Đi & Ở

Quan chức Nhật, nhân viên Nhật,
cũng là đầy tớ Nhật

    Mình đã từng may mắn được đặt chân lên nước Nhật năm vừa rồi. Thôi thì đã đọc rất nhiều sự thần kì của Nhật Bản, mà yếu tố chính là con người Nhật. Nhưng hôm nay đọc bài của anh Đăng, thấy có một câu trong điều 15 hiến pháp Nhật: “Tất […]

Ý kiến - Thảo luận

10:46 Monday,28.1.2013

Đăng bởi:  candid

Cái gì hay thì nên học hỏi.
Nước Nhật thời trước Minh Trị và VN thời Nguyễn đều bế quan tỏa cảng với phương Tây nhưng sau đó dân Nhật đã học hỏi được nhiều thứ từ Phương Tây nhưng VN thì vẫn cho là Phương Tây chả có gì hay.
Fukuzawa và Nguyễn Trường Tộ đều là những người tài giỏi nhưng một người thì những khuyến nghị được trọng dụng còn một người thì những bản điều trần bị bỏ xó.
Thế nên có lẽ tốt nhất là ta nên thẳng thắn thừa nhận yếu kém của ta và học hỏi những cái hay của họ.
 

7:29 Monday,28.1.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Cái Văn

Khi phê bình các công chức Việt Nam làm việc kém hiệu quả hoặc gây phiền hà cho người dân cũng nên nhớ rằng chính người dân Việt Nam (gồm đủ hạng nghề nghiệp to nhỏ) cũng làm việc không mấy hiệu quả và gây phiền hà cho các công chức. Tôi đã từng thấy những quan chức (công chức hạng cao) qụy lụy mấy nghệ sĩ cà mèng và cũng đã thấy những quan chức bị y bác sĩ nghề nghiệp lôm côm làm cho suýt chết, lại càng thấy nhiều quan chức bị bọn thầy cúng lăng nhăng chỉ bảo và sai khiến như chó con. Các bạn mơ ước bao giờ nước mình được như nước Nhật bởi vì các bạn không may như ông cha mình đã nhìn tận mắt sờ tận tay quân đội Nhật ở Đông Dương, hóa ra bọn lính tráng ấy cũng không hay ho gì đâu. Ngày nay có nhiều người chết mê chết mệt vì mấy món đồ cổ gốm sứ và đồng gỗ của thợ thuyền ta ngày xưa, nhưng chưa thấy ai thử hỏi không biết ngày xưa ấy thì quan chức có tốt thật hay cũng rởm như ngày nay. Các bạn ạ, chịu khó sống thêm nửa thế kỷ nữa hoặc gần trăm năm nữa đi rồi sẽ thấy mọi sự sẽ đổi thay mà.

10:42 Saturday,26.1.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

"Sau đó mình có hỏi vài người bạn về việc phải giữ vé ở cửa ra, họ giải thích là nhà ga làm vậy vì muốn kiểm tra xem đến cuối giờ có ai còn lạc lại trong ga không. Vì đã có trường hợp những người già xuống đến đó và lạc loanh quanh rồi ở lại luôn dưới ga. Nếu thấy vẫn còn phiếu, tức còn người chưa ra hết, các nhân viên nhà ga có trách nhiệm tìm cho bằng được." (sic)
 
Giá vé tàu điện ngầm ở Nhật thay đổi theo khoảng cách. Khi vào, bạn cho vé vào máy tự động ở cửa vào, máy sẽ đánh dấu lên mã từ của vé. Khi ra bạn phải cho vé qua máy tự động ở cửa ra. Máy sẽ tính khoảng cách từ bến bạn lên tàu và so sánh với giá vé bạn mua. Nếu giá vé bạn mua ít hơn, máy sẽ báo lỗi và bạn trả tiền chênh lệch (tại máy điều chỉnh giá, hoặc trả cho người soát vé tại cửa ra). Nếu giá vé bạn mua cao hơn (do nhìn nhầm bảng giá hoặc phải ra sớm vì lý do nào đó) thì bạn chịu thiệt.
 
Giá vé đi từ bến của bạn tới bất cứ bến nào khác được thông báo trên bảng trước máy bán vé tự động. Trong trường hợp bạn vẫn không biết giá vé đi tới bến mình xuống, bạn chỉ cần mua một vé giá thấp nhất (160 yen) để lên tàu. Khi đến nơi bạn cho vé vào máy điều chỉnh để tính ra số tiền chênh lệch mà bạn phải trả để đi ra. Nếu bạn không biết dùng máy (dù cách dùng rất dễ và có giải thích ít nhất bằng tiếng Nhật và Anh) thì cứ đưa vé cho nhân viên nhà ga tại cửa ra để họ tính cho bạn và bạn trả tiền thẳng cho họ.

7:55 Saturday,26.1.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Hallo bác Tam Pham!
 
Câu Hallo của bác nghe quen quen, chắc bác sống ở Đức.
Ở Pháp có anh gì cựu tổng thống người gốc Balan hay lải nhải cái câu "gouvernement du peuple, par le peuple, et pour le peuple" - Chính phủ của dân, do dân và vì dân, chả biết có đạo văn của người nào đó ở nước mình không D: nhưng nhìn vào xã hội đó thì thấy nó có vẻ thực chất hơn khẩu hiệu của nước mình, điều này chắc ai cũng đồng ý.
 
Tuy vậy, với ví dụ của bác, chắc bác và mọi người cũng đồng ý là La Mã không thể xây trong một ngày, nhất là khi so với các thành đô đó, chúng ta mới chỉ như cái làng với những ông chủ còn chưa học được cách dạy cho đầy tớ của mình phục vụ cho đúng cách.
 
Cái làng ấy sẽ mãi thế khi chính các ông chủ thậm chí còn chưa làm được một việc đơn giản nhất là tuân thủ hương ước và thì thụt hối lộ tuần đinh, sắc dịch, những đầy tớ của mỗi mình khi mắc việc.

17:37 Friday,25.1.2013

Đăng bởi:  admin

@ Tam Pham: Soi xin để các bạn khác trả lời giúp bạn nhé.

17:19 Friday,25.1.2013

Đăng bởi:  Tam Pham

Chào bạn SOi và quý đồng hương Việt Nam
Tôi thắc mắc thế này hy vọng có người giải tỏa dùm:
Trong lịch sử của người Nhật, Mỹ hay Âu châu xa xưa ngươì dân họ cũng "hèn" khủng khiếp lắm, Phụ nữ bị đối sử bất công và họ sợ quan chức cứ như là sợ cọp báo vậy.
Hiện họ khác xưa hoàn toàn, theo các bạn thì lý do nào mà Người dân họ là "chủ" còn Cán bộ lại là "tớ"? ai hiểu gì cho mình biết ý kiến.

16:46 Friday,25.1.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Bạn Mạnh Quân thân mến!  
Ai cũng là con người, ở đâu cũng có người nọ người kia, mình làm đúng hướng dẫn, quy định rồi thì phải tự bảo vệ mình. Cán bộ chấp hành mà còn hạch sách tại sao không đòi gặp trưởng bộ phận, gặp lãnh đạo giải quyết cho ra ngô ra khoai mà bấm bụng làm chi cho lên cơn tăng xông?.
 
Chuyện nghị định nọ, thông tư kia bất hợp lý thì mình chia sẻ với bạn, dù về mặt chủ trương của nó, mình thấy hoàn toàn hợp lý, người chấp bút thực hiện thì không ổn thôi. Như bạn thấy đấy, báo chí, dư luận chính là hình thức phản biện xã hội để chính quyền xem xét và điều chỉnh hành vi. Bình thản và tham gia tích cực vào sự phát triển xã hội luôn tốt hơn việc so sánh một cách khập khiễng với những xã hội văn minh khi chính bản thân mình chả phát triển tí nào.

16:19 Friday,25.1.2013

Đăng bởi:  Mạnh Quân 23

Bác Nghiêm Toàn hoặc là người trên trời, hoặc là cố tình nói ngược nói ngạo, chứ ở nước mình, chuyện dân bị hành là chuyện ai cũng biết, ra phường có đọc kỹ hướng dẫn và ngoan như cừu vẫn bị lên tăng xông như thường. Chẳng cần nói đâu xa, cứ đọc những cái quy định hành dân và ngớ ngẩn mà báo chí ngày nào cũng có chuyện để thảo luận là biết.

10:11 Friday,25.1.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Công bộc thì...cũng là từ dân mà ra, thói xấu của họ cũng là từ ở nhận thức chính chúng ta.
 
Không đề cập đến những công to việc lớn, việc của một người dân bình thường với bộ máy công quyền thường chỉ là với anh cảnh sát giao thông, với chị văn thư bộ phận một cửa ở phường, ở quận, nếu ta tuân thủ luật lệ giao thông, chịu đọc kỹ hướng dẫn thực hiện ở các cơ quan công quyền và thực hiện đúng thì ai gây khó dễ được cho mình.
 
Ai cũng muốn nhanh, muốn tiện, coi thường pháp luật (đơn giản như luật giao thông), muốn chen lấn xô đẩy mà mong công bộc là đầy tớ của mình thì e cũng kỳ kỳ, làm người ai lại thế.

9:02 Friday,25.1.2013

Đăng bởi:  Candid

Xin nói thêm là không chỉ cảnh sát mà mọi người dân Nhật từ già đến trẻ đều rất nhiệt tình để giúp người lạ.

Dân Nhật nói tiếng Anh kém nhưng mỗi lần tôi hỏi đường bất kỳ ai họ cũng chỉ rất nhiệt tình. Đi trên đường bị lạc, Cần gọi điện thoại có thể nhờ bất cứ người nào, họ đều vui vẻ giúp.

8:48 Friday,25.1.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Khải Nguyên

Thật tuyệt vời, một đất nước có những "công bộc" thực sự vì dân. "Vì nhân dân phục vụ" không chỉ là khẩu hiệu mà bằng tinh thần thái độ thực sự của mỗi quan chức & nhân viên.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả