|
|
|
|||||||||
Đi & ỞĐIĐạo Phật có câu: “Kẻ thù lớn nhất của đời người chính là bản thân mình”. Cái khó nhất để làm một người lữ hành là bước ra khỏi bậc cửa nhà mình. Một khi mình đã có quyết tâm bước ra khỏi bậc cửa, mình sẽ thoát ra khỏi lũy tre làng, bước ra […] Ý kiến - Thảo luận
5:18
Thursday,19.5.2016
Đăng bởi: Son VuẾch ngồi đáy giếng nhìn thấy mây trắng bay qua, mây luôn thay đổi hình hài, kích thước. Có ngồi cả đời mà ngắm mây cũng không thể hiểu hết được. Đó là lý thuyết của ếch, cho nên nó cứ ngồi lì ngắm mây trong giếng là vậy.
20:35
Monday,21.1.2013
Đăng bởi: SươngCách nói của Lu làm mình nhớ tới nhiều sĩ phu xứ Bắc, đi ít, nhưng thường nói kiểu "đầu nhã đít đểu" về việc không đi vì ở một chỗ còn chưa hiểu hết, đi đâu, làm gì cho xa. Đi mà không thu được gì hơn ngoài động tác đi và cảm giác thay đổi địa lý thì cũng tệ ngang với không đi đâu mà dè bỉu việc đi, lấy màn cố thủ tại chỗ làm điểm để tự hào gàn dở.
16:14
Monday,21.1.2013
Đăng bởi: Trần Quang LuMình sống đến nay đã hơn 1/2 đời người rồi mà quãng đường xa nhất mình từng đi là quãng đường mình hay đi bộ từ phố Quang Trung nhà mình ra Bờ Hồ. Mặc dù đã đi nhiều lần quãng đường này nhưng mình vẫn chưa "trải nghiệm" được hết những gì đã và đang diễn ra trên quãng đường, và cảm giác đi mãi vẫn chưa đến được Bờ Hồ :D. Cũng giống Kafka anh mình, anh mình cưỡi ngựa đi từ làng sang làng bên cạnh, mà đi hết đời vẫn chưa tới được làng bên. Nay thấy các bạn kể chuyện đi nhiều, khắp thế giới, mình thật là cảm phục và ngưỡng mộ quá đi.
2:36
Monday,21.1.2013
Đăng bởi: Đoàn Thế VữngThật là một bài viết hay!
22:36
Sunday,20.1.2013
Đăng bởi: SươngNetwalker là Việt Anh à?
22:01
Sunday,20.1.2013
Đăng bởi: đi,đứng,nằm,ngồiđi rất quan trọng, vì đi là để về nhà.
21:56
Sunday,20.1.2013
Đăng bởi: Netwalker@Bạn Lê Hà, Tôi biết Phó Đức Tùng là ai và tôi chưa bao giờ ngây ngất với việc mình đi đây đó cả.
17:45
Sunday,20.1.2013
Đăng bởi: Lê HàMình đồng ý với To Thanh Chowder. Đương nhiên việc đi là cần thiết, nhưng đi mà không có tư duy, đi để chụp mình đứng cạnh cái nọ cái kia been there done that thì cũng không khác gì đám du khách Trung Quốc đua nhau vào Louvre chỉ để chụp cái ảnh đứng cạnh Mona Lisa tung lên facebook. Còn đương nhiên là nếu đã có tư duy rồi thì đi tốt hơn không đi chứ. Theo mình hiểu, Phó Đức Tùng cũng là người đi chu du thiên hạ không kém gì ai, và đến giờ Phó Đức Tùng vẫn liên tục đi chơi không nghỉ. Netwalker có vẻ quá ngây ngất với việc mình đi đây đi đó nhiều quá mà hiểu nhầm ý Phó Đức Tùng rồi.
13:27
Sunday,20.1.2013
Đăng bởi: phạm quang hiếuBài viết hay, lòng đầy cảm hứng, xin góp tí nhời:
11:04
Sunday,20.1.2013
Đăng bởi: Tô Thanh ChowderĐi ra ngoài mới biết mình bé, mới biết người ta khác mình, mới biết cảm thông... Lập luận này có gì là mới đâu hả Việt Anh? Tôi đồng ý với Việt Anh, rằng có ra khỏi nhà mới biết những thứ kia, nhưng bước kế tiếp, sau những nhận thức sơ đẳng kia, là gì? Là đến bước như Phó Đức Tùng nói, hiểu chữ xuất môn không chỉ theo nghĩa đen, bề ngoài, để đạt trình độ có lúc xuất môn mà không cần xuất môn. Giờ tôi thấy nhiều bạn trẻ đi phượt suốt ngày, nhưng về chỉ thêm huênh hoang, việc gấp chăn màn trong nhà vẫn đùn cho mẹ, cho chị. Có bao nhiêu tiền là dồn cho việc đi chơi, cấm thấy mua được cho ai trong gia đình một đồng quà tấm bánh nào. Xuất môn như thế thì để làm gì? Để chụp ảnh và đưa lên FB khoe đã đến mũi Kê gà, đỉnh Lũng Cú, chóp cùng Cà Mau? Ý kiến của Phó Đức Tùng hay đấy Việt Anh ạ. Tôi cũng biết Việt Anh là người nổi tiếng du lịch xám, tức là loại du lịch có chất xám, hiểu biết nhiều. Giá như hai bạn cùng nhau đưa ra một phương thức xuất môn, để tùy nghi áp dụng tùy thời. Người quân tử đều biết không phải lúc nào cũng xuất môn được. Nhưng quân tử khác tiểu nhân ở chỗ vẫn có thể xuất môn khi không xuất môn mà. Tiếc là Việt Anh lại hiểu Tùng theo ý khác...
10:35
Sunday,20.1.2013
Đăng bởi: NetwalkerChào anh Phó Đức Tùng, Đọc comment của anh làm tôi nhớ lại box Thảo Luận của TTVN và Diễn đàn Thanh Niên Xa Mẹ :). Anh có vẻ rất thần tượng Kant. Tôi thường thấy anh lấy Kant ra làm hình mẫu ở rất nhiều cuộc tranh luận. Thời xưa tôi khá hăng máu, nhưng bây giờ chỉ dám bình lại một câu mượn của Kant khuyên Johann Gottfried Herder là "không nên ấp ủ sách vở nhiều quá". Kính anh! P.S. giờ tôi lại đi đạp xe lang thang phố cổ Hà Nội, lúc nào có dịp mời anh ly cafe ở Luala nhé! :)
9:39
Sunday,20.1.2013
Đăng bởi: Trắng đenChân lý thì không có trắng hay đen gì cả. Đói là đói, suy dinh dưỡng là suy dinh dưỡng, bệnh tật là bệnh tật, và bị đàn áp, bị hành hung, bị bắt bớ chỉ vì công khai phát biểu ý nghĩ của mình thì ở nửa nào của quả bóng cũng là những điều tệ hại nhất. Càng đi nhiều thì mới càng thấy đó thực sự là những điều tệ hại nhất.
9:26
Sunday,20.1.2013
Đăng bởi: pho duc tunghi bạn việt anh Kinh dịch có khái niệm Xuất môn, chỉ việc ra khỏi căn nhà tư tưởng của mình, vượt qua bản thân mình với những thành kiến, định kiến, để hòa đồng với vũ trụ, tiếp thu cái mới. Thực tế, đa số người tuy bỏ căn nhà bằng gạch nhưng cõng theo căn nhà tâm trí kiên cố đi khắp thế giới. Như vậy xuất môn mà chưa xuất môn. Mình quen vô số người, đi chu du thế giới cả chục năm, mà thực ra về cơ bản không thấy được gì mấy, là vì như vậy. Trong khi đó Kant nổi tiếng không rời làng nửa bước, mà trí tuệ, kiến thức tuyệt luân, lại là giáo sư giảng về những vùng địa lý, văn hóa khắp thế giới mà ông chưa từng đặt chân tới. |
|
||||||||||