Trường phái

Trường phái biểu hiện: Ra đời trong bất mãn với cái đẹp lý tưởng

    Về sự ra đời của trường phái Biểu hiện, có lẽ liên hệ gần nhất vẫn là ba bậc thầy: Cezanne, Gauguin và van Gogh. Những vấn đề mà ba vị này đặt ra một cách mạnh mẽ luôn tạo cảm hứng của những thế hệ họa sỹ đi sau. Ba vị này […]

Ý kiến - Thảo luận

8:19 Thursday,27.12.2012

Đăng bởi:  Candid

Nói đến The Scream người ta hay nói đến bức tranh màu năm 1893

8:15 Thursday,27.12.2012

Đăng bởi:  Candid

Hình như Minh họa bức The scream bị nhầm?

8:37 Wednesday,26.12.2012

Đăng bởi:  admin

Nghiêm Toàn ơi,

Thực sự là không thể đảm bảo cmt vừa gõ xong là lên ngay, vì admin của Soi cũng không thể ngồi suốt trước máy được bạn ạ. Để mở được một forum theo đúng kiểu đối đáp ping-pong là Soi chưa làm được.

Trước mắt vẫn lấy các bài làm xương sống, thảo luận sẽ xoay quanh bài, hoặc lý tưởng nhất như bác Tô Thanh góp ý, người thảo luận sẽ viết thành bài lẻ, nếu có ý kiến đủ dài và lập luận đủ để bao hết một bài. Như thế sẽ tránh tình trạng tranh luận trong phần cmt, dễ bị bỏ sót.

Cảm ơn Nghiêm Toàn rất nhiều.

8:25 Wednesday,26.12.2012

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Soi thân mến!
 
Sự học hỏi nằm ở khát vọng tự thân của người học và con đường anh ta tìm kiếm, nhiệt tình như Soi quả là đáng quý. Nhưng sức anh Tùng thì có hạn, sức khỏe lại yếu nữa, nên anh Tùng có viết bài nào trên Soi mà phần nào mở hướng tìm tòi cho những ai cần học hỏi thì cũng là trân trọng lắm rồi.
 
Để nói về việc học hỏi này Soi cho phép mình được kể chuyện cũ một chút, hồi anh Tùng mới về nước, đầu tiên cũng "tra tấn" anh em một thời gian với mấy món khó nhằn này, sau đó lại bắt từng người tìm hiểu một chủ đề trong một tuần rồi thảo luận, âu cũng là một phương pháp hay. Tuy vậy, như đã nói ở trên, nếu không nằm trong mong muốn tự thân của người học thì mười anh Tùng cũng bất lực.
 
Ngoài ra, những điều anh Tùng viết cũng không khó tìm kiếm thông tin với những người thực sự mong muốn kiến thức mà lại tránh đi ảnh hưởng thiên kiến cá nhân từ một người, dù cho đó có  là anh Tùng. Do vậy, nên chăng, để vừa sức và mang tính gợi mở hơn cho người đọc, mong anh chịu khó một chút viết một vài bài hệ thống một cách khái quát nhất về lịch sử nghệ thuật. Sau đó, ai thấy hướng nào hay sẽ viết sâu hơn về nó, giống như câu chuyện gần mười năm trước anh Tùng đã làm mà mình kể ở trên.
 
Ngoài lề một chút, chắc Soi cũng thấy mình có phần có lý khi nói "người Việt có thói quen lấy cái tài hoa mà xuê xoa đi phần kiến thức", bạn gì Dọa ma ở trên quả là một ví dụ hết sức điển hình.
 
Bên cạnh đó, về mặt kỹ thuật, mong Soi chuyển thành một diễn đàn đúng nghĩa, chứ comment xong 15 phút mới lên bài thì lắm lúc ông nói gà bà nói vịt, dở khóc dở cười lắm, tất nhiên như thế thì Admin sẽ phải vất vả hơn trong xóa bài, mong Soi lưu ý, nếu làm được thì tốt quá.

1:30 Wednesday,26.12.2012

Đăng bởi:  dọa ma.

tề bạch thạch có biết triết học phương tây không nhỉ? còn platon của anh tùng chắc là không!vì ông này toàn bán tôm bán cá ngoài chợ phụ gia đình, chỉ vắng khách hoặc rảnh rỗi ông ta mới tác nghiệp nghiên cứu hội họa.  nhưng ông ta đã đóng góp không nhỏ  cho nền nghệ thuật trung hoa và thế giới. van gogh đươc biết cũng chả phải triết gia nghê gớm, sách vở nghập đầu gì, rồi tự học và ảnh hưởng cùng học hỏi rất nhiều những bạn bè họa sĩ thời bấy giờ. nhưng rồi ông cũng là người đóng góp rất nhiều cho nghệ thuật nhân loại. ...v.v..còn rất rất nhiều, nhiều những nghệ sĩ cống hiến đáng kể cho nhân loại mà họ chẳng biết một chữ triết học bẻ làm đôi là gì đâu? anh Tùng sách vở quá! mấy thằng cu trẻ nó sợ mà nó không dám làm gì nữa là nỡi tại anh đấy! vì khôn đâu đến trẻ, mà khỏe đâu đến già nhỉ?

22:36 Tuesday,25.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bạn Sương
người thường, không phải nghệ sỹ, vào bảo tàng xem cho thêm hiểu biết, cho sướng tất nhiên không có vấn đề gì, cũng không cần hiểu biết gì, chẳng bổ ngang cũng bổ dọc. Tuy nhiên nếu là người sáng tác, đứng trước những sản phẩm đó, rất khó không bị ảnh hưởng. Nếu ảnh hưởng nhưng vẫn biết mình bị ảnh hưởng ở đâu, còn phần mình ở đâu, thì tức là đã hiểu. Còn không thì sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều mà không biết.
Nhân nói về nghệ thuật biểu hiện và primitivism của thổ dân, và bạn cũng nhắc thổ dân Úc. Chúng ta đều biết các bộ tộc thổ dân Thái bình dương và châu Phi đã từng có những thành tựu vô cùng độc đáo về nghệ thuật tạo hình, và từng gây hứng khởi cho các master của phương Tây. Nhưng nếu bạn quan tâm, bạn sẽ thấy hiện nay, gần như tất cả các bộ tộc này đều không thể làm ra những sản phẩm như trước nữa. Những sản phẩm hàng loạt mới làm ra gần như hoàn toàn mất hết hồn vía. Đối với các dân tộc ở ta như Tây Nguyên, Dao, Thái v.v. cũng xảy ra tình trạng tương tự. Tất nhiên điều đó có nhiều nguyên nhân, nhưng một phần cũng chính vì bị sự ảnh hưởng của thông tin toàn cầu trong khi chưa đủ sức tự vệ. Vì thế mình mới nói, nếu xem mà hiểu thì rất nên xem, còn không thì thà không xem còn giữ được mình. Tất nhiên, các bạn có quyền nghĩ và làm khác.

22:12 Tuesday,25.12.2012

Đăng bởi:  Sương

Anh Phó Đức Tùng bảo không hiểu triết học phương Tây thì đừng xem tranh phương Tây? Thế thổ dân Úc một chữ Platon không thông đi du lịch Pháp có nên vào bảo tàng xem tranh hay thôi? Người không hiểu Khổng, Mạnh, Thiền có nên xem tranh phương Đông hay cũng thôi?
Dĩ nhiên có được nền tảng triết học, kiến thức lịch sử văn minh thì còn gì bằng. Nhưng đâu phải không có mấy thứ ấy thì cũng phải kiêng luôn mấy món khác?

21:55 Tuesday,25.12.2012

Đăng bởi:  admin

Anh Tùng chịu khó viết ra đi, cho các bạn ở tỉnh xa được đọc với. Còn nếu anh lười viết, thì như thế này được không? Anh nói và Soi cho người đến thu âm, sau đó về xả băng và đánh máy lại thành từng bài? Tổ chức nói chuyện ở Hà Nội là việc mà Soi tổ chức được, nhưng bạn đọc của Soi thì không phải chỉ ở Hà Nội. Anh Tùng "nghiên cứu" xem thế nào nhé. Cảm ơn anh.

21:15 Tuesday,25.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Nếu trình bày bằng lời nói, cần khoảng 1 tuần liên tục thì sẽ diễn đạt được sơ sơ về cốt lõi lịch sử mỹ thuật phương Tây trong mối quan hệ của nó với triết lý, kinh tế xã hội từng giai đoạn. Còn nếu viết các bài ngắn trên SOI, thì lâu không biết tới bao giờ. Nếu SOI đứng ra tổ chức, và có nhiều bạn đăng ký, mình sẽ giới thiệu với các bạn. Đảm bảo sau đó các bạn có cơ sở để hiểu gần như mọi trường phái.
mình nói hiểu tức là hiểu được họ định nói gì và tại sao, về mặt lý luận. Còn để cảm nhận tranh và các tác phẩm nghệ thuật cần có sự đồng cảm sâu sắc, là vấn đề không phụ thuộc nhiều vào kiến thức.

21:05 Tuesday,25.12.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Nhìn nét mặt của bức tượng "Kẻ Báo Thù" hay quá. Kẻ báo thù xông vào rửa hận, nhưng vẻ mặt không hùng hổ hay hào sảng như mấy tượng anh hùng Xô Viết sau này. Nét mặt toát lên sự sợ hãi, run rẩy. Sợ báo thù không thành công hay sợ một sự báo thù khác dội lại trong tương lai?

21:01 Tuesday,25.12.2012

Đăng bởi:  admin

@ Hài Lòng Sớm: Như đã nói trước với các bạn, mục Triết học (đầu tiên là với các bài Platon) dành cho các bạn nào muốn tìm hiểu sâu, gốc gác của nghệ thuật, để sau này tranh luận sẽ khỏi phải lục lại những điều căn cơ. Dĩ nhiên là khó đọc, đòi hỏi phần nào nỗ lực của người đọc, nhưng mà có ích, và cũng không thể bắt anh Phó Đức Tùng triển khai thành đơn giản hơn nữa.
Soi vẫn còn nhiều mục "ít chữ" để các bạn vào đọc, và đi theo hai hướng "dễ-khó" song song sẽ là lựa chọn của Soi.
Thân mến,

20:56 Tuesday,25.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Các bạn ạ
Rất tiếc là sự việc không đơn giản. Quả thật là mấy ông ghê gớm trong làng mỹ thuật phương Tây đều làm công việc lục lại lịch sử, rồi từ đó mới tìm ra con đường riêng của mình. Vì thế không nắm được lịch sử, không thể hiểu họ. Nếu những thứ như mình viết trong mấy bài Platon đã là quá khó hiểu thì các bạn thực sự không thể hiểu nổi những thứ như expressionism, được xây dựng trên Nitzsche, Heidegger, Habermas v.v. Nếu vậy thì bạn không nên xem bất kỳ tác phẩm nào phương Tây cả, mà cứ theo trực giác mà sáng tác, may ra có được gì chăng. Chứ nếu xem thì rất dễ bị ảnh hưởng cái vỏ ngoài.

20:40 Tuesday,25.12.2012

Đăng bởi:  Hài Lòng Sớm

He he chúng em là chúng em hài lòng với những bài đơn giản thế này cứ học từ từ mới vào được cái đầu toàn bùn của chúng em. Lặn lội về tận phương Tây ngàn năm trung cổ La Mã là chúng em phải đi rất rất là lâu anh Tùng ơi. Khi nào anh Tùng viết cho chúng em đọc đê mà viết dễ dễ chứ viết khó khó như mấy bài Plato vừa rồi chúng em đọc không hết được nên dốt vẫn hoàn dốt. Chúng em phân biệt biểu hiện với dã thú còn chưa thông, nhầm lung tung hiện thực với tân cổ điển, mong các anh dạy chúng em cách phân biệt cho tốt đã rồi hẵng đi sâu không chúng em rối tung rối nhùi nhìn thấy Soi là sợ chẳng muốn vào vì tủi mình ít chữ. Kính.

20:13 Tuesday,25.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Tất cả các chủ đề như expressionism, primitivism đều có lịch sử rất lâu đời, ít nhất vài ngàn năm trong nghệ thuật phương Tây, và là một lịch sử có căn cốt triết học hẳn hoi, không phải ngẫu hứng của vài nghệ sỹ.
Vì thế, muốn tìm hiểu về expressionism, primitivism v.v. của thời hiện đại và đương đại, cần phải tập trung tìm hiểu xem nó khác những thứ kia ở chỗ nào. Vấn đề không phải nó giống nghệ thuật châu Phi hay nghệ thuật thời trung cổ, thời La Mã ở đâu, mà là nó khác chúng chỗ nào. 
Sự ra đời của dòng nghệ thuật này cũng như những dòng khác đều có bối cảnh của nó, không phải từ cái chán hay sự quậy phá, tìm tòi cái mới của vài nghệ sỹ. Nghệ sỹ nào cũng muốn tìm cái mới, nhưng không phải lúc nào cũng tạo ra trường phái mới. Và việc nhiều người cùng lao theo trường phái mới này chứng tỏ nó không có xuất phát từ việc chán ghét lối mòn, mà là họ nhìn thấy ở đó hướng đi cho một vấn đề thời đại.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả