Điện ảnh

Cuộc đời của Pi: xem để đời ta thêm đẹp

Làm người, ai cũng có lúc than thở về công việc, như tôi đây lâu lâu cũng cảm thấy bực mình khi viết bài giới thiệu phim. Phim hay lúc nào cũng ít hơn phim dở, kêu bà con đi xem phim giải trí thì bị chê là thiếu tinh thần nghệ thuật, còn một […]

Ý kiến - Thảo luận

22:48 Saturday,11.10.2014

Đăng bởi:  Katty

Bình hay tuyệt! Cảm ơn Pha Lê.

17:30 Saturday,11.10.2014

Đăng bởi:  vinh

Phát mãi phim"cuộc đời của Pi" không sự thật toàn hão huyền, nên cắt bớt đi xem muốn đập lát ti vi lắm, nhưng vì vợ say nên cú Truyền hình VN.

23:04 Monday,3.3.2014

Đăng bởi:  phale

@TNXP: Vì phim là thế, Lý An đã nói rằng ông phải làm như vậy, chứ trong truyện không có đẹp như trong phim đâu.


Nếu tất tần tận như truyện, sẽ có đoạn Pi dọn phân cho cọp, Pi... ăn phân của cọp (nghĩa là ăn phân của chính Pi) vì đói, Pi ăn thịt người. Với lại, nếu TNXP để ý thì đâu có cọp; Lý An ít động đến câu chuyện thứ hai vì như vậy sẽ khiến phim bị loãng. Chứ thực ra, con cọp là Pi, linh cẩu là ông đầu bếp, con đười ươi là mẹ Pi, con ngựa vằn bị thương là anh thủy thủ. Ông đầu bếp giết anh thủy thủ và ăn thịt anh này (linh cẩu giết ngựa vằn), sau đó đầu bếp giết mẹ Pi (linh cẩu giết đười ươi). Pi giết lại gã đầu bếp để trả thù (cọp giết linh cẩu). Đoạn Pi ăn thịt người, lấy thịt làm mồi nhử cá, ăn phân của chính mình... để trong truyện thì được chứ ai mà đưa lên phim. Lý An chỉ cho Pi nhắc đến câu chuyện thứ hai vào khoảng vài phút trước khi phim kết thúc thôi, để ý thì sẽ hiểu :) chứ chi tiết như truyện thì phim mất hết cả hay.


11:52 Monday,3.3.2014

Đăng bởi:  TNXP

Chúng cháu mới xem phin này hôm qua bác Phe Lê ah, MovieSrar, đồ họa khiếp thiệt. Nhưng chúng cháu phát hiện ra một lỗi mà có khi nó hoàn toàn có khả năng cướp đi mấy giải thưởng của gã đạo diễn Lí An to như là cục đá trong đĩa cơm sườn vậy bác Pha Lê ah.
Bác và các bạn trong lớp cũng thấy rằng sau khi con hổ cắn cổ con linh cẩu lúc đó trên xuồng chỉ còn Pi và hổ, Pi bỏ trốn sang bè tự tạo nhường xuồng cho hổ với khồi lượng thức ăn khổng lồ: một con linh cẩu nhé, linh trưởng nhé, ngựa vằn nhé. Với khối lượng như vậy thì cái xuồng này phải bê bết máu me thế mà sau vài tuần đánh chén của hổ vẫn sạch sẽ!!!!. Ấy là chưa kể chất thải của hổ, tiếng anh gọi là "Shits of the Tiger" chẳng thấy đâu, mọi thứ vẫn sạch và thơm????? Vậy là sao??? Hổng lẽ con hổ này biết "Go to bridge into the sea" :))
Chúng cháu rất mong bác Pha Lê cố công tìm hiểu giùm chúng cháu nhoé! Thks bác nhìu nhìu!!

14:03 Tuesday,20.8.2013

Đăng bởi:  SiêuNoob

Mình mới đọc bài phỏng vấn Yann Martel ở link này:
http://www.bookbrowse.com/author_interviews/full/index.cfm/author_number/823/yann-martel
Có một câu hỏi khá thú vị: Tại sao tác giả lại chọn cái tên Pi? Câu trả lời như sau (mình lược dịch):
"Tôi chọn cái tên Pi vì đây là một con số không thể được diễn giải. Ngược lại, các nhà khoa học lại dùng con số không diễn giải được này để giải thích trật tự của vũ trụ. Với tôi, tôn giáo cũng gần như thế, tuy không thể giải thích, chúng giúp ta thấu hiểu về vũ trụ".
Ở trên mình không dịch "irrational number" là "số vô tỷ" như trong ngôn ngữ toán của Việt nam, vì như thế không sát nghĩa.

0:08 Friday,11.1.2013

Đăng bởi:  M.cóc

Mình mới đi xem xong. Phim quá hay. Mình thì ấn tượng sâu sắc với hình ảnh cuối cùng của bộ phim, con hổ đi vào rừng mà không ngoái đầu nhìn lại. Thấm thía câu nói của Lão tử: "Thiên địa bất nhân, dĩ bá thánh vi sô cẩu". 

16:14 Thursday,3.1.2013

Đăng bởi:  Hoàng Giang

Đã xem phim và đã thích. Đặc biệt với câu hỏi của Pi dành cho anh chàng nhà văn sau khi kể cả 2 phiên bản của câu chuyện. "Anh thích câu chuyện nào hơn?" kèm theo 1 ánh mắt tinh quái. Tất nhiên, ai chả thích câu chuyện đầu tiên được kể, nhưng biết đâu sự thật lại chính là câu chuyện thứ 2?

20:04 Sunday,23.12.2012

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

Pha Lê trong veo thân mến! Càng cấm thì càng đọc, càng ngăn cản lại càng tò mò :))
 
Tôn giáo là một trong những nguyên nhân của chiến tranh từ hàng nghìn năm nay. Đức tin, ngoài việc tạo ra sức mạnh cho con người, cũng gây không ít phiền toái, đặc biệt khi được đẩy lên mức cực đoan, cuồng tín. Dù mỗi Tôn giáo đều gọi Thượng Đế bằng các tên gọi khác nhau, nhưng hầu hết đều thừa nhận rằng vị Thượng Đế ấy...vô hình. Sự vô hình này đương nhiên không phải là một thứ rỗng không tuyệt đối, mà là sự thể hiện quyền uy tối thượng của Người. Nó cho phép Người biến hóa khôn lường trên phương diện hữu hình.

Mỗi Tôn giáo đều được xây dựng từ những con người khác nhau, trên những vùng đất khác nhau, với những ngôn ngữ khác nhau. Để phù hợp với môi trường xã hội và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, họ buộc phải xây dựng những tín điều riêng, những luật lệ riêng, như người Hồi giáo bắt phụ nữ phải bịt mặt khi ra đường, người Thiên Chúa giáo có lễ rửa tội, ăn bánh thánh, người Ấn Độ giáo lại phân cái lực lượng tối thượng (Brahman) thành ba vị thần Brahma, Vishnu, Shiva... Thế là, dù đức tin chung vào một lực lượng tối thượng bất khả diến ngôn, bất khả định dạng căn bản là giống nhau, các Tôn giáo vẫn cứ choảng nhau như thường nhều khi chỉ vì những luật lệ (mà họ cho rằng Tôn giáo mình được mặc khải), những tín niệm vào các vị thần thánh khác nhau hay việc Tôn giáo nào đó thuộc hệ thống độc thần hay đa thần.v.v...

Khi tác giả Yann để cho nhân vật Pi theo ba tôn giáo cùng một lúc, rồi khi gặp nạn trên biển anh chàng lôi tất tần tật tên của các vị thần thánh thuộc ba Tôn giáo ra mà kêu cầu, thì chính là ông muốn nói tới khía cạnh trên, khía cạnh vô hình và các tên gọi, các hiện diện (hay sứ giả) khác nhau của cùng một vị Thượng Đế. Sự cuồng tín của con người vào một hiện thân (vốn không phải duy nhất) của Thượng Đế được tác giả khéo léo bác bỏ. Niềm tin vào những luật lệ, những nguyên tắc tưởng chừng bất di bất dịch trong cuộc sống bình thường, an ổn bị phá vỡ khi gặp những thử thách gian nan đầy sóng gió. Để rồi Pi, vốn ăn chay và chưa từng giết hại, phải bắt cá và ăn thịt sống; thấy, chứng kiến và phải lao vào những việc mà đến trong mơ cậu cũng không hình dung nổi!

Đoạn cuối của truyện (cũng như phim) mở rộng vấn đề hơn một chút. Khi cho nhân vật Pi kể câu chuyện 2, bởi trước đó hai nhân viên người Nhật thấy câu chuyện 1 khó tin quá, rồi hỏi: "...anh thích câu chuyện nào hơn" thì, dù họ thích câu chuyện 1, nhưng với họ câu chuyện 2 có lý hơn, thật và đáng tin cậy hơn, tác giả muốn nói với ta rằng: Chúng ta không biết được ý Chúa, suy nghĩ, nhận thức của con người hạn hẹp, nhỏ bé so với sự hiện diện muôn hình vạn trạng của Thượng Đế. Cái thật, cái có lý của chúng ta bị quy định bởi những gì mình thấy, trong một môi trường, hoàn cảnh sống và tầm nhìn hạn chế. Chỉ có trong nhứng hoàn cảnh bất thường, những cuộc phiêu lưu (cả ngoài cơ thể vật lý và trong tinh thần) chúng ta mới có cơ hội trải nghiệm, mở rộng những kiến thức của mình về cuộc sống, về mình, và về Thượng Đế.

Thông điệp của tác phẩm đầy tính nhân văn. Qua giọng văn hài hước mô tả việc Pi là thành viên của ba Tôn giáo, tác giả muốn nói tới sự hòa giải Tôn giáo nói riêng và mọi Đức tin (cả khoa học) nói chung. Tác giả muốn chúng ta vượt qua những tri kiến hẹp hòi và sự cực đoan cuồng tín để nâng tầm nhận thức, qua đó thấy được Thượng Đế. Dù bạn gọi vị Thượng Đế ấy là Thánh Allah, Thiên Chúa, Phật, Chân Như, Brahman...hay Tự Nhiên, Đạo, Vũ Trụ, hay chỉ đơn giản là Cái Đó...thì đó cũng là một cái gì bất khả diễn ngôn bao trùm mọi mặt vô tận và trống không, vô hình và hữu hình, muôn và một...!

Tôi thích tác phẩm này và đọc nó khá kỹ hồi nó mới xuất bản tại Việt Nam. Hôm nọ tôi cũng đã xem phim, nhưng phải nói thật là không thích bằng đọc sách! Bản thân tôi cũng là người theo hai tôn giáo, tôi đọc tác phẩm trong ý nghĩa này, không có ý áp đặt một cách hiểu duy nhất. Thân mến, chúc Pha Lê, và mọi người, một mùa Giáng Sinh vui vẻ, dù bạn theo Tôn giáo nào hay không theo Tôn giáo nào!

4:18 Saturday,22.12.2012

Đăng bởi:  hieniemic

Hehe, chuyện này thực ra cũng không có gì nghiêm trọng để mà tranh luận dữ dội. Nói cho cùng thì cũng vì tính đa nghĩa của cụm động từ "go with" trong tiếng Anh, nó vừa có nghĩa là "đi cùng, cái này kèm với cái kia" như chị Pha Lê hiểu, vừa có nghĩa là "đồng ý" (vd: The deal is reasonable; we go with it - Thỏa thuận rất hợp lý, chúng tôi đồng ý), như cách ông Trịnh Lữ dịch sách. Một người đọc bằng tiếng Anh tới câu này có thể hiểu cách nào cũng hay mà. Vả lại câu này cũng không hẳn là một câu tối quan trọng của cuốn sách / bộ phim.

15:11 Friday,21.12.2012

Đăng bởi:  phale

Spoiler alert: Không nên đọc nếu chưa xem phim


Thấy mọi người bàn luận sôi nổi quá nên ham


P Lê chưa đọc bản dịch, nhưng bản tiếng anh của Yann thì Lê hiểu theo nghĩa đơn giản. 1 truyện mang màu sắc tôn giáo 1 truyện không, tin truyện 1 thì "goes with god"; tin truyện 2 thì không "goes with god". Pi cũng nói rằng anh tiểu thuyết gia sẽ tin chúa sau khi nghe truyện Pi kể, nên khi anh ta thích truyện 1 thì anh ta đã "goes with god", nghĩa là tin chúa. Chứ "Thượng đế cũng nghĩ vậy" thì chả chứng minh được rằng ai tin cái gì.


Với lại hình như trong mấy cái kinh Lê đọc, có viết rằng không ai có thể biết được ý chúa, nên Pi mà nói rằng thượng đế cũng nghĩ vậy thì phạm thượng quá chăng!


Mọi người có comment về đoạn kết thì làm ơn cho dòng chữ cảnh báo nhé, để những ai chưa xem phim hay truyện không vô tình đọc phải

7:59 Friday,21.12.2012

Đăng bởi:  Lu

"It goes with God" là "Thế là hợp ý Thượng Đế"

7:49 Friday,21.12.2012

Đăng bởi:  hieniemic

Câu "Thượng đế cũng nghĩ vậy" hình như xoáy từ bản dịch cuốn sách của "Cuộc đời của Pi" ông Trịnh Lữ dịch đó ạ. Nguyên một đoạn sau em tìm thấy trên mạng, vì em không có cuốn sách trong tay hiện giờ.


“Trong cả hai câu chuyện, con tàu đều đắm, cả gia đình tôi đều chết, và tôi đều khốn khổ”.
“Vâng, quả có vậy”.
“Thế thì các ông hãy nói cho tôi biết, vì nó chẳng khác gì về mặt thực tại và các ông cũng chẳng chứng minh được vấn đề theo cả cách này hay cách kia, các ông thấy thích câu chuyện nào hơn? Câu chuyện nào hay hơn, chuyện có các con vật hay là chuyện không có các con vật?”
Ông Okamoto: “Đó là một câu hỏi thú vị...”
Ông Chiba: “Chuyện có các con vật”.
Ông Okamoto: “Đúng vậy. Câu chuyện có các con vật là câu chuyện hay hơn”.
Pi Patel: “Cảm ơn các ông. Thượng đế cũng nghĩ như các ông”.
(Im lặng) Ông Okamoto: “Chúng tôi không dám”.

12:50 Thursday,20.12.2012

Đăng bởi:  phale

Mọi người lưu ý: không nên đọc comment dưới của bạn Quang Hiếu và comment này của Pha Lê nếu chưa xem phim, không thì biết hết trơn, chẳng còn gì hấp dẫn, cảnh báo trước đấy.


...


@hiếu: Mình cho rằng cái câu "Thượng Đế cũng cho là vậy" là dịch hơi bậy bạ. "And so it goes with god" có trong sách lẫn trong phim, theo mình thì ý nó nói nếu chọn chuyện 1 thì chọn "chúa". Cụ thể hơn thì có 2 câu chuyện, thích chuyện con cọp là "It goes with god", thích truyện 2 là "It does not go with god"


Lý An rất nương tay cái truyện 2, vì phim không phải sách,kéo ra nữa sẽ thành lan man, và sức mạnh thị giác của phim rất cao nên quay truyện 2 sẽ biến Pi thành phim kinh dị. Đọc sách sẽ thấy rằng dù thật kiểu nào thì truyện 2 vô cùng khó nuốt, nên việc người ta thích cái thi vị của truyện 1 dù nó có nhiều tình tiết vô lý "không chứng minh được" cũng dễ hiểu.  

2:29 Thursday,20.12.2012

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

Cuối phim có một đoạn tả cuộc nói chuyện của Pi và hai nhân viên hãng tàu biển. Sau khi Pi kể lại câu chuyện cuộc sống với con hổ trên thuyền, hai nhân viên kia không đồng ý, cho rằng câu chuyện hoang đường, đòi Pi phải kể câu chuyện khác hợp tình hợp lý hơn, một câu chuyện "có thật". Và Pi kể câu chuyện khác cho hợp với "sự thật" của họ! Rồi Pi nói chuyện với nhà văn, Pi hỏi: Trong hai câu chuyện anh thích câu chuyện nào hơn? Nhà văn bảo: Chuyện con hổ...Pi nói: Thượng Đế cũng cho là như vậy!
Ôi cái nhận thức về Sự thật của con người...!!!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả