Ở Đâu - Làm Gì

“Đo thế giới” với Huy An, Yuichiro và Kumpei

  Tờ chương trình của dự án “Những chân trời có người bay” giới thiệu về “Đo thế giới”: “Ba nghệ sĩ, với các phương tiện và chất liệu nghệ thuật khác nhau, nhưng sự sáng tạo của họ cùng đi chung một con đường: đo đạc, nắm bắt thế giới và xây dựng lại […]

Ý kiến - Thảo luận

14:13 Tuesday,18.12.2012

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

Anh Tùng. Làm thế nào mà, trong mấy cái còm ngắn tũn của tôi, anh lại có thể moi ra được cái ý tưởng "...lươm nhươm là bản chất mang tính định nghĩa của nghệ thuật ý niệm..."?! Tài thật!

23:00 Monday,17.12.2012

Đăng bởi:  ngodang

Tôi có xem tác phẩm này thấy cũng "ke cẩm", cẩn thận, gọn gàng phết rồi đấy chứ (nhất là trong tương quan với các tác phẩm khác trong triển lãm này)! Chẳng lẽ còn phải tuyệt đối như dùng máy để xén?! Nếu thế thì đâu còn cảm giác được quá trình thủ công của tác giả nữa chứ?

18:37 Monday,17.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bạn Hiếu
Tác phẩm không có gì ngoài bụi. Vậy mình không đặt sự chú ý vào bụi và quá trình gom bụi cũng không được. Vì thế mình đâu có bàn về việc tại sao dùng cầu Vĩnh Tuy mà không dùng cầu Thanh Trì hay là quốc lộ 5. Cũng như chồng giấy không có gì ngoài giấy, bởi vậy mình phải tập trung vào giấy. Chính vì tập trung vào chuỗi bụi và chồng giấy, nên mới thấy sự lươm nhươm. Mình cũng được dạy rằng nghệ thuật đương đại, nhất là nghệ thuật ý niệm, không care về chi tiết và công phu. Nhưng đó là những chỗ không quan trọng, không ảnh hưởng tới khả năng truyền tải ý niệm thôi. Còn nếu bạn nói lươm nhươm là bản chất mang tính định nghĩa của nghệ thuật ý niệm thì hôm nay mình được bạn dạy cho lần đầu. Rất cám ơn sự khai sáng của bạn.

15:14 Monday,17.12.2012

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

Anh Tùng. Để hiểu tác phẩm này anh nên đặt sự chú ý của mình vào bụi quá trình gom bụi, chứ không phải cái cầu. Ngoài ra anh cũng nên tìm hiểu thêm về nghệ thuật khái niệm (mà tác giả có chịu ảnh hưởng) và các trào lưu nghệ thuật hậu hiện đại khác.
Thân!

12:37 Monday,17.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn Hiếu
khi ta đặt tên tác phẩm là cầu Vĩnh Tuy, và lấy 78 mẫu bụi tượng trưng cho 78 nhịp cầu, thì có thể nói đó là muốn thể hiện cái mà ta cho là cốt yếu từ ý tưởng cầu vĩnh tuy. Còn tất nhiên, bản thân việc thể hiện cầu Vĩnh Tuy chỉ là một cớ để nói chuyện khác, thì là hiển nhiên, ta không phải bàn. 
một tác phẩm nghệ thuật tạo hình tất yếu phải có phần hình thức, chứ không thể chỉ là ý tưởng, vì nếu không thì nghệ sỹ sẽ không phải nghệ sỹ, mà là nhà tư tưởng. Nghệ sỹ khác nhà tư tưởng khác ở chỗ biết thể hiện tư tưởng đó bằng hình thức, với một năng lực mà không ai bắt chước được. Và chính vì phần hình thức và nội dung trong tác phẩm chưa cùng một level nên ta mới nói. Mình nghĩ đây là tác phẩm có ý tưởng tốt, nên mới góp ý, còn nếu nội dung đã chẳng có gì để bàn thì góp ý làm gì.

10:46 Monday,17.12.2012

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

Cái lươm nhươm của khe bo giấy chắc cũng giống với bộ râu xồm xoàm không chăm xóc và cách sinh hoạt tuềnh toàng ngoài đời của tác giả! Tuy nhiên vẻ ngoài và cái bên trong không phải lúc nào cũng giống nhau. Về cầu Vĩnh Tuy, chắc chắn tác giả không có ý định "thể hiện cái cốt yếu của cầu Vĩnh Tuy"... tác phẩm có ý nghĩa khác, nhưng tốt nhất là để tác giả tự phát biểu, nếu anh ta muốn!

19:14 Sunday,16.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Mình thì thấy tuy ý tưởng của bạn An Huy rất hay, nhưng vẫn còn một số vấn đề rất cơ bản.
Về cầu Vĩnh Tuy. Lỗi rất nhỏ, nhưng lại rất cơ bản, thể hiện tầm cỡ, là ở chỗ vết cắt của khe bo giấy không sạch, lươm nhươm. Một người đã tinh tế đến mức đi nhặt bụi về, cô đặc thành từng miếng nhỏ, thể hiện cái cốt yếu của cầu Vĩnh Tuy, mà lại không cắt nổi giấy cho sạch như một bo tranh bình thường thì khiến người xem, cụ thể là tôi rất nghi ngờ, không biết anh có thực lấy bụi cầu không, và cách lấy thế nào.
Về tòa nhà Keang Nam. ý tưởng dùng giấy đo rồi gấp lại thành một khối cũng là tốt. Nhưng ở đây cũng có 2 vấn đề chưa rõ: thứ nhất là tại sao lại gấp thành một khối dài nằm ngang như vậy, với tỷ lệ rộng, dài, cao như vậy. Khi đã chỉ là một khối tối giản, thì tỷ lệ của nó là thứ quan trọng. Thứ hai là cũng giống như ở tác phẩm bụi, việc gập giấy có ý nghĩa khi toàn bộ chồng giấy được gấp từ một dải dài duy nhất có chiều dài đúng bằng chiều cao Keang Nam, và vì tối giản, việc gập phải làm sao sắc như cắt, đều tăm tắp. Các cạnh giấy ở đây trông vẫn lươm nhươm, mà khi lươm nhươm, người ta sẽ nghĩ là tác giả không có cách gì gập một cách tuyệt đối chuẩn, và khi đó, biết đâu không phải là một dải giấy, mà là nhiều mảnh ghép lại. và nếu là nhiều mảnh ghép lại, thì không ai lại mất công đi đo Keang Nam, mà chỉ cần nhân 1120 bậc với chiều cao rồi ra đặt mua một chồng giấy là xong.
Tóm lại, trong các tác phẩm tối giản thế này, việc dụng công phu rất tinh tế sẽ cho thấy sự khác biệt giữa tác phẩm nghệ thuật đẳng cấp và một ý tưởng kiểu brain storming.
 

16:02 Sunday,16.12.2012

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

Cái anh chàng Huy An râu ria xồm xoàm lông mày rậm mà tác phẩm tinh tế nhỉ! :)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả