là những trò lòe chữ, bịp khán giả, muốn lấy chữ đè khán giả.

Tôi biết thể nào cũng sẽ có người nói rằng phải nâng cao trình độ khán giả lên, cho họ đọc những văn bản khó hiểu dần đi. Đọc mãi những thứ dễ hiểu rồi óc nó phẳng ra hết, mất hết các nếp nhăn. Nhưng trong bối cảnh Việt Nam hôm nay, đó là quan điểm kiểu élite rởm đời, muốn mình độc đạo độc tôn chiếm giữ từ điển. Nếu muốn nâng cao trình độ cho người xem Việt Nam, trước hết cần hiểu người xem ở Việt Nam là ai, rồi dùng những chữ để họ hiểu và chính mình cũng hiểu.

Vấn đề ở đây là “chính mình cũng hiểu”. Tôi tin rằng Tuấn Mami chẳng hiểu gì những câu trên. Đảm bảo. Tuấn là người đang say mê mình và thành tích của mình, anh chưa thời gian để đọc vào những văn bản quan trọng đâu. Cùng lắm là đọc các cái tít và dùng nó để đặt tên cho tác phẩm. Không tin bạn cứ đi gặp anh ấy và cùng đàm đạo.

Nhưng mà cũng có thể ai đấy đã viết lời giới thiệu này cho Tuấn Mami…? Anh chỉ là người sáng tạo, nghĩ ra được ý tưởng thóc nảy mầm dưới kính cường lực đã rất tuyệt rồi. Nếu vậy thì oán là oán cái kẻ nào muốn trang điểm thêm cho bộ óc của Tuấn. Kẻ đó hẳn phải rất coi thường tác phẩm của Tuấn Mami nên mới định dùng chữ để nâng giá trị tác phẩm anh lên, trong khi tác phẩm của anh là đã rất giá trị.…

Tuấn Mami, rút cuộc thì ai viết cái lời trên? Anh? Và anh muốn lòe khán giả - đầu tiên là 100 bà cụ nông thôn, đối tượng chính mà anh muốn tặng tác phẩm này? Hay người khác? Một kẻ nào đó muốn “chơi” anh bằng chữ? Nếu gặp y, xin anh hãy cho y một cú giáng vào đầu bằng quyển từ điển triết học nào dầy nhất. Còn nếu nền triết học của Việt Nam còn non trẻ khiến cho từ điển triết học chưa dày được, xin anh cứ dùng nguyên bộ Tư bản luận của Marx cho tôi. Cứ nói đó là quà tặng của Utopia, nếu đã đọc Utopia rồi, y sẽ hiểu.

23:22 Thursday,13.12.2012

Đăng bởi:  ẢO TUNG CHẢO

"...việc mời họ đến thưởng thức nghệ thuật, tự thân đã trở thành một ý niệm chính trong việc thể hiện cái nhìn mang tính phân tính xã hội – đồng thời quan tâm tới việc giải cấu trúc trong sự ‘xuất hiện/biến mất’ của một tác phẩm nghệ thuật.”"
Việc điệu các cụ đến xem "chiển lãm" thì thấy rõ rồi (Khổ ) nhưng mà Giải cấu trúc trong sự xuất hiện/ biến mất của một tác phẩm nghệ thuật thì là gì thì tớ chịu. Các cụ giải cấu trúc tác phẩm hay chính các cụ là cấu trúc  để "giải" hay cái từ giải cấu trúc chỉ để cho oai oách có vẻ thêm phần triết Za?.với  cái nhìn mang tính phân tính xã hội  (khó quá) xin bạnTuấn mami có thể giải thích  rõ hơn chút được không?.

22:16 Thursday,13.12.2012

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

Ý tưởng thu thanh của anh Tùng hay quá!

21:54 Thursday,13.12.2012

Đăng bởi:  Sương

Nói kiểu bạn méo mèo meo gì đó thì thà để thời gian đọc Soi mà học tiếng Hàn còn bổ béo hơn, thiết thực hơn.

21:43 Thursday,13.12.2012

Đăng bởi:  IQ ABC

Tiền không phải là tất cả, cũng không phải là thứ khiến con người ta xúc động thật sự đâu bạn meo meo meo, meo meo meo méo mèo meo ạ. Nếu bạn mua cho mẹ bạn một bông hoa vào ngày sinh nhật (hay 20/10, 8/3 v.v..) hoặc bạn đưa cho mẹ bạn 100k để tự mẹ bạn thích mua gì thì tùy vào ngày mấy ngày đó, bạn nghĩ mẹ bạn sẽ nghĩ về món quà nào hơn đến suốt đời?
Các cụ lớn tuổi, tiền bạc với họ có người dễ kiếm, có người khó nhưng chung quy họ đều đã cầm tiền trong tay, ít nhất cả trăm ngàn lần. Nhưng sẽ thực sự thú vị và làm họ nhớ mãi (có khi còn khoe con cháu ấy chứ) nếu họ được một lần tạm xa ruộng vườn để trải nghiệm một triển lãm nghệ thuật thực sự.
Tớ ghét kiểu đem tiền bạc ra so sánh như thế của bạn. 

13:50 Thursday,13.12.2012

Đăng bởi:  meo meo meo, meo meo meo méo mèo meo

Thương các cụ quá. Giá mà sức trẻ kiếm tiền cụ thể báo đáp các cụ còn thiết thực hơn.

10:08 Thursday,13.12.2012

Đăng bởi:  Sương

Anh Phó Đức Tùng nói quá đúng. Những núi non giả bằng vải bên trên thật là thừa. Phải rất mạnh thì mới dám giữ lại chỉ cái ý "cốt", còn không thì ai cũng thấy "thiếu thiếu", cứ phải làm dày dặn lên, mà ở đời thì thường những thứ thêm vào lại là những thứ rác rưởi, như anh Tùng nói.

9:06 Thursday,13.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Giá mà lắp được hệ thống thu thanh và phát ra âm thanh của hàng triệu hạt lúa nảy mầm, và quay cận cảnh được nhỉ.

8:59 Thursday,13.12.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

Sắp đặt tuyệt vời với những hạt thóc nảy mầm dưới kính.Tuy nhiên, thấy hơi tiếc vì những thứ lủng củng phía trên. Nhiều thứ quá trong một tác phẩm làm người ta phân tán, không tập trung được tư tưởng. Tất nhiên bản thân nhận thức là người ta sẽ không để ý đến cái chính là hàng triệu hạt thóc đang nảy mầm, mà sẽ quan tâm trước hết đến mấy rác lổm nhổm trên bề mặt cũng là một ý tốt. Nhưng đơn giản là vẫn đáng tiếc, vì lâu lắm mới có được cái thứ sạch sẽ. Rác rưởi thì ngập khắp nơi, không có nhu cầu lắm.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả