Nghệ sĩ thế giới

Goyang nghệ trại. Kỳ 3:
Kim Young Sup –
Người Hàn Quốc Trầm Lặng

  Loay hoay mãi chưa biết khởi đầu bài viết này như thế nào cho hợp, chợt thấy có những loạt bài và comment liên quan đến Nam Bắc Triều Tiên trên Soi, tôi như được tiếp nguồn cảm hứng. Khi tôi bắt đầu sang Hàn Quốc, tôi có so sánh (một cách rất trẻ […]

Ý kiến - Thảo luận

19:16 Saturday,29.12.2012

Đăng bởi:  admin

Thông thân mến, Soi đã bổ sung vào cuối bài rồi. Cảm ơn Thông nhiều.

17:41 Saturday,29.12.2012

Đăng bởi:  Việt

Hay quá anh Tùng. Anh phân tích thêm thật là hay. Bài của Thông cũng hay lắm. Cảm ơn bạn đã bỏ công chụp ảnh, viết bài chia sẻ với mọi người.

17:30 Saturday,29.12.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Mình rất ấn tượng về tác phẩm của bạn Hàn quốc trầm lặng này. Nhân đây, cung cấp cho bạn đọc một thông tin nữa:

“Lý thuyết về tác động giao tiếp” của nhà triết học và lý luận xã hội người Đức Jurgen Habermas cũng có thể được coi như một dòng lý luận hậu hiện đại, có ảnh hưởng lớn đến nhiều nghệ sỹ hậu hiện đại. Ông này phân chia xã hội thành 2 dimension: “hệ thống” và “thế giới thực tại”.

Theo ông thế giới thực tại là lãnh địa của giao tiếp không có sự áp chế và hướng tới thấu hiểu lẫn nhau. Nó tạo ra các sản phẩm văn hóa và tái tạo các giá trị hữu dụng. Còn “hệ thống” là phương tiện chuyển tải của quyền lực và tiền bạc. Các phương tiện này là những hệ thống ngầm của thế giới thực tại và bắt đầu thâu tóm thế giới thực tại. Theo ông, sự thấu hiểu lẫn nhau là chức năng cơ bản của ngôn ngữ. Trong khi đó bản chất của sự chuyển tải quyền lực và tiền bạc trong hệ thống là “bất ngôn ngữ”, bởi vì nó liên kết các hành động không cần đến sự thấu hiểu lẫn nhau. Bằng cách nhận ra vai trò của ngôn ngữ, của communication, người ta có thể tìm cách thoát khỏi hệ thống, trở về với thực tại. Đó là một trong những giải pháp hậu hiện đại.

Trong tác phẩm thứ nhất: các món ăn âm thanh. Ta có thể thấy những âm thanh, vốn là công cụ của ngôn ngữ, của truyền thông, giao tiếp, khi bị ngắt ra khỏi bối cảnh giao tiếp và chuyển tải qua một đống hệ thống, rồi chia ra cho từng người như kiểu khẩu phần ăn, nó sẽ mất tác dụng giao tiếp. Bằng cùng cách đó, thực tại đã bị băm nhỏ, hệ thống hóa, và trở nên xa lạ.

Trong tác phẩm thứ 2: nam nữ cưới nhau là biểu tượng của đồng thuận, của giao tiếp, và là gốc gác của sự sinh sôi, sự phát triển thực tại. Ngôn ngữ là công cụ dẫn đến sự đồng thuận đó. Nay ngôn ngữ của hai bên bị tách ra ở hai hệ thống, biểu tượng là hai hệ thống loa, trên thực tế là rất nhiều thứ tạo thành hai hệ thống phân tách. Từ đó, những ngôn ngữ đáng ra phải gặp nhau nhất thì hoàn toàn không gặp nhau. Sự hòa hợp cơ bản nhất bị phá vỡ, và thực tại cốt lõi nhất bị hủy hoại. 

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả