Nghệ sĩ thế giới

Họa sĩ Pháp từ chối huân chương
Bắc Đẩu Bội Tinh

Theo tin BBC và Le Nouvel Observateur ngày 2. 1. 2013, Jacques Tardi (66 tuổi) – một trong những họa sĩ vẽ truyện tranh và hí họa lừng danh nhất Pháp quốc – vừa từ chối phần thưởng cao nhất của nước này. Tardi, tác giả của truyện tranh truyền kỳ Những cuộc phiêu lưu kỳ lạ […]

Ý kiến - Thảo luận

10:53 Tuesday,22.1.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Có người từ chối vì thấy chẳng bõ bèn gì.
Có người từ chối vì "Được những người mà mình không tin vinh danh thật chẳng sung sướng gì.”
Lại có người tử chối vì "không muốn thấy trong nhà mình chữ ký của kẻ làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân".
Cho nên, cái sự tử chối bản thân nó không nói lên cái gì, mà cái khí phách của người từ chối mới là điều đáng nói.

7:41 Tuesday,22.1.2013

Đăng bởi:  khiem do

Tại Pháp có một truyền thống từ chối huân chương của nhà nước (ngoài lãnh vực quân sự), nhất là trong các ngành nghệ thuật, vì coi rằng đây là chính quyền lấn sân của xã hội dân sự.


Các cộng tác viên của tờ Canard Enchaine chẳng hạn, hay một số nhà báo khác cũng từ chối.


Nhạc sĩ Berlioz từ chối vì ông được tưởng thưởng huân chương thay vì nhà nước trả công 3000F ("Trả tền cho tôi, tôi đ' cần cái huy chương của quý vị").


Khi nhà thơ Aragon từ chối (lần đầu, sau ông nhận từ tay TT Mitterand) ông bị nhà thơ Prevert (cũng từng từ chối) nhạo "Từ chối là tốt rồi, nhưng còn phải xứng đáng không được trao tặng nữa chứ'.


Khi nhạc sĩ Ravel từ chối, đồng nghiệp Erik Satie bảo "Ông ta từ chối, nhưng tất cả (sự nghiệp) âm nhạc của ông ta thì lại nhận".


Trường hợp từ chối của nhà chính trị Seguin là vì huân chương này trước đây không được trao cho thân phụ của ông vào thời chiến.


Các giải thưởng tại Pháp thường là do các tổ chức hội đoàn tư nhân, nghề nghiệp trao cho nên ai đó có thể nhận giải văn học, nghệ thuật gì đó nhưng từ chối huy chương.
 

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả