Gẫm & Bình

Delvoye có giống Quỷ không?

Nhân lên mạng đọc tin tức, tôi có tìm ra một số thông tin sau và lấy làm thắc mắc. Xin gửi Soi và mọi người cùng xem và nhận định. Cũng mong nhận được câu trả lời của họa sĩ Trần Đức Quỷ.             Thiết nghĩ giống nhau trong nghệ thuật thì cũng có […]

Ý kiến - Thảo luận

12:34 Wednesday,4.8.2010

Đăng bởi:  Trần đức Qủy

Kính gửi bạn Soi ý kiến này lại một lần nữa: Trong bài viết tôi đã gửi Soi sáng nay, tôi đã suy nghĩ rất kỹ trước khi viết. Vậy tôi kính mong Soi đừng chỉnh sửa một chữ nào. Vì tính cẩn thận nên tôi viết thêm đề nghị này. Mong Soi thông cảm và hợp tác. Vậy một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn bạn SOI.

17:26 Monday,2.8.2010

Đăng bởi:  xuân bình

Năm 1995, Xu Bing- Trung Quốc cũng sử dụng Lợn làm chất liệu sáng tác. Mọi người gõ tên này vào gu gồ là thấy một tác phẩm rất thú vị.
Biến thể đáng nói hơn của Hợp Thể là tác phẩm đã vượt thoát ra ngoài tầm và sự kiểm soát của tác giả

22:53 Sunday,1.8.2010

Đăng bởi:  Lơ Ngơ

Ôi, mới ngày nào mấy anh em ngồi uống bia nói về chuyện này mà giờ bác Quỷ đã lên bàn mổ rồi. Em mạo muội nêu ý kiến là biết đâu tay người Bỉ nhái của bác Quỷ thì sao ạ. Có gì sai mong các bác gạch ngói nhẹ tay cho.

20:33 Sunday,1.8.2010

Đăng bởi:  hanoi

Mong Soi đăng ý kiến này để chúng ta có thể trao đổi với nhau! Về đàn vịt thì bản thân tôi cũng thấy có sự trùng hợp với nhau về cách đặt vấn đề, và tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn "Mùa Xuân", bạn nhận xét rất tinh tế. Không biết người đưa ra những bức ảnh trên để so sánh hai đàn lợn có phải là họa sĩ không? Theo đánh giá khách quan thì tôi thấy bạn hơi gồng mình khi đưa ra so sánh đàn lợn. Tôi chỉ lấy một ví dụ nhỏ thôi chắc bạn sẽ hiểu: tôi là họa sĩ nhưng nếu giờ trên tranh của tôi có vẽ hai người khỏa thân lao đàu vào nhau biến mất đầu thì tôi đã sao chép ý tưởng của Quỷ, nhưng nếu có một người khác vẽ một người khỏa thân trên tranh thì làm sao mà giống của tôi được. Hai cách đặt vấn đề hoàn toàn khác nhau, trong khi đấy Quỷ bầy đàn lợn trên một sàn đấm bốc, ý muốn biến cuộc chiến thành cuộc tình, "biến sự đối đầu thành tình yêu" bạn chưa hiểu hết ý của tác giả, nên bạn bảo "quang cảnh chuồng lợn" là không chính xác.

20:05 Sunday,1.8.2010

Đăng bởi:  admin

Đây là cmt của bạn Vu, không hiện lên được. Soi xin dán lại: "Tôi nghĩ thế này. Nghệ thuật đúng là đem cho mọi người một cảm xúc thật. Có người khen người chê. Nhưng ở đây đang bàn về cái giống nhau, giống nhau ở bề ngoài thể hiện thôi nhé (còn ý tưởng nghệ sĩ nào chẳng có cách nói của riêng mình). Chứ còn mấy bạn kia nói là tác phẩm của Quỷ khác ở vịt màu trắng rồi lại đặt ở không gian khác, tôi thấy cái đó là đương nhiên rồi, chẳng nhẽ Quỷ lại đem đúng mấy con vịt trắng này ra ngoài đường để mà không để ở l'Esppace nữa à? Giải thích thế là không thuyết phục. Nghệ thuật là sự kế thừa nhưng không thể là sự sao chép. Việc này có lẽ chính tác giả Quỷ cần có sự giải thích rõ ràng."

18:57 Sunday,1.8.2010

Đăng bởi:  An

Tôi nghĩ suy cho cùng thì trong các tác phẩm quan trọng nhất vẫn là ý tưởng. Giả sử thôi, anh Quý vô tình thấy trên mạng bác người Bỉ kia và anh ấy làm tác phẩm, đương nhiên anh ấy phải làm khác đi chứ dại gì mà giống hệt. Vịt đen tất nhiên phải thành vịt trắng. Sau đó khi xem thì vịt trắng lại cho cảm nhận khác vịt đen. Tuy nhiên vấn đề là nằm ở chỗ bản chất sự việc chứ không phải là cảm quan. Hình như bác Quý đã tung đội vào bắt đầu cuộc ném đá mới trên Soi rồi đấy chứ không phải là chưa vào đâu.

18:50 Sunday,1.8.2010

Đăng bởi:  Mua Xuan

Còn về tác phẩm "Running Ducks", tôi sẽ tìm hiểu thêm, sẽ hỏi người bạn bên Bỉ, xem ý tưởng và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm là thế nào. Với tôi, cảm xúc khi xem tác phẩm Đàn vịt của Quỷ, khác xa với khi nhìn những con vịt của Wim.
Những tác phẩm của Quý, dù là sự bế tắc, nhưng vẫn cho mình thấy một điều rất trong sáng, và một niềm hy vọng, như khi nhìn 2 con lợn không đầu, thì có lúc mình cảm thấy là sự bế tắc, khó chịu, nhưng nhìn một con khác, thì lại là sự thể hiện đỉnh điểm của sự yêu thương.
Đàn vịt, thì mình không thấy bế tắc lắm, chỉ thấy một sự hài hước, bông đùa một tí, và thấy rằng, bản thân mình cũng giống như những con vịt ấy thật, nhưng chẳng vấn đề gì cả. Mình có dựa dẫm, có ỷ lại (ai mà không dựa dẫm vào người khác nhỉ), thì CS vẫn cứ có nhiều điều tốt đẹp.
Mình không thấy mình giống con vịt nào trong 7 con vịt của Wim, nhưng mình thấy mình có thể là một con vịt trong 500 con vịt của Quỷ.
Dẫu sao, thì mình cũng chờ nghe ý của Quỷ nữa, xem thế nào nhỉ?

18:49 Sunday,1.8.2010

Đăng bởi:  admin

Xin đính chính là thông tin này không phải do Soi tìm và đưa lên. Đây là thông tin của cộng tác viên gửi tới.

18:36 Sunday,1.8.2010

Đăng bởi:  Mua Xuan

Mình là một người yêu thích những tác phẩm của Quỷ, vì vậy, đọc cái này thấy thương cho Quỷ, lại chuẩn bị gặp tai bay vạ gió cho mà xem. Nhưng cũng có điều mừng, là hóa ra tác phẩm của Quỷ, cũng có nhiều người quan tâm sâu sắc đến thế.
Chưa có thời gian tham khảo nhiều, nhưng về những hình xăm trên những chú heo của Wim, thì tôi tin người xem cũng sẽ nhận ra sự hoàn toàn khác biệt, Wim sử dụng chất liệu da lợn, khi chúng đang khỏe mạnh để vẽ những tác phẩm nghệ thuật, mỗi con lợn mang một hình ảnh, một ý tưởng riêng, nhìn chúng thong dong và mang một vẻ đẹp nhất định. Nhưng khi chúng chết, thì hình như là da của chúng được làm thành những bức tranh treo trên tường. Vừa xem được cái này ở đây:

http://www.vietgiaitri.com/chuyen-la/2010/07/nhung-chu-lon-xam-hinh/

Cảm giác của người xem đối với một tác phẩm, là sự đánh giá khách quan nhất, tôi nghĩ, người xem, sẽ cảm thấy thế nào, cảm xúc ra sao, khi họ đứng trước một tác phẩm của một nghệ sĩ, hãy hỏi người xem. Chứ không phải là một sự cắt dán, và gán cho chúng những ý tưởng theo sự áp đặt của một cá nhân.
Chúc Quý đủ mạnh mẽ để vượt qua những điều này, và có nhiều tác phẩm thành công hơn nữa.

17:29 Sunday,1.8.2010

Đăng bởi:  hanoi

Cũng nhờ SOI và tác giả mà tôi mới biết đẳng cấp về ý tưởng nghệ thuật của Trần Đức Quỷ cao siêu đến mức vượt cả những tác giả nước ngoài. Nhìn vào vào những bức ảnh do tác giả và SOI cung cấp hai ý tưởng hoàn toàn khác xa nhau đập vào mắt người xem thế mà tác giả và SOI lại không nhận ra. "Ngẫu nhiên" theo lời bình thì chỉ ở nguyên liệu và một chủ đề nhưng ý tưởng truyền tải hoàn toàn khác xa nhau. Cũng là "lợn" nhưng Wim Delvoye xăm hình lên con lợn của mình về sau thì lột da và nhồi rơm và trưng bày. Nhưng Quỷ thì đúng chất của Quỷ, giết lợn sống, lột da, và vật liệu bên trong là compozit chứ ko phải là rơm. Hơn nữa ý tưởng của Quỷ bắt đầu từ một lời đe dọa "vặn cổ mình đằng trước ra đằng sau" như là một cuộc chiến một cuộc chiến một cuộc đối đầu trong tình yêu. Không gian trưng bày đàn lợn của Quỷ là sàn đấm bốc với nền là cỏ. Còn Wim Delvoye thì là những con lợn nguyên hình còn cả đầu tai riêng rẽ từng con một chứ không phải một tác phẩm hợp thể như của Quỷ. Phải chăng SOI và tác giả ngộ nhận về hai tác phẩm. Có thể hai tác phẩm "cùng cha nhưng khác mẹ" mà SOI và tác giả có biết không, hơn 90% đứa con mang gien của mẹ vậy sự khác biệt giữa hai tác phẩm cũng như hai đứa con cùng cha khác mẹ. Về phần tác phẩm "đàn vịt" của Trần Đức Quỷ thì không gian trưng bày là một không gian chật hẹp như một cuộc sống bị gò bó và thu nhỏ trong một khung hình. Đàn vịt trong không gian đó "quay cuồng và chuyển động" như những mảng ghép của khối rubic. Không gian của Wim Delvoye là ngoài bầu trời một không gian rộng. Những con vịt của Wim Delvoye lại là những con vịt đen còn những con vịt của Quỷ lại là những con vịt trắng. Với Wim Delvoye sự tăm tối lộ rõ trên những con vịt còn những con vịt của Quỷ ẩn sau vẻ trắng toát thanh tú sang trọng là cả một sự đen tối. Xã hội ngày càng phát triển tạo cơ hội cho các nghệ sĩ giao lưu và học hỏi nhau về văn hóa, và Trần Đức Quỷ đã làm rất tốt "hòa nhập chứ không hòa tan".

15:17 Sunday,1.8.2010

Đăng bởi:  Nick Nick Nick

Thật choáng!!! May mà nhờ linh cảm,,, bữa trước viết bài đã không dám "khen" anh nghệ sĩ này... Cảm ơn thông tin của tác giả và Soi!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả