Gẫm & Bình

Định nghĩa hay mô tả nghệ thuật đương đại? - Về bình luận của Ilza Burchett cho cuốn "Nghệ thuật đương đại Việt Nam"

  Trong phần đầu bình luận mới đây cho cuốn “Nghệ thuật đương đại Việt Nam” của hai tác giả Bùi Như Hương và Phạm Trung, Ilza Burchett đã trách các tác giả rằng họ nhầm lẫn định nghĩa với mô tả nghệ thuật đương đại, nhưng bản thân Ilza Burchett cũng không thể đưa ra […]

Ý kiến - Thảo luận

19:53 Sunday,21.12.2014

Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Hưng

Trích một điều của triết gia hiện đại đầu tiên đưa khái niêm hậu hiện đại lên tầm chủ nghĩa " Hậu hiện đại" J.F. Lyotard. Bởi có thể soi chiếu kiệt tác bằng nhiều hướng lí thuyết nhưng mọi lý thuyết đều không thể tìm ra công thức sáng tạo kiệt tác, và không cần nói thêm vì đúng là như vậy với mọi nghệ sĩ: “Văn bản mà nghệ sĩ hậu hiện đại viết, tác phẩm anh ta sáng tác, về nguyên tắc mà nói, không theo các quy tắc định trước, và không thể đánh giá chúng theo một phán quyết mang tính định đoạt, bằng cách áp dụng các phân loại quen thuộc cho văn bản hoặc tác phẩm. Những quy tắc và phân loại như vậy chính là những gì mà tác phẩm nghệ thuật đang tìm kiếm. Các nghệ sĩ và nhà văn sáng tạo không theo quy tắc để xây dựng các quy tắc cho những gì sẽ được làm ra.”

21:42 Thursday,13.3.2014

Đăng bởi:  Gia Phạm

Hình như việc sử dụng tiếng Việt của ta có vấn đề cho nên một số từ thật khó mà định nghĩa.
Hay tôi đề nghị không dùng từ gốc Hán Việt có được không?
Xin ai đó khái niệm giúp từ đồng nghĩa với ĐƯƠNG ĐẠI (với nghĩa đen của nó, không dùng nghĩa bóng) bằng tiếng Việt xịn đi

13:27 Monday,3.3.2014

Đăng bởi:  candid

Tương truyền mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa nằm mơ thấy voi trắng thả hoa sen vào bụng mới có thai. Lúc sinh ra ngài bước đi 7 bước nở hoa sen dưới gót. Ngài 1 tay chỉ trời, 1 tay chỉ đất nói rằng: "thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn" đại khái là ngài là đấng duy nhất.
 
Còn có đúng hay không lại là câu chuyện khác. :D

8:29 Monday,3.3.2014

Đăng bởi:  trần xuân tiến

Tôi nghe nói: Đức thích Ca khi vừa được sanh ra thì nhảy trước và sau mấy bước, xong Ngài chỉ lên trời và nói rằng; " Trên Trời, dưới đất chỉ có mình ta" Việc nầy có thật không ? Xin vui lòng cho biết để học hỏi thêm ! Trân trọng cám ơn !

14:57 Saturday,12.1.2013

Đăng bởi:  ilza burchett


ilza 12 Jan 2013 at 12:00


Dear Nguyễn Đình Đăng, … I am sorry, but I do suggest you re-read my text more carefully as there is no point for me repeating what I have already said — in defense of the said…

9:26 Saturday,12.1.2013

Đăng bởi:  Lê Thành (bút danh)

Loạn bàn của một người chắc Đăng không biết, nhưng lại biết Đăng đã lâu và quý Đăng:
“Chúng ta đều biết rằng luật viễn cận tuyến tính đã được xây dựng bằng luận thuyết...”
Viết phê bình văn nghệ (và văn...gừng) chắc là khó hơn sáng tác. Vì nó còn có nhiệm vụ giúp người ta (nhất là phó thường dân), hiểu tác phẩm hơn. Phê bình văn học nghệ thuật thực sự có phải là múa rìu qua mắt bọn ất ơ về nghệ thuật (vô cùng đông ở giải đất ét sì)?
“Nói cách khác, nghệ thuật hậu hiện đại cũng tựa như giao thông tại Hà Nội, nơi mà quy tắc duy nhất là không-có-quy-tắc.”
Có nên viết: làm lý luận (văn học nghệ thuật) ở Việt Nam, nơi mà phê bình (văn nghệ) nghĩa là không có phê bình?
“Ilza Burchett đã mâu thuẫn với chính mình. Tuyên bố của cô thực chất có nghĩa là các nghệ sĩ đương đại thực ra có thể không cần bất kỳ nền tảng lý thuyết hay tư tưởng triết học nào,”
“Thời hậu hiện đại đã cáo chung khi Chiến tranh Lạnh kết thúc (khoảng những năm 1989 – 1990).”
Đăng vốn là một tay “Nga”. Bạn nghĩ sao nếu đến bây giờ người Nga vẫn chẳng màng lắm đến đương đại hay tiền – trung – hậu hiện đại, họ vẫn đang dùng từ sovremennoe isskustvo
Современное искусство (англ. contemporary art ... Современное искусство в нынешнем своем виде сформировалось на рубеже 1960-70-х годов (hình thành từ những năm 60 – 70).
Trong khi người Việt chơi chữ lung tung, lứa mình (tôi và Đăng), gần như từ khi còn mặc quần thủng... đã thấy người Liên Xô dùng từ này. Họ dùng miết cho tới nay, mặc cho các nhà lý luận VH NT nghiêm ở Phương tây viết nhiều pho có nhiều điều đáng học về contemporary art... rồi tranh cãi tùm lum, VÀ những tiểu oa ngắn cổ cũng ộp oạp, mượn gió tây “vẽ bà cởi truồng” (lời của một mugisch VN). Vì thế những khẳng định cái nọ cáo chung, cái kia lụi tàn (chế độ toàn trị) gợi nhớ những đại ngôn hôm nay của dòng dõi Đại Cồ trên các thứ lề, hơn là một bài bình zề zăng nghệ...
Cũng trên đà ấy của mình, bạn Đăng viết tiếp:
“Niềm kính trọng đối với kỹ năng của nghệ sĩ đang dâng lên.”
Trong một thời buổi mà niềm kính trọng lẫn nhau của người Việt nghĩa là không – kính - trọng (vận dụng mô típ giao thông Hà Nội)... Cũng xin nói luôn là họa sĩ (cả nhạc sĩ, zăng sĩ) VN hầu như đang sáng tác trên cung trăng, bỏ bọn trẻ, cả con lẫn nhớn, gần như vô sản về văn học và nghệ thuật.
“Ta cởi truồng ra
Ngoài kia trăng sáng chảy bao la’
(Mấy cụ khu nem ngày xưa tập kết ra MB, rồi về MN sau. Trở lại thăm HN, đi xem các triển lãm tranh quanh Bờ Hồ, rồi nói ngày nay chỉ thấy vẽ đàn bà chuổng cời).

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả