Gẫm & Bình

Đã bay kém còn bay nhờ
chân trời kẻ khác

    Rất cảm ơn anh Nguyễn Mạnh Hùng và comment của anh (sau được SOI đưa lên thành bài độc lập). Đọc bài của anh, tôi hiểu thêm nhiều điều về nghệ thuật khái niệm (hay ý niệm?). Cũng vì câu cuối cùng trong bài viết của anh (về việc “bạn” – tức là […]

Ý kiến - Thảo luận

14:47 Monday,14.1.2013

Đăng bởi:  admin

Anh Trần Lương:


Cmt của anh, Soi xin phép đưa thành bài có tên "Nhiều lỗ thủng! Nhưng chán, lờ đi là vô trách nhiệm!".


Cảm ơn anh nhiều.

12:56 Friday,14.12.2012

Đăng bởi:  Angellittlefire

Đồng ý với người viết bài. Sự dụng công tư, duy rất thiếu trong một số studio mở. Cái mà mình thích nhất ở triển lãm là việc kiến trúc sư đã cái tạo lại không gian và một số sản phẩm của các bạn Nhật, anh Jami gì đấy chụp ảnh con gái khá thú vị....Những nghệ sĩ đương đại trẻ VN thiếu đề tài, thiếu tầm tư duy hay sao đó... sản phẩm ra cứ nông cạn, khoa trương cái nhỏ thành cái lớn. Không ấn tượng!

9:20 Friday,14.12.2012

Đăng bởi:  Hoàng Nguyên Vũ

@Mary Sến: mình không phải là nhà báo mà bạn nói, chắc là trùng tên thôi. Cha mẹ đặt tên cho rồi, không bỏ được!

23:42 Thursday,13.12.2012

Đăng bởi:  Marie Sến

Có đúng là bạn mình, nhà báo Hoàng Nguyên Vũ đang tranh luận mỹ thuật đấy không nhỉ! Đọc vui quá!

22:33 Thursday,13.12.2012

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

Công nhận tác giả bài này viết hay!
Hôm khai mạc tôi cũng đến xem, và thưởng thức một... lát khoai lang nướng của bếp Hồng Ngọc. Vẫn nghĩ là Hồng Ngọc chắc có ý gì đấy trong tác phẩm, nhưng nói thật, những tác phẩm nào mà sau một hồi xem xét chẳng gợi lên được một ý niệm gì sâu xa, khác biệt, cảm xúc hay thậm chí là sự-vô-cảm-được-nhấn-mạnh... thì thôi, chả thèm nghĩ cho mệt!!! Thưởng thức sự nóng hổi của lát khoai lang, tợp một ngụm rượu táo, toét miệng cười với các nghệ nhà ta... vui hơn! Hà hà!

10:57 Thursday,13.12.2012

Đăng bởi:  Hoàng Nguyên Vũ

@ Nguyễn Mạnh Hùng: cũng vô vọng thôi anh à!
@van: tôi đồng ý với bạn là mỗi người có quan điểm, ý kiến riêng của mình, đúng với người này mà chưa hẳn đã đúng (hợp ý) với người khác.
Nhưng dĩ nhiên là không vì thế mà không có những tiêu chí nhất định để phân biệt đâu là những tác phẩm nghệ thuật đích thực, những tuyệt tác, đâu là những"giả tác phẩm", được sơn quét loè loẹt bởi những ngôn từ kêu choang choang, thậm chí ngô nghê trống rỗng.
Đấy là còn chưa kể trường hợp tệ hơn, là những tác phẩm thuộc họ nhà Nhái, copy từ ý tưởng đến phong cách, chất liệu, thậm chí bê một phần của nhà người ta sang nhà mình!
Nếu không có những tiêu chí về tác phẩm nghệ thuật, dù thành văn hay bất thành văn, thì lý luận như bạn nói, nghe có vẻ "dân chủ" một cách dễ chịu để thỏa sức sáng tạo, nhưng thực chất là chỗ ẩn nấp vô cùng tiện lợi cho những người thiếu tài năng nhưng thừa sự láu cá vặt vãnh để ngoi lên, làm ra những "tác phẩm" vô dụng, không mang lại bất cứ một lợi ích nào về mặt thẩm mỹ cho bạn, cho tôi, cho cộng đồng cả.
Còn một vấn đề khác liên quan rất mật thiết đến chuyện chúng ta nói ở đây, đó là :"tiền"!
Nhiều dự án được cho là sử dụng tiền của Nhật Bản, của Pháp, Đức, hay Anh thì bạn có thể chặc lưỡi nói: "Ờ, tiền của "tây" ấy mà!"
Nhưng chắc bạn thừa biết rằng đó chỉ là số ít. Đa số những "công trình", những triển lãm, trưng bày... được coi là "nghệ thuật" nhan nhản ở nước ta, tất cả đều được tiêu bằng tiền ngân sách, cũng có nghĩa là tiền thuế của dân.
Và chắc bạn không thể tưởng tượng được nó "khủng" đến cỡ nào đâu! Kinh khủng lắm. Nhất là các tượng đài. Chỉ bằng một số ngôn từ hoa mỹ, cộng với những phác thảo bắt mắt (không ít trong số đó copy từ "tây", như nhiều trường hợp đã được đưa ra công khai), tác giả đã có thể dễ dàng được các vị quan chức văn nghê, những người thừa nhiệt huyết cho hoạt động tuyên truyền tuyên huấn nhưng lại thiếu sự tư vấn của các chuyên gia (hoặc không cần, vì lý do nào đó), thông qua.
Thế là những khoản kinh phí lớn được rót và người ta cho ra đời những tượng đài bất tử về sự xấu xí, kệch cỡm, thô thiển...  
Nói hơi lan man chút như vậy để bạn hiểu rõ ý của tôi hơn, chứ không có ý tranh cãi.
Quay trở lại câu chuyện của chúng ta, vậy vấn đề đặt ra ở đây là gì?
Vấn đề là lẽ ra phải có một đội ngũ các nhà phê bình nghệ thuật tài năng, những chuyên gia thẩm định có uy tín, những người biết cách nói và quan trọng hơn, dám nói ra những điều được và chưa được, chỉ ra đâu là nghệ thuật, đâu là "giả nghệ thuật", để không định hướng (điều này nghe cao siêu và có vẻ mất "dân chủ" quá), nhưng ít ra là cũng giúp cho những thường dân như tôi bớt hoang mang mỗi khi đứng trước một tác phẩm nào đó.
Còn nếu không thì lại cũng như bạn nói thôi, mỗi người một ý (ai cũng cho là đúng) và kết quả là những giá trị bị diễn giải một cách sai lệch, lộn tùng phèo, những cái giả tạo, copy lên ngôi.
Đội ngũ chuyên gia ấy hình như ở ta họ đi chơi đâu hết ấy bạn à (đây lại là một vấn đề rộng hơn, nên thôi không bàn đến ở đây).
Tình trạng đó gián tiếp liên quan đến chuyện bạn nói về "ngôn ngữ phản biện một số bài trên SOI không tôn trọng người khác cho lắm".
Lâu nay, chúng ta đã quen đến mức mệt mỏi với những lối nói ngọt ngào của nhiều nhà phê bình nghê thuật, những người không muốn làm mất lòng ai mà muốn được tất cả!
Lối nói ve vuốt ấy chỉ làm cho những tác giả được xưng tụng hài lòng, và làm cho những người có ít hiểu biết về nghệ thuật hoang mang, lạc lối mà thôi.
Tôi không nghĩ rằng hễ cứ phản biện thì phải đao to búa lớn, nhưng ít nhất là cũng phải đạt được một tiêu chí: gọi sự vật bằng đúng tên của nó!
Nếu muốn ngọt ngào thì trong bài có thể dùng từ "đạo" cho nó dễ chịu, nhưng nếu gọi đúng tên thì phải là"ăn cắp" chứ, cho dù cách gọi đó sẽ làm mếch lòng (và không thuận tai) với một số người.
Nếu tôi nhớ không nhầm thì Gorky đã từng chỉnh sửa một nhà văn trẻ rằng làm sao anh ta lại viết là "bị cha đánh vào phần dưới của cái lưng" mà không viết thẳng toẹt ra là "bị quất roi vào mông"!
Về mặt ngôn ngữ, theo tôi, chỉ là một bạn đọc của SOI, phần lớn những bài phản biện trên SOI đều đảm bảo được tính tôn trọng người đọc, đó là điều quan trọng nhất.
Xin nói thêm một chút về ý cuối trong comment của bạn.
Chắc bạn hiểu nhầm (hoặc cố tình không hiểu) phần cuối bài viết của tôi. Tôi kéo theo ông bạn, không phải để "cùng hội cùng thuyền", hoặc vì tôi thiếu tự tin trong nhận xét của mình.
Tôi nói rất rõ mục đích, là để có một "mẫu" với khả năng khách quan tối đa có thể, để có thêm một góc độ nhận xét khác với tôi, hầu tránh sự chủ quan, phiến diện có thể có trong nhận định của tôi.
Tôi nghĩ điều đó là cần thiết để tôn trọng tác giả dự án và tôn trọng bạn đọc của SOI.
 

10:31 Thursday,13.12.2012

Đăng bởi: 

... nhưng Mì vằn thắn đằng sau tòa nhà cá mập nấu cũng không "CỰC NGHỆ THUẬT" lắm đâu - theo ý kiến chủ quan của tôi !!!

10:02 Thursday,13.12.2012

Đăng bởi:  Sương

Bạn Van này có cái gu đến là hay: hiểu thì toàn hiểu theo nghĩa đen nhưng ăn thì thích ăn những thứ lờ nhờ.
 

9:31 Thursday,13.12.2012

Đăng bởi:  van

Quan điểm, ý kiến, sự phán xét...đều là cảm nhận chủ quan của mỗi cá nhân. Đó vốn là những thứ không bền vững cho lắm và có thể thay đổi theo thời gian. Mặt khác quan điểm đưa ra có thể đúng với người này nhưng không đúng với người kia...Vậy mà tôi thấy trên Soi có những bài phản biện mà tác giả dùng những cái tựa đề, câu chữ trong bài không được tôn trọng người khác cho lắm.
Ở bài viết trên tôi thấy tác giả Hoàng Nguyên Vũ cũng đã thực sự tự tin vào sự phán xét của mình lắm đâu? bằng chứng là phần cuối bài ông phải kéo thêm vô một ông bạn cho "cùng hội cùng thuyền" đấy thôi. Và ai biết liệu ông bạn kia cũng có thực sự tự tin vào ý kiến của ông ấy? :D

1:35 Thursday,13.12.2012

Đăng bởi:  Hài vãi cả

Thực ra Anh hùng và bạn Vũ ai cũng đúng, nếu ai quan tâm đến nghệ thuật ý niệm (conceptual art) hay visual art , thì rất đơn giản lên hỏi a gu gờ là có ngay, thực chất nghệ thật ý niệm cững rất hay nhưng không hề đơn giản, quan trọng ai thích cái gi thi làm cái đấy, đừng hiểu nhầm chỉ có nghệ thuật ý niệm mới là đỉnh, là mới... Nó suất hiện trên thế giới cũng tương đối lâu rồi, chỉ có vn bây giờ mới hoc theo, đang trên đà thử nghiệm

Cũng nhiều nghệ sĩ bay giờ mượn danh ý niệm rùi cho ra những tác phẩm ' Ị LIẾM' . Tưởngmình cao siêu, loè bịp những kẻ lưới đọc, và thêm 1 dạng nghệ sĩ không vẽ được, mượn danh sắp đặt, trình diễn, nghệ thuật Cộng đồng.... để chứng minh với họ đấy mới là đương đại, trong khi thực tế vẽ một bài hình họa cũng không xong...

1:02 Thursday,13.12.2012

Đăng bởi:  thanh

Thật là không may cho anh Vũ, vừa không được ăn, lại vừa không được trải nghiệm nghệ thuật (ở bếp của Ngọc). Để thấy ngay rằng,
1. bếp là của phụ nữ (anh Vũ có dùng từ bếp của vợ tôi),
2. không có phụ nữ trong bếp thì không được,
3. thiếu nghệ sĩ cũng không ổn. 
tôi nghĩ là anh Vũ hơi cứng nhắc trong việc trải nghiệm nghệ thuật (và chắc cũng hơi "dỗi" nữa) tức là nhất nhất cứ phải theo hướng dẫn hay theo những gì mình nhìn thấy. Theo tôi biết thì Ngọc phải vào trường hôm nay nên vắng mặt. Bếp mở cửa, ai vào cũng được. Tôi mà là anh Vũ, tôi nấu 1 bữa thết bạn. Vừa được:
1. thử vai phụ nữ (nấu nướng),
2. thử vai nghệ sĩ,
3. thay đổi không gian nghệ thuật.
hoặc ít ra thì anh Vũ và bạn cũng được ăn gì đó. Khi đói, ai nghĩ gì đến nghệ thuật?

0:27 Thursday,13.12.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Mạnh Hùng

Cảm ơn anh Hoàng Nguyên Vũ đã tường thuật lại chi tiết về tác phẩm! Nếu tôi có tới xem tác phẩm mà gặp trường hợp như anh thì tôi cũng chào thua.
Khán giả đã đến với tác phẩm thì tác giả cũng nên tận tâm với tác phẩm để cho mối liên hệ đó được hoàn chỉnh. Hy vọng anh tìm được điều gì đó từ các tác phẩm khác!

23:51 Wednesday,12.12.2012

Đăng bởi:  hoàng còi.

Dựán này là dư án khi và chỉ khi các trung tâm văn hóa nước ngoài tại Việt Nam cho chúng trở thành dự án? Nhất là bạn PHƯƠNG LINH làm giám tuyển? Khi nghệ sĩ Việt Nam không ai muốn trở làm tuyển giám, kiểu giám hộ cho những trẻ mới lớn vi phạm pháp luật, hay kiểu nghiện hút a dua a tòng ...hi!
Không nói đến bếp, đến video, xưởng v.v.v... tôi  đã thấy ở Việt Nam năm 2011 đã từng có nghệ sĩ thay đổi một không gian bằng cánh di dời một căn nhà nguyên trạng nằm ở bãi nổi sông Hồng  đến một địa điểm là cái nôi nuôi dạy mỹ thuật Việt trên dưới 100 năm, triển lãm đó là DU CƯ TRONG THÀNH PHỐ. Họ đã thay đổi một cách triệt để từ chất liệu đến đề tài trong những tư duy cho những khái niệm mở cho một văn hóa hẹp, cho một sự khóc mà không nước mắt! cho những thứ tồn tại nhưng không khu biệt... Nên thiết nghĩ  cách nhìn dự án ở đây không mới so với địa phương, chưa bàn thế nào là dự án, cùng thời gian tư duy chưa đủ, và vì các bạn còn quá trẻ và ít trải nghiệm, đôi khi ngủ quên trong chiến thắng! Cho mọi thứ tư tưởng chỉ bằng lượng nước mũi khi hắt xì hơi, xin đừng làm cho có để mà dễ dãi với tinh thần một nghệ sĩ đã và đang dấn thân về một lý tưởng mà các bạn cho là lý tưởng.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả