Ăn uống

Như một con ong, tôi đi tìm mật bạc hà

Hồi nhỏ, tôi ở với ông ngoại ở ngôi nhà gỗ trên Hồ Tây. Ông thường kể cho tôi nghe chuyện ngày trước, ông và cả nhà đã lên sống trên đỉnh núi Ba Vì. Thời đó, núi Ba Vì còn hoang sơ, xung quanh là rừng rậm, vẫn còn hổ báo, gấu, hươu nai. […]

Ý kiến - Thảo luận

16:56 Tuesday,22.11.2016

Đăng bởi:  candid

Em vừa lấy mật bạc hà của năm nay thì đọc được tin này.

http://vtv.vn/chuyen-dong-24h/ha-giang-cam-nguoi-nuoi-ong-ngoai-tinh-co-thuc-su-bao-ve-thuong-hieu-dia-phuong-20161006160447792.htm

16:44 Tuesday,25.10.2016

Đăng bởi:  Ly hương nguyễn

Đọc mà thây thấm thía .

17:27 Wednesday,9.3.2016

Đăng bởi:  trần thị kim uyên

sau khi đọc bài:"Như một con ong tôi đi tìm mật bạc hà' của anh, tôi thấy sao có điểm chịu khó giống tôi thế, chỉ khác là anh tìm đi mua còn tôi tìm dân bản địa để được đi cùng, được trải nghiệm khám phá thiên nhiên và cuộc sống của đồng bào dân tộc ít người, nơi nguồn thu nhập chủ yếu của họ là dựa vào Rừng, với phương pháp: " Săn- Bắt- Lượm)
Năm nào cũng vậy, cứ hè đến là tôi lại đi cả một chặng đường dài gần 600km, đầy hiểm trở của vùng núi miền tây Xứ Nghệ để được cùng với đồng bào dân tộc Thái đi tìm mật ong rừng. Và cứ thế bao năm nay tôi không bỏ được đam mê và khoái khẩu của mình. Bởi, sau khó nhọc và cả nguy ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng thì chỉ cần khi thấy tổ ong đã được cắt xuống, nhìn các tảng ong vàng ruộm, có lẫn cả nhọng sữa, và những giọt mật màu vàng còn phảng phất mùi hoa rừng thì bao kho nhọc dường như tan biến và nhất là khi được nếm tý mật nguyên chất ấy thì người như khoẻ lại .

10:30 Wednesday,2.3.2016

Đăng bởi:  Le nhaque

Cuối thế kỷ trước, dẫn 1 vị người Liên Xô cũ đi lùng mật, tới Cty ong ở Giảng Võ. Vòng đi vòng lại chẳng quờ được cái gì giống mật (mjod - tiếng Nga, liệu có phải từ tiếng Nga này có gốc... tiếng Việt?), chỉ thấy toàn patoka (một thứ dở đường dở mật). Việc tìm hiểu thị trưởng này vô duyên, chỉ học được 1 kinh nghiệm chiến tranh du kích và thị trưởng nguyên thủy, là nếu chai đóng trông... hủi hủi, thì hẵng mất công sờ, thử, còn hễ chai đẹp là phải kính chào pì noọng ngay, sờ vào chỉ mất thời gian. Đọc bài của bác Tùng 2013 phảng phất triết học Đức, sang đến entry 2016, tự nhiên hồi hộp như lúc bé đọc Ai hát giữa rừng khuya của Tchya,

22:25 Tuesday,1.3.2016

Đăng bởi:  phó đức tùng

Năm nay mình đi Hà Giang, cũng có để ý tìm mật hoa bạc hà. Yên Minh, Đồng văn không thấy, những chai, can mật bày bán, chỉ nhìn màu từ xa đã không muốn lại gần rồi. Gọi điện cho một người Hmông quen ở Mèo Vạc, anh này nói Mèo Vạc bây giờ có hợp tác xã mật bạc hà, thương hiệu đàng hoàng, uy tín lắm. Lên đến nơi, vào thấy hàng mấy trăm xách mật xếp đầy nhà. Ông chủ khen trước, anh là người ở đâu mà biết đến tận nơi đây mua. Nhưng mở nắp ra, chẳng thấy gì là hơi hướng mật bạc hà. Thấy mình có vẻ không hào hứng, ông chủ đổi giọng, đúng là dân chưa dùng mật bạc hà bao giờ, mật xịn nhất còn chê.


Đi tiếp lên Khau Vai, thăm vài đám nuôi ong dọc đường. Trời rét mướt, mấy người nuôi ong buồn thiu, chẳng có mật. Một ông mồm mép như tép nhảy, khoe là chỉ có ông ấy mới có mật xịn. Đến nơi, thấy đáy thùng quay có dính độ hai ba lít mật, tuyệt chẳng có tí mùi thơm nào. Trên đường về, thấy hai vợ chồng người mông xách nửa can mật, gọi liều lại xem, thấy tàm tạm, bèn mua 5 lít. Hai vợ chồng dừng ở tiệm tạp hóa, mua cái can 5 lít trút mật sang. Mật rớt ra thành can một chút, chị vợ quẳng cả xe máy, lao vào dùng ngón tay quết dòng mật trước khi nó kịp rớt xuống đất, rồi mút lia lịa. Ngón tay dính chàm xanh đen, bỗng trắng tinh như tháo găng. Hai vợ chồng nói cả đợt quay này mấy chục thùng ong mới được có nửa xách mật, lỗ vốn to. Trông cảnh vợ chồng quý giọt mật hơn cả giọt máu, cũng tạm tin là không có pha, hay không pha nhiều. Nhưng chất lượng mật thực ra cũng chỉ được khoảng 60% mong đợi.


Nghĩ cho cùng, bạc hà có từng đó, chẳng ai đi trồng, ngày xưa có vài trăm tổ ong, nay có hàng trăm ngàn thùng ong khắp vùng Hà Giang, thì lấy đâu ra mật nguyên chất được. Chẳng cần pha gì, nhưng con ong cũng phải kiếm các loài hoa mới được chút mật, chứ đâu quanh quẩn một vùng ruộng bạc hà quanh tổ mà được. Mật ong bạc hà nguyên chất có lẽ chỉ còn là truyền thuyết mà thôi. Nhưng có chút phần bạc hà thì mật cũng đã có sự khác biệt, thanh mà thơm như bạn Candid nói.

9:01 Monday,29.2.2016

Đăng bởi:  candid

Tuần trước em mới được cầm trên tay lít mật ong bạc hà của Hà Giang lần đầu. Công nhận là mật trông đẹp thật, trong vắt ánh xanh, ăn thì vị ngọt thanh. Em không thích mật ong mấy mà ăn cũng thấy ngon.

Nhà trước vẫn có đủ loại mật ong nhãn, mật ong nuôi trong rừng do người nhà làm nhưng bọn trẻ con không thích ăn bao giờ. Lần này cho nó ăn mật ong bạc hà, hôm nào cũng đòi ăn.

21:54 Sunday,14.12.2014

Đăng bởi:  duonghuong

Chào bạn Chu Văn Nghiệp,
MÌnh rất muốn liên lạc với bạn để biết tình hình trên ấy? Mình muốn lên đó ghi hình mùa hoa bạc hà và hoa ban dịp gần Tết? Liệu 2 loại hoa đó còn nở không bạn? Hoa ban chắc phải sau Tết âm mới nở?
Cho mình biết với nhé. Cảm ơn nhiều
Đt của mình: 0983602248

16:27 Wednesday,26.11.2014

Đăng bởi:  chu văn nghiệp

Lại thêm 1 người nuôi ong. đã là ong nuôi thì kiểu gì họ cũng chăn bằng đường ở đây tôi muốn ai tâm huyết như bác tôi xin cam đoan cung cấp mật chuẩn 100% do ong tự nhiên và không có nuôi bằng đường đó mới là mật chuẩn

16:23 Wednesday,26.11.2014

Đăng bởi:  chu văn nghiệp

Cảm ơn tác giả đã viết lên những lời từ đáy lòng mình. Là một người sống trên Công Viên Địa Chất toàn cầu Cao Nguyên Đá Đồng Văn tôi thực sự cảm thấy chạnh lòng vì lợi nhuận họ có thể làm giả đủ thứ chỉ miễn sao kiếm lợi trước mắt. Thật thất vọng

15:23 Thursday,13.11.2014

Đăng bởi:  Hường

Nếu bác đã là tri kỷ với mật Bạc Hà và năm nay bác thật sự muốn có trong tay những chai mật bạc hà từ cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang chính hiệu. Gia đình cháu đang có 300 đàn ong đặt ở đó. Bác có thể alo cho cháu theo số: 0915 072 889. Bác sẽ không phải lên tận Hà Giang nữa đâu. bác có thể qua nhà cháu kiểm tra chất lượng. Hãy gọi số : 0915 072 889.

15:18 Wednesday,1.10.2014

Đăng bởi:  Nguyễn Thanh Tùng

Sao lại có sự trùng lặp thế nhỉ?!!!

15:51 Monday,14.4.2014

Đăng bởi:  TNXP

@Kim Anh
Trong một tổ ong của chúng mình không hoàn toàn các bạn ong thợ đậu hoa Bạc hà mà còn nhiều bạn ong đậu tùm lum hoa, mang cả tỉ thứ dẻ rách về tổ chúng mình, thế nên mật nguyên chất một loài hoa chỉ là sản phẩm tưởng tượng của những người thích sành điệu xa vời thực tế, mật chứ có phải vàng 9999 đâu. Chưa có tài liệu nào nói rằng mật hoa này hơn hẳn mật hoa khác, nhé!
Kí tên: Ong chúa.

15:44 Monday,14.4.2014

Đăng bởi:  Nấy vợ ngoại

Đưa vợ (người Niên Sô) vào Cty ong TW mua mật ong (người Slavow dùng mật ong như thuốc, kể cả chữa say rượu đúng hơn là làm dã rượu vodka). vào đầu thế kỷ này. Thử loại nào mụ vợ cũng nhăn mặt như Bật mã ôn nếm mắm tôm. Cô hàng (nay chắc zề hiu rùi) lấy một cái chai trông xấu xấu bẩn bẩn, bảo mật nhà đây, xịn hạng nhất, đắt gấp đôi. Phú rẩn nếm xong đỡ nhăn, nhưng bảo đây giống như patoko (một thứ nhái mật ở Niên Sô).
Có một công ty lội giao mật Pháp ở đây. Lần đầu bao giờ cũng ổn. Phải rất cần cẩn thận từ lần thứ hai. Sự cẩn thận này cón cần thiết khi ta hỏi vì sao mật đục, vì sao có cặn trắng, vì câu trả lời của họ có thể khiến ta được khiêng thẳng vào nhà thương điên.
Thử mật thật ra cũng dễ à. Cho một vài giọt vào lước mừ hổng thấy nó tan là được hè.
Khâm phục bạn Kim Anh dũng cảm buôn mật. Mật ong cũng như nền puôn pán Việt (một đại gia thời 90 đã tổng kế thương nghiệp ở ta là: buôn ran bán nận - nói đùa thôi chứ ông này khá có học, nhưng phá sản rùi, nay sang Đức anh Tùng ạ, làm nghề thợ nước- chữa các công trình cấp thoát nước). Ý của mỗ là buôn mật ong ở VN, cũng như các nghề thương lái khác, phải mặc áo giấy. Mong Kim Anh bỏ quá cho kẻ già chân thành này.

10:32 Monday,14.4.2014

Đăng bởi:  nguyễn thị kim anh

Chào anh Tùng.
Em cũng là người có chút kiến thức về mật ong, nhưng khi đọc được bài viết của anh em mới biết nhứng kiến thức mà mình có được không là gì cả.
Hiện tại em ở tại Hà Nội, và đang kinh doang mật ong rừng và muốn bán thêm mật ong Bạc hà nhưng kinh nghiệm về loại mật này gần như là con số không anh ạ. (hôm trước em đặt mua môt chai mật ong bạc hà ở trên Hà Giang, nhưng màu của nó không được vàng như anh nói người bán có nói với em là mạt nay là mật cuối mùa nên màu không được vàng nếu là mật đầu mùa thì mầu mật sẽ vàng và thơm em không biết có đúng như thế không ạ)
Em cũng rất muốn được đến tận nơi tìm hiểu về mật ong bạc hà, nhưng thật sự điều kiện không cho phép vì em còn 2 con nhỏ hiii
Anh Tùng có thể co em xin điện thoại DD của anh để nhờ anh xem giúp em chất lượng mật bạc hà ma em mua được có đúng là mật bạc ha không anh nhé. Số đt của em là 01263491089 (em tên là KIM ANH)
Chân thành cảm ơn anh.

18:45 Tuesday,4.3.2014

Đăng bởi:  Quang Trần

Cám ơn bài viết của bác Tùng, qua những câu chữ của bác, có thể thu nhặt được nhiều điều. Từ những kinh nghiệm về mật ong tại Việt Nam, cho đến những suy nghĩ và tình cảm của bác dành cho những con ong. Thảy đều đáng quý.
Cám ưn bác lần nữa!

10:40 Saturday,18.1.2014

Đăng bởi:  huyền

A tùng ơi e đọc bài viết của a e thấy phục a quá, e nhờ a thẩm định chất lượng mật ong bạc hà của e được không a, sdt của e là 098 606 9 303, anh nhắn địa chỉ và sdt của a vào số này e sẽ gửi 1 lọ nhỏ a xem giúp e chất lượng thế nào dc ko a, e cám ơn anh nhiều 

10:11 Thursday,7.11.2013

Đăng bởi:  Thơm Nguyễn

Đọc đến đoạn: Thu hoạch tổ có nghĩa là đàn ong cũng chết theo và có những con ong nhớ, tiếc mật lao vào chết trong dòng mật tự nhiên thấy tội tội:(

12:58 Thursday,24.1.2013

Đăng bởi:  Ong thợ

Ong thợ tui lượn vè vè một chập thấy mật ong bạc hà có bán tại Hà Nội
http://ongmiennui.com/vn/detail/product/mat-ong-hoa-bac-ha/1067
giá 300 ngàn một chai.

12:48 Wednesday,23.1.2013

Đăng bởi:  pho duc tung

Candid
thì mình cũng nói ở Việt Nam có di chuyển ong theo mùa mà, nhưng không được như tây đâu. không phải bạn muốn mang ong đi đâu cũng được, vì ở đâu cũng có ong ở đó, có nơi người ta cho đặt, có nơi không. Mặt khác, điều quan trọng là nhà mình không có nhiều vựa hoa. Các loại cây nông nghiệp, kể cả nhãn là cây cho mật chủ đạo, rất hay bị phun thuốc sâu, nên đối với ong cũng không an toàn, lúc được lúc mất. Ngoài ra các vùng nông nghiệp nhà mình đa số gần dân cư, có nhiều loại rác rưởi, ô nhiễm, không cho mật ong tốt được.
Riêng mật ong rừng, như Cúc Phương thì có độ ổn định hơn. Vì thành phần chủ yếu của mật ong rừng (có thể trên 70%) không phải là mật hoa, mà là chất thải của các loài rệp mật, hút nhựa cây và thải ra mật ngọt. Trong rừng không nhiều hoa. Chính vì thế, mật ong rừng thường ít độ thơm. Tuy nhiên, sản lượng mật của ong rừng không thể nhiều như ong theo vụ hoa được.
Mặt khác, khu vực rừng già thường không lạnh như cao nguyên đá Đồng Văn, vì thế ong qua mùa đông cũng dễ hơn. Chỉ cần để lại ít mật và cho ăn thêm đường là ong có thể sống. Vào mùa đông, chênh nhau 5-7 độ là vấn đề lớn, quyết định sự sống chết của bầy ong.

11:23 Wednesday,23.1.2013

Đăng bởi:  candid

Ở mình những người nuôi ong theo mùa hoa cũng nhiều lắm. Trước thấy ở vùng Hưng Yên người ta cũng mang ong đến cho ăn mật hoa nhãn
http://baodaklak.vn/channel/3483/201212/Bay-theo-nhung-mua-hoa-2209822/
Nhà bác mình ở ngay rừng Cúc Phương cũng nuôi ong, mình cũng không rõ lắm nhưng năm nào cũng thấy quay mật mà chỉ thấy tách đàn vì nhiều ong quá chứ không thấy mua ong giống mới.

3:22 Wednesday,23.1.2013

Đăng bởi:  Dim

Mình cũng từng tìm mật ong bạc hà ở trên Hà Giang. Vì tiện đường đi phượt, chứ mật ong không phải là 'mục tiêu tối cao'. Tất nhiên là không mua được.
Đọc bài này mới biết tìm mua mật ong bạc hà khó thế.
Đoạn gần cuối làm mình hơi bị ám ảnh. Tội nghiệp cái bọn phận mỏng cánh mềm nai lưng ra thâu nhặt phấn hoa làm mật. Đọc xong có lẽ sẽ phải trang trọng hơn khi rót chai mật (chất lượng tuy trung bình) ở nhà.
Cảm ơn bác Phó Đức Tùng.

2:59 Wednesday,23.1.2013

Đăng bởi:  Codet

Anh Tùng viết bài này hay quá, đọc tự nhiên như hơi thở vậy...
Đoạn cuối đọc rất thích!
Ah em nhớ vườn nhà anh ở Xuân Mai cũng có nuôi ong phải không ạ? Hôm ở phòng tranh thấy có người đang lúi húi ở chỗ nuôi ong, cô An phải đóng cửa phòng vì sợ ong nó bay vào...
 

0:50 Wednesday,23.1.2013

Đăng bởi:  Nhung Rượu Ngô

Hi anh Pho Duc Tung
Đọc bài của anh thấy có gì đó khá thú vị và mới mới. Nhà em ở Đồng văn,  bản địa nên chẳng bao giờ có trải nghiệm đi tìm mật như anh đâu. Em cũng ko để ý lắm nhưng thấy lọ mật ong ở nhà lúc nào nó cũng sánh sánh, màu vàng xanh như anh tả ấy, để quanh năm mà cũng có thấy nó làm sao đâu! Việc nuôi ong ở Đồng Văn như anh nói cũng còn nhiều cái khó khăn lắm ấy, người Mông cũng chưa làm giàu được bằng nghề nuôi ong đâu anh ạ!

15:48 Tuesday,22.1.2013

Đăng bởi:  phale

@Nghiêm Toàn: Thì mình cũng có biết gì nhiều đâu :)) cũng chả hay đi lùng ong như anh Tùng. Mình chỉ thấy ông thầy nuôi ong chơi, đều đặn bán, ong có chết già chứ chưa thấy chết vì bị rút hết mật, ổng cũng đều đặn bỏ túi độ mấy ngàn bảng. Thậm chí có lần ổng thấy ong khỏe, sinh nhiều, ổng cắt một phần tổ ra, phơi khô rồi đập vụn phần tổ, lấy mấy vụn đó làm một cái bánh rất ngon, sau đó vẫn thấy ong xây lại chỗ tổ kia, vẫn đẻ ra đống con, nên nghĩ bụng không biết mình làm kiểu gì mà ong phải chết đến mức mỗi năm là đi mua ong giống.  

15:40 Tuesday,22.1.2013

Đăng bởi:  pho duc tung

Hi em Phale
Nếu anh không nhầm thì ở Tây họ có những nhà nuôi ong, có khả năng tăng nhiệt trong mùa đông. Vào mùa hoa, họ đem thùng ong đi các vùng hoa. Đến mùa lạnh, họ chất các thùng ong vào một căn nhà hoặc xe di động tương đối ấm. Một mặt họ để lại chút mật, mặt khác cho ăn thêm đường.


Ở Việt nam, các vùng hoa thực ra không nhiều như Tây. Những  vùng hoa cây nông nghiệp thì thường có thuốc sâu, ong cũng chết. Hoa tự nhiên thì rất ít. Mặt khác, ngành nghề không có quy hoạch. Người nuôi ong cũng có mang ong đi các nơi, nhưng chủ yếu dựa vào hoa vùng mình là chính, thành ra mỗi đàn ong chỉ thu mật được một vụ. Vụ hoa bạc hà ngắn, giá mật lại cao,vào những vụ khác lại không có nhiều hoa, vì vậy người nuôi muốn tận thu. Những người Mông nuôi ong, để lại nhiều mật cho ong thì vẫn giữ được đàn. Nhưng họ nuôi ít, và mỗi đàn thấy bảo trung bình lấy được khoảng 1 lít mật một năm thôi. Đó là nuôi chơi, tự sử dụng thì được, còn nuôi công nghiệp, tốn  tiền mua ong, làm tổ, chuyên chở, rồi lại trông, canh quanh năm thì sản lượng như vậy không đủ chi phí. Người nuôi ong họ cũng đã tính giữa việc gây đàn mới và nuôi một đàn cả năm để lấy một vụ hoa và cho rằng gây mới rẻ hơn.


Đó là họ giải trình như vậy. Anh cũng nghĩ mọi chuyện đều có nhiều giải pháp. Đi thấy vậy thì kể cho mọi người như vậy. Có thể vài năm nữa, việc nuôi ong sẽ khác hơn.

15:15 Tuesday,22.1.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Pha Lê ơi!


Theo hiểu biết bé tý của mình về nuôi ong lấy mật thì thế này.


Mật ong vốn để ong nuôi ong non và dự trữ thức ăn, ngoài ra, việc mật ong lên men tự nhiên trong tổ làm cân bằng nhiệt độ giúp ong sống sót trong mùa lạnh.


Để lấy mật thì hoặc là lấy rất ít (không bõ), hoặc lấy xen kẽ các cầu ong, ngoài ra bổ sung thêm đường để cho ong ăn.


Ở Tây làm thế nào thì mình chịu, ở mình thì tạm suy đoán là tận thu, ong chết tự nhiên mà không có ong non mới nở thay thế, hoặc việc lấy hết mật và cho ăn đường làm mất nhiệt trong tổ do không còn nhiệt độ từ mật lên men tự nhiên.


Nói chung là hiểu lơ mơ, chưa chắc đúng.

15:06 Tuesday,22.1.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Mặt đồng chí Tùng chắc nhiều mụn lắm nhỉ? Ăn nhiều mật ong thế cơ mà. :D
 
Đời "ngọt" thì ăn mật ong vào thấy ngon ngọt, chứ đời mà toàn đắng, cay, chua, chát, mặn, thì dù có ăn mật ong bạc hà đi nữa cũng chả thấy ngon gì. Chỉ bia với rượu là thấy ngon :D. Bia Đức ngon đấy!

14:59 Tuesday,22.1.2013

Đăng bởi:  phale

Đọc bài của anh Tùng, không biết dân nuôi mật của mình làm trò gì mà ác thế. Ông thầy của em nuôi ong chơi ở xứ lạnh lẽo, tới mùa là có mật bán cho học sinh mà chả thấy chết con ong nào. Đây là nuôi theo kiểu nhỏ lẻ cho vui, không ăn gian, không ham hố, sản lượng rất đều đặn, chất lượng cũng đều, ong thậm chí còn đẻ thêm con. Mình thì chắc thuộc kiểu người mua nào cũng muốn mua, rồi người bán thấy bán được là giết chết ong.

12:38 Tuesday,22.1.2013

Đăng bởi:  nhung

Cái chết trong mật thơm cũng là một ý tưởng thánh thiên của con người ấy chứ. Anh có thấy cái gì đó mâu thuẫn giữa "con người" và "thánh thiện" ở đây không? Like an oxymoron. Tôi nghĩ là đạo đức là một trò mà con người- à loài người nói chung- bày ra để tự vấn an mình thánh thiên.  Tôi đang nghĩ con ong bị nuốt ấy- nếu có phép lạ nào cho nó sống dậy và chích cho kẻ nuốt nó một phát ở nghĩa trang thì sẽ như thế nào nhỉ? Thế có đạo đức gì không? Không. Trên cái nền tảng không-có-đạo đức-nào-cả giữa người và ong, tôi chúc anh Tùng có một cái chết thanh thản, không có phiền muộn nào đến từ chuyện con ong đã đáp xuống nghĩa trang, hoặc lý tưởng hơn- không nhớ ra mình đã từng nuốt con ong chết nữa. Con ong đã chết. Ngay trước cả khi anh nuốt nó. That's it! End of the story! A nhưng con ong vẫn có thể sống dậy trong ý nghĩ của kẻ nuốt nó.

10:51 Tuesday,22.1.2013

Đăng bởi:  pho duc tung

Toàn
Đời người có nhiều giây phút, mỗi giây phút khác nhau. Có nhiều cách để hòa mình với trời đất, phải tùy lúc, tùy thời. Anh không phản đối việc em có thể đứng giữa đồng hoa, đặt mình vào vị thế con ong. Đã từng có nghệ sỹ Đức làm đúng việc đó, thậm chí tự đi nhặt phấn hoa như con ong. Cũng chẳng cần phải ăn mật ong. Thậm chí có người không thích mật ong. Tùy thôi mà. Ở đây, ta chỉ bàn về nguyên tắc. nếu thích mật hoa bạc hà, thì nên tìm hiểu thế nào là mật hoa bạc hà. Nếu dùng mật rởm, thì oan cho con ong, oan cho cây bạc hà, không được người ta trân trọng đúng mức. Những thứ khác cũng vậy. làm ra tinh hoa là khó, có người biết được tinh hoa cũng lại là khó.

10:31 Tuesday,22.1.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Anh Tùng ơi!
 
Em rất thích bài "Trăng rằm đầu hạ" của anh, chẳng phải khi đó anh đã có những giây phút được sống như con ong đấy sao?.
 
Chết trong tăm tối, trong dục vọng làm lu mờ ngũ quan mới là bi kịch ở đời. Có được những phút giây được hòa mình với trời đất, được thấy những gì mà hàng ngày ta không thấy chẳng phải đã là hạnh phúc lắm rồi sao?.

10:04 Tuesday,22.1.2013

Đăng bởi:  pho duc tung

Toàn,


- Không phải trên đời ai cũng có khả năng chắt lọc tinh túy của trời đất, và mỗi người, mỗi loài chỉ có khả năng chắt lọc một khía cạnh nhất định. Vì vậy, muốn tiếp xúc với trời đất, không thể chỉ dựa vào sức mình, mà nhất thiết phải sử dụng tới thành quả của người khác, loài khác. Có khác nhau chỉ là dùng mà biết hay dùng mà không ý thức thôi.


- Mọi tinh hoa trên đời đều đánh đổi bằng sinh mạng. Tất cả những thứ hay ho đều nhuốm mùi cái chết. Không chỉ con ong chết vì mật, mà con gà, con lợn, con cá, cây cỏ đều chết vì cái đặc biệt của mình. Ngay một tác phẩm nghệ thuật, mỹ thuật cũng đặc biệt giá trị vì nghệ sỹ đã chết hoặc sẽ chết mà không thể làm ra vô số sản phẩm. Ngay ăn một hạt gạo, cũng nên biết mồ hôi công sức của người nông dân đổ ra gieo trồng hạt gạo đó sẽ góp phần vào cái chết lao lực của người nông dân. Bởi vậy, đừng lo về việc những thứ hay ho gắn với cái chết, mà chỉ lo ta chết mà không làm nổi cái gì hay ho thôi.


*


Bạn Nhung


Nếu bài viết của mình tạo cho bạn cảm giác "không nỡ", và sự bất bình cho số phận con ong, thì cũng coi như là thành công rồi vậy. Cảm giác này là cơ sở cho mọi đạo đức. Có điều từ một cảm giác, dẫn đến một kết luận, thì cần đánh giá tính phổ quát của kết luận. Ta có thể kiêng ăn mật ong, nhưng ta có kiêng ăn thịt, cá không? Ta có thể kiêng cả thịt cá, nhưng ta có kiêng ăn cơm gạo, rau quả không? Hãy quan sát cái cây từ lúc nảy mầm, và bạn sẽ không nỡ ngắt ngọn, bẻ hoa, đào rễ của nó mà ăn. Đốt một bếp lửa nấu cơm, bạn có biết hàng năm biết bao người thợ lò chết vì khai thác than, biết bao sinh linh chết vì chiến tranh dầu lửa, khí đốt không? Ngay cả nếu bạn thánh thiện đến mức vừa đẻ ra đã muốn chết luôn cho khỏi dính đến cái chết của ai, thì có biết cái chết sơ sinh của bạn cũng khiến bố mẹ ông bà đau lòng mà cũng có thể chết được không?


Mặt khác, người ta nuôi ong để lấy mật. Những đàn ong kia do con người gây, nuôi lên, để rồi chết sau vụ mật, cũng giống người ta nuôi gà lấy thịt. Nếu không có ai ăn mật, thì ong cũng không được nuôi. Tất nhiên những con ong đó không chết, nhưng cũng không sinh ra ở đời. Cái chết của một bầy ong là cái sống của bầy ong khác sang năm.


Còn việc chết như thế nào, sống như thế nào, chẳng phải cầu mà được. Mong muốn là một chuyện. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ đến chết sao cho đẹp, và sống sao cho được chết như thế, thì cũng là đáng nghĩ rồi phải không?

8:45 Tuesday,22.1.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Sương thân mến!
Toàn đã từ lâu không trêu Sương và hứa sẽ không trêu Sương nữa, bội phần xin lỗi rồi.
Toàn comment bài của anh Tùng vì chính mình đã từng lặn lội đi tìm mật ong Bạc Hà mà toàn mua phải của rởm chứ có xỏ xiên gì đâu. Sương hiểu lầm Toàn rồi.

8:42 Tuesday,22.1.2013

Đăng bởi:  nhung

Thế anh Tùng có nhận ra là bởi vì có những người ở dưới xuôi lên núi tìm mật rát như anh mà mật ong bạc hà trở nên khan hiếm và ong lại chết sớm? Con ong đã chết ngập trong mật thơm rồi nhưng con người đâu đã để nó yên - lại để nó trôi tuột xuống nơi mà ai cũng biết là nơi nào rồi đấy - tối như hủ nút và ai đã chắc là không nhung nhúc ... vi trùng. Thế mà con người ấy lại muốn được chết trong mật thơm? 

8:33 Tuesday,22.1.2013

Đăng bởi:  Sương

Nói như Nghiêm Toàn thì vào hàng bán sơn dầu và canvas rồi hít hà mùi sơn, căng mắt nhìn toan cho nó trực tiếp, cần gì qua tay thằng họa sĩ nó tinh lọc cho hả Toàn? Anh Tùng là còn bỏ công, bỏ tiền đi mua mật, chứ Tòan mà đi xem tranh là xem free, về còn chửi nhé, thế thì gọi là cướp gì của họa sĩ?
Nói chung đọc bài thì đọc thôi Toàn ơi, không bàn chuyện mật chuyện ong thì thôi, chứ xỏ xỏ xiên xiên mãi nghe chán chết, nhàm chết.

8:29 Tuesday,22.1.2013

Đăng bởi: 

Bài hay quá! Thấy người nuôi ong dại quá, làm người sành cũng khó tiếp cận được sản phẩm tốt, dù có đủ tiền. Như thế làm sao các nông sản cao cấp phát triển được. Thảo nào những gạo Tám Thơm cũng mất, nhãn lồng Hưng Yên cũng hiếm...,  tất cả đặc sản trên nước mình dần dà chỉ còn là huyền thoại.
Cảm ơn anh Phó Đức Tùng. Mong được đọc thêm các bài khác của anh về những chuyến đi.

8:26 Tuesday,22.1.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Anh Tùng!
Anh kiếm đâu ra mật ong Bạc Hà vậy, chả cho thằng em nếm giọt nào.
 Cũng có lần giống anh, ở Yên Minh, em vào một trại ong giữa bạt ngàn hoa Bạc Hà thơm ngào ngạt để mua mấy lít mật ong loãng toẹt, ngửi kỹ thì có thoang thoảng đôi chút mùi hương Bạc Hà, nghĩ chằng thà đừng mua mật, đứng giữa cánh đồng này mà làm con ong tự tận hưởng từ hương hoa có phải sang cái thằng người không, chứ đằng này lại đi cướp cơm của mấy con ong.
Tự mình biết được điều gì là cao quý ở trời đất này, được đắm chìm trong nó là hạnh phúc lớn lao rồi, mong gì tinh luyện nó được như con ong hả anh.

8:23 Tuesday,22.1.2013

Đăng bởi:  admin

@ Mai Lĩnh 8: Cố tình đấy bạn ạ. Một số bài "Đi & Ở" sẽ không có hình trong ruột. Vả lại anh Tùng là người đi mà không chụp hình, dùng lờì ghi lại thay hình thôi.

8:08 Tuesday,22.1.2013

Đăng bởi:  Mai Lĩnh 8

Quên cho ảnh vào bài Phó Đức Tùng rồi Soi ơi. Đi mà không có ảnh gì à?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả