Bàn luận

Có sai không khi gọi tác phẩm của Trần Đức Quỷ là "sắp đặt"?

SOI: Đây là cmt của Trần Trọng Linh cho bài “Lạ mà thân, giấc mơ của chàng nông dân“, Soi xin trích một phần và đưa lên thành bài để các bạn dễ thảo luận. Tên bài do Soi đặt.   Thân gửi bạn đọc và nghệ sỹ Trần Đức Quý, … Trong nội dung […]

Ý kiến - Thảo luận

9:12 Friday,14.8.2015

Đăng bởi:  duong anh tuan

Dù thế nào cũng ủng hộ anh Quỷ vì anh dám làm, trong khi có những người chỉ ngồi nói mà ko dám làm gì !

12:37 Friday,31.5.2013

Đăng bởi:  Phùng Quang Lân

Ối anh Đinh Công Đạt ơi, thế hóa ra cái này anh Quỷ cũng chôm nữa à? Phần gương đã có chủ, còn phần thân con hươu nhiều vú chắc chắn cũng còn một nguồn nào đó mà chúng ta chưa mò ra thôi.

12:30 Friday,31.5.2013

Đăng bởi:  đinh công đạt

xem thêm nhé
http://www.designsoak.com/glass-artist-graham-caldwell/
bạn này cũng chịu khó gúc phết 

18:23 Wednesday,30.1.2013

Đăng bởi:  Trần Trong Linh

Các bạn thân mến,


Tôi nghĩ rằng vấn đề tranh luận xung quanh chủ đề nghệ thuật sắp đặt là rất đáng quan tâm, đặc biệt với những sinh viên hay với những người có nhu cầu tìm hiểu về nghệ thuật nói chung hay nghệ thuật sắp đặt nói riêng.


Tôi muốn nói rằng sự nhầm lẫn này không chỉ xảy ra ở các nghệ sỹ Việt Nam mà còn ở các nghệ sỹ thế giới. Dĩ nhiên cũng phải khẳng định lại rằng sự phân loại các dạng nghệ thuật không ảnh hưởng đến nội dung từng tác phẩm. Nhưng đối với nghệ sỹ thì cái sự hiểu “đến nơi đến chốn” sẽ giúp nghệ sỹ định hình rõ ràng hơn về thể loại mình đang nghiên cứu và theo đuổi, tránh trường hợp phát triển theo kiểu bản năng, làm đến đâu thì rút kinh nghiệm và tìm tòi đến đó theo kiểu tự nhiên chủ nghĩa. Tư duy này rất khác với cách tư duy của người châu Âu hay Mỹ. Ở những nước này, người ta xác định phương hướng và cái đích trước khi đặt vấn đề. Đề tài này rất rộng, xin được bàn bạc vào dịp khác.


Trong bài viết này, tôi cố gắng chia sẻ và trao đổi cụ thể vào từng câu hỏi cụ thể bằng vốn hiểu biết giới hạn của mình.


Cụ thể từ thắc mắc của bạn Trịnh Minh Tiến:


Tiến có nhắc đến Duchamp.Vì lòng đố kỵ tôi không muốn nhắc lại cái tên này quá nhiều, nhưng vẫn phải nói lại một lần nữa cho mọi người cùng thống nhất với nhau.


Vì sao nhờ cái bồn tiểu mà người ta gọi Duchamp là cha đẻ của nghệ thuật sắp đặt? Cái bồn tiểu này nếu xét về khía cạnh không gian như bài viết trước của tôi nhắc đến thì việc hoán đổi vị trí của tác phẩm nó không ảnh hưởng đến nội dung của tác phẩm là chính xác. Nhưng nếu xét về khía cạnh “địa điểm nguyên gốc”, mà cụ thể ở đây là bối cảnh xã hội thời kỳ đấy, thì khi đưa cái bồn tiểu ra trước công chúng, Duchamp đã mạnh dạn đưa ra một khái niệm mà chưa có bất kỳ nghệ sỹ nào nghĩ tới. Ông cho rằng: “Bất cứ một đồ vật làm sẵn phi nghệ thuật nào tự thân nó cũng có thể được sử dụng như là nghệ thuật, nếu nó được tách ra khỏi bối cảnh công năng và ý nghĩa nguyên thủy của bản thân nó”.


Từ đây chúng ta có thể tự đưa ra câu giải đáp. Trong cái bối cảnh xã hội của nghệ thuật những năm 1917, khi mà các nghệ sỹ thời kỳ đó vẫn còn loay hoay vẽ tranh phong cảnh và tranh tường thì Duchamp đã mang đến một khái niệm hoàn toàn mới, đánh tráo hoàn toàn mọi khái niệm cổ điển trước đó. Từ đó dẫn đến những cú lừa ngoạn mục trong giới nghệ thuật của thế kỷ 21, (mà ở đây Tiến có nhắc đến cái tên Damien Hirst. Theo tôi, Damien Hirst chỉ là một kẻ “ăn tàn theo đóm”, mặc dù anh ấy có những tác phẩm đặc biệt thông minh xuất sắc.) Thử đặt giả thiết vẫn cái bồn tiểu đó được Duchamp mang đến Việt Nam ngày hôm nay (năm 2013 - gần 100 năm sau ngày tác phẩm công bố) thì tác phẩm này chỉ còn mang ý nghĩa lịch sử phát triển của một thời kỳ phát triển nghệ thật thế giới, nhưng ý nghĩa đương đại, hay cụ thể bối cảnh xã hội thì không còn thích hợp nữa. Vậy nên nói tóm lại, Duchamp đã hoàn thành sứ mệnh của một người sáng tạo ra thứ nghệ thuật sắp đặt, và đương nhiên phải công nhận cái bồn tiểu là một tác phẩm sắp đặt đầu tiên của nhân loại.


Còn ở tác phẩm tượng sáp Hiler thì rõ ràng chỉ đến khi tác giả Maurizio đặt bức tượng vào đúng không phải “địa điểm nguyên gốc” mà cụ thể ở đây là địa điểm lịch sử Warsaw Ghetto - khu lính phát xít tàn sát người Do Thái - thì tác phẩm mới gây ra tiếng vang hay sự phẫn nộ của quần chúng. Sự phẫn nộ đôi khi cũng là một trạng thái cảm xúc thức tỉnh.


Một vấn đề khác nữa mà Tiến có nhắc đến, đó là chất liệu trong nghệ thuật sắp đặt.Thật ra có thể Tiến không đọc kỹ. Tôi có viết: “Trong mỗi tác phẩm sắp đặt tiềm ẩn một khả năng kích thích nhận thức. Nó không chỉ đem lại những phản hồi về thị giác thuần túy như các loại hình nghệ thuật khác. Người nghệ sỹ tự do hơn trong quá trình thiết lập và xây dựng tác phẩm không chỉ thông qua thị giác mà có thể thông qua ngũ quan để rút ngắn khả năng tư duy với thông điệp nghệ thuật”. Nghĩa là trong một tác phẩm sắp đặt thậm chí người nghệ sỹ có thể dùng chính mình, khách thưởng lãm, không gian…và những vật chất xung quanh làm chất liệu cho tác phẩm. Tóm lại chất liệu nhằm kích thích tối đa ngũ quan tùy vào từng sáng tác cụ thể. Vậy nên tôi kết luận chất liệu là một phần không thể tách rời trong một tác phẩm sắp đặt.


Tiến có nhắc đến một khía cạnh khác nữa là statement.Theo tôi hiểu thì đây là một phần giới thiệu về khái niệm và quan điểm nghệ thuật của tác giả và giải trình một phần ý đồ của của tác phẩm. Theo cá nhân tôi, statement có một nhược điểm là: Nếu tác giả không đưa ra một khái niệm nghệ thuật mới thì đây là một thao tác không cần thiết, hơn nữa cái sự giải trình ý đồ tác phẩm đôi khi nó làm đóng khung cái nội dung tư tưởng của tác phẩm. Bởi thực chất nếu tác phẩm đủ lượng và chất, tự thân nó đã có đời sống riêng của nó, không cần phải cố ép cho nó một nội dung để khống chế người xem không bị lạc đường. Hơn nữa trong một tác phẩm sắp đặt, không phải là người nghệ sỹ đem ra một câu đố và mời mọi người đến tìm lời giải cho câu đố của mình.Vậy nên nếu có nghệ sỹ nào định viết statement, tôi nghĩ nên cất nhắc thật kỹ.


Trong phần trao đổi, Tiến có nhắc đến tác phẩm cộng hòa phi lý của Linh. Mặc dù mọi việc đã qua, tôi không muốn nhắc đến nữa, nhưng để củng cố những luận điểm trên tôi sẽ nói qua một chút. Trong quá trình làm tác phẩm trên, tôi có chuyện trò khá nhiều với giám đốc trung tâm văn hóa Pháp. Ngoài những hiệu quả cụ thể mà chúng tôi cùng cảm nhận được trực tiếp qua tác phẩm như mùi vị, nhiệt độ, hiệu quả thị giác, hiểu quả âm thanh từ những cú đổ vỡ, thì cái chúng tôi thích nhất và hài lòng nhất đó là tôi đã đem một đống cứt khá lớn đến trưng bày trong một trung tâm gọi là văn hóa được đặt giữa một trung tâm thủ đô. Cái đấy tạm gọi là không gian “địa điểm nguyên gốc”. Nhưng cũng nói thêm rằng, để đạt được cái hiệu quả thiếu tính thẩm mỹ đó, tôi đã kéo theo bao nhiêu phiền phức đến cho bao nhiêu người. Không chỉ những người chịu trách nhiệm chính trong trung tâm văn hóa Pháp mà cả đến những vị trong ngành an ninh văn hóa. Đặt giả thiết trung tâm văn hóa Pháp cho tôi 100 triệu để làm tác phẩm, anh Vũ ở Viet Art centre nói: “Tao thích sáng tác của mày, cho mày 200 triệu để làm tác phẩm”.Mặc dù không gian Viet Art centre thoáng và đẹp hơn nhiều so với l’Espace, nhưng chưa chắc hiệu quả đã tốt hơn. Cũng với giả thiết trên, nếu anh Vũ lại nói với Trần Đức Quý: “Tao cho mày 200 triệu đến bày ở chỗ tao”, tôi nghĩ rằng tác phẩm của Quý sẽ lung linh hơn và lại có thêm tiền về quê ăn Tết.


Đấy là giả thiết thôi để thấy rằng sự hoán đổi hay địa điểm không gian nó quyết định yếu tố thành bại trong một tác phẩm sắp đặt.


Còn bạn Phương Lan cũng đặt ra khá nhiều câu hỏi. Tôi nghĩ một phần câu hỏi của bạn đã được tôi giải đáp trong phần trả lời với bạn Tiến. Và tôi cũng thấy rất thú vị với những phản biện của Phương Lan. Hoài nghi là một trong những yếu tố thúc đẩy tư duy, vậy nên người ta mới có cái gọi là “chủ nghĩa hoài nghi”. Dĩ nhiên khi ở trong trạng thái hoài nghi chúng ta rễ rơi vào trạng thái mất phương hướng. Chính vì lẽ đó tôi muốn dành riêng cho bạn một khoảng thời gian để tự “tiêu hóa” những nghi vấn của bạn. Nói hơi hình tượng nhưng để tham gia một trò chơi hay một diễn đàn như Soi chẳng hạn, chính bản thân tôi cũng học được nhiều điều, chứ không chỉ biết tự điều tiết cảm xúc khi viết, ứng xử với mọi người, mà thậm chí phải tự “tiêu hoá” những gì mình cảm thấy chưa chín khi phát ngôn.


Còn Phương Lan có hỏi, thế “Con mắt nguyên thủy” của Quý thuộc thể loại gì? Nếu những luận điểm ở trên không đủ thuyết phục Phương Lan thì có khi phải chuyển thẳng câu hỏi của Lan đến giáo sư Lê Văn Lan hay giáo sư Cù Trọng Xoay thôi. Bởi đến đây là hết phạm trù nghiên cứu và hiểu biết của tôi.


Còn một số ý kiến khác nữa tôi xin phép không trả lời như đã nói trước: tôi tham gia diễn đàn nhằm trao đổi lĩnh vực mình quan tâm, thông qua đó lĩnh hội những kiến thức mình không biết. Cũng phải nói thêm rằng, những tìm hiểu và nghiên cứu về lý thuyết luôn khô khan và khó hiểu, thậm chí còn rối rắm, hơn nữa khi phải tự đọc và dịch với một quyển từ điển kè kè bên cạnh… Tôi lại không phải chuyên gia về phê bình lý luận, chỉ đơn giản là chia sẻ kiến thức với những ai quan tâm mà thôi. Tôi cũng không mong tìm thêm những người yêu mến mình.


Thân ái,


Linh

19:16 Tuesday,29.1.2013

Đăng bởi:  Hạnh Phúc

Bạn Soi làm đúng rồi còn gì nữa. Nếu là công kích thì người đọc cũng sẽ nhận ra. Cho dù có thêm đoạn thể hiện lòng yêu mến của Trần Trọng Linh đối với Trần Đức Quỷ thì nội dung bài viết nó cũng không thay đổi. Mà người đọc thì thông minh lắm, ai mà không hiểu Trần Trọng Linh muốn nói gì!

Mà sao giới nghệ sỹ nó loằng ngoằng thế, muốn đi vào vấn đề chính thì phải rào trước đón sau lâu thế. Cứ nói thẳng ra người ta lại yêu mình hơn.

19:02 Tuesday,29.1.2013

Đăng bởi:  Hạnh Phúc

Bài viết quá dài, tư duy lộn xộn, hành văn khó hiểu, không thoát ý. 
Chỉ thấy cái ý muốn thể hiện bản thân mình.

16:08 Tuesday,29.1.2013

Đăng bởi:  N.H.Phương Lan

Theo những gì bạn “Sắp đặt khác gì điêu khắc” nói thì tác phẩm "Những con mắt nguyên thủy" là sắp đặt rồi còn gì! Này nhé:


- Cũng “toàn bộ tổng thể là một tác phẩm chứ không chỉ có bức tượng. Bức tượng chỉ là một phần của tác phẩm sắp đặt.” Ở đây không gian đô thị lộng lẫy của l’Espace cũng là một phần của tác phẩm đấy chứ! Những ánh đèn của sảnh l’Espace nữa..., cũng là một phần của tác phẩm


- Cũng “bao bọc người xem bởi không gian trong đó có các bức tượng hoặc vật thể nghệ thuật”.


- Cũng cho “người xem bước vào một không gian được sắp xếp có chủ ý, trong đó ngoài bức tượng, còn có thể có các hiệu quả khác như của ánh sáng, âm thanh, hình ảnh phản chiếu v.v.” Các bạn có để ý tới những gương lồi của sinh vật lạ không? Hình ảnh của nam thanh nữ tú Hà Nội phản chiếu trên những cái gương ấy không? Tất cả cũng nằm trong chủ ý của Quỷ đấy, biết đâu!


- Và, quan trọng nhất, với tôi, “cái quan trọng nhất là hiệu quả mà toàn bộ tổng thể không gian sắp đặt (trong đó có bức tượng) gây cho người xem” là đặc điểm có ở “Những con mắt nguyên thủy”.


Vậy thì kết luận lại, tác phẩm của anh Quỷ sao lại không nên gọi là sắp đặt? Và trong một sắp đặt ai cấm có cả tranh, cả tượng? Theo tôi, tác phẩm sắp đặt này của Quỷ có một lõi điêu khắc lớn là con hươu nhiều đầu, nhiều chân kia. Việc anh có cân nhắc yếu tố không gian l’Espace như một tổng thể của tác phẩm không, tôi dám khẳng định là có. Không tin thì hỏi anh ấy nhé J

15:23 Tuesday,29.1.2013

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

Phải gọi đây là "Tượng Tương Sắp Hội" mới đúng anh Trần Trọng Linh nhỉ? Vì anh Trần Đức Quỷ có vẽ trên thân con hươu nữa mà. 
Anh Trần Trọng Linh đi xa lâu hoặc ít gặp anh Quỷ hay không để ý đến tiêu đề bài viết hoặc vẫn nhớ anh Quỷ là anh Quý như ngày nào mà quên mất hoặc không biết anh Trần Đức Quý ngày nào giờ đã đổi tên thành Trần Đức Quỷ chứ không phải nghệ danh như mọi người vẫn nghĩ! Lan man quá, he he, quay lại chủ đề chính cái nào. 
Nếu mọi người đều xác nhận và coi chiếc bồn tiểu của Duchamp là tác phẩm nghệ thuật sắp đặt đầu tiên thì em có một vài suy nghĩ tương đối ngây ngô và đơn giản nhưng thực tế muốn chia sẻ với mọi người là: Chiếc bồn tiểu bản thân nó chỉ là chiếc bồn tiểu mà thôi, việc nó trở thành nghệ thuật là do người nghệ sĩ nhìn thấy trong nó một quan điểm ý nghĩa phù hợp.... Với Duchamp "Chiếc bồn tiểu" trở thành đài phun nước và Duchamp coi đó là sự sáng tạo, là tác phẩm và kí tên xác nhận nó như bất cứ tác phẩm nghệ thuật khác là tranh, tượng... một hình thức thể hiện tính cá nhân của nghệ sĩ đây, e he! Bây giờ mọi người coi Duchamp là cha đẻ của nghệ thuật sắp đặt và chiếm đoạt bởi ông là người giúp mọi người thức tỉnh hay là kẻ lừa đảo tạo ra một đống rác đưa mọi người vào ảo tưởng, vào ngõ cụt thì thời gian sẽ trả lời... dạo này em thấy tình hình căng thẳng phết í.
Những điều anh Trần Trọng Linh chia sẻ em nghĩ nó đúng một phần chứ chưa thật đầy đủ, vì đầu tiên với sắp đặt phải là Chất Liệu: Sắp đặt cho phép người nghệ sĩ lựa chọn bất cứ thứ gì nó hiện hữu ở đây, bây giờ xung quanh chúng ta, em muốn nói đến khía cạnh vật chất bao gồm: con người, động vật, nước, không khí, lửa, phấn hoa, đường, sữa, mắm, muối hay thậm chí đến chính những tác phẩm có sẵn như tranh, tượng, đồ mỹ nghệ... Trong sắp đặt đó chỉ là chất liệu không hơn không kém
Vấn đề thứ hai và quan trọng nhất là: tìm, nhìn, cảm, ngộ, nhận thấy... trong nó những thông điệp tư tưởng sáng tác của mình. Thông qua đó sáng tạo xây dựng ý tưởng, kết hợp kĩ năng phù hợp với từng chất liệu để làm nổi bật những thông điệp mà mình muốn nói. Giữ nguyên chất liệu gốc như Duchamp và kèm theo một tờ giấy đọc to cho mọi người biết tại sao tôi chọn nó he he hay biến đổi. Damien vừa giữ nguyên những tiêu bản nhưng cũng chế tác nó như tác phẩm "Con bò vàng"... để làm nổi bật quan điểm hay sự áp đặt cá nhân của mình.
Điều quan trọng thứ hai trong một tác phẩm sắp đặt chính là một tờ giấy Statement tỉ lệ tác phẩm và tác phẩm có thể 50% tác phẩm 50%. Statement tùy thuộc nghệ sĩ và bản thân tác phẩm có đủ mạnh hay không. Vấn đề này mọi người em thấy cãi nhau suốt trên Soi, he he, phải chăng hai cái này chưa hòa làm 100%. Nếu không có cái này khéo tác giả bị cho ăn đòn í chứ. Vì mời người ta đến để cho nhìn bồn tiểu hay ngửi nước sông Tô Lịch toàn rác là rác mà... 
Câu chuyện thứ ba mà em thấy anh có nói nhiều là về không gian cái này em nghĩ nó cũng tương đối như mọi không gian hàm chứa các tác phẩm khác trong nó! Bản thân không gian cũng là một chất liệu như em nói ở trên...
Còn không gian nghệ thuật thì giờ có nhiều và đa dạng như chính chất liệu của sắp đặt vậy thích thì bày ở chuồng lợn nhà mình như tác phẩm "Đàn lợn mất đầu" của anh Quỷ nó cũng có sức nặng thông điệp ghê gớm í chứ, bày ở không gian trang trọng như Trung tâm văn hóa Pháp là tôn trọng người cho tiền mình làm và đem quà quê lên phố hưởng chơi, tiện cho anh em gặp nhau chè chén, hi hi. Không nên bó hẹp về cái gì... chẳng qua nó góp phần nêu bật được thông điệp mà tác giả muốn nói hay không ở đây. Em có ví dụ về một tác giả cùng một tác phẩm: Tác phẩm tượng sáp Hiler của tác giả Maurizio. Tác phẩm bản thân nó là một bức tượng đã có một ý nghĩa riêng của tác giả. Tác phẩm này đã được bày, sắp đặt tại nhiều không gian khác nhau và mỗi không gian mang lại một ý nghĩa khác nhau, khi nó được treo lên cùng tất cả các tác phẩm khác của nghệ sĩ tại bảo tàng Guggemheim, nó là lời bế mạc cho sự từ giã nghệ thuật của ông, nhưng khi nó bày ở Warsaw Ghetto khu vực mà Quân phát xít tàn sát người Do Thái nó lại mang một ý nghĩa khác hoàn toàn, một sự phẫn nộ. 
Nên ý anh về không gian địa điểm, lịch sử em nghĩ nó cũng mang ý nghĩa tương đối như mọi không gian nghệ thuật khác. Nó rất quan trọng nhưng chỉ là một phần của tất cả. 
Em là người đơn giản biết gì viết đấy, nghĩ sao nói vậy, chỉ được đến đây có thể nhiều điều anh em mình chưa được hiểu nhau, có gì anh Linh đại xá nhé.   
 

15:04 Tuesday,29.1.2013

Đăng bởi:  hồ thu ba

Tôi ủng hộ anh Linh, tác phẩm của Trần Đức Quỷ rõ ràng không được tạo ra chỉ dành cho không gian triển lãm tại L’Espace. Tôi sẽ còn thấy nó lỗng lẫy hơn nữa ở không gian sáng sủa và rộng rãi hơn.

14:38 Tuesday,29.1.2013

Đăng bởi:  Sắp đặt khác gì điêu khắc?

Trần Trọng Linh nói đúng.
Sự khác nhau cơ bản giữa sắp đặt (installation) và điêu khắc là ở chỗ sắp đặt chú trọng vào không gian, môi trường bao quanh bức tượng hay vật thể. Toàn bộ tổng thể là một tác phẩm chứ không chỉ có bức tượng. Bức tượng chỉ là một phần của tác phẩm sắp đặt. Còn tác phẩm điêu khắc chỉ chú trọng tới hiệu quả nó gây cho người xem khi người xem nhìn vào nó mà thôi.
Nói cách khác, điêu khắc là tác phẩm được người xem nhìn từ ngoài vào, còn sắp đặt bao bọc người xem bởi không gian trong đó có các bức tượng hoặc vật thể nghệ thuật. Người xem bước vào một không gian được sắp xếp có chủ ý, trong đó ngoài bức tượng, còn có thể có các hiệu quả khác như của ánh sáng, âm thanh, hình ảnh phản chiếu v.v. Chi tiết tạo hình, cách thể hiện của bức tượng là cần nhưng không phải là cái quan trọng nhất trong một tác phẩm sắp đặt. Cái quan trọng nhất là hiệu quả mà toàn bộ tổng thể không gian sắp đặt (trong đó có bức tượng) gây cho người xem. 

13:44 Tuesday,29.1.2013

Đăng bởi:  N.H. Phương Lan

Tôi cho rằng Trần Trọng Linh cũng mù mờ về thể loại của tác phẩm "Những con mắt nguyên thủy". Những tiêu chí anh đưa ra để không gọi sinh vật lạ này là sắp đặt đều chưa thỏa đáng. Mong anh trả lời giúp vậy theo anh thì "Những con mắt nguyên thủy" thuộc thể loại gì? Vì sao gọi là sắp đặt thì sai? Cảm ơn anh.

12:18 Tuesday,29.1.2013

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

Em nghĩ đây là tượng kết hợp sắp đặt có tương tác  Gọi là tượng sắp tương được không anh Linh ui 

10:47 Tuesday,29.1.2013

Đăng bởi:  Sương

Ý của Trần Trọng Linh là sao? Là tác phẩm của Quỷ không phải sắp đặt mà là điêu khắc?

23:49 Monday,28.1.2013

Đăng bởi:  Trần Trong Linh

Thật ra trong hình chỉ có mặt và mông của Linh, nếu có xấu hổ thì là Linh chứ không phải ai khác. Thôi, không sao, cũng chỉ để cho mọi người cùng vui nhân dịp cuối năm rảnh rỗi thôi. Cảm ơn Soi.

23:29 Monday,28.1.2013

Đăng bởi:  admin

@ Trần Trọng Linh: Chắc tại Soi cổ hủ quá Linh ạ, nên hình Linh gửi Soi không dám đưa lên :-). Linh đưa vào một trang cá nhân nào của Linh đi rồi gửi đường link để Soi chèn vào trong cmt nhé, như thế Soi đỡ "ngượng" hơn :-). Thông cảm nhé, Linh chịu trách nhiệm về hình và bài của Linh, nhưng Soi cũng phải chịu trách nhiệm về những gì của cộng tác viên mà mình đưa lên nữa.

23:17 Monday,28.1.2013

Đăng bởi:  Trần Trong Linh

Soi ơi,
Bức hình Linh gửi là bức hình úp mặt vào tường thôi không phải bức ảnh đứng đái.Nếu được Soi cứ cho lên cho vui. Linh viết và tự chịu trách nhiệm về bản thân. Cảm ơn vì Soi đã giải thích đầy đủ.

22:03 Monday,28.1.2013

Đăng bởi:  admin

@ Trần Trọng Linh: Phần hình ảnh mà Linh gửi Soi chỉ mở được hình "đứng đái" :-).
Cmt đầy đủ của Linh thì Soi đã đưa lên ở phần cmt. Còn để đưa lên thành bài thì Soi xin được lấy phần bàn về các đặc điểm của sắp đặt (theo Linh) mà thôi. Soi nghĩ không ai cho rằng Linh công kích Trần Đức Quỷ đâu, và Quỷ thể nào cũng đọc phần cmt đầy đủ của Linh. Để bài như thế này thì mọi người dễ thảo luận tập trung hơn.
Cảm ơn Linh.

21:59 Monday,28.1.2013

Đăng bởi:  Trần Trong Linh

Soi mến.


Theo linh nghĩ thì ở bài viết này Soi nên đăng đầy đủ phần viết của mình.mặc dù phần đầu dẫn dải không có liên quan trực tiếp vào phần lý luận nghệ thuật.Nhưng để tránh trường hợp mọi người tranh cãi theo kiểu dìm hàng mà Linh thì thật sự rất quý nghệ sỹ Quý đúng như những gì linh bày tỏ ở bài viết. Nếu cắt đi phần này sợ rằng mọi người nhìn nhận theo hướng công kích tác phẩm mà không nhìn thẳng vào nội dung bàn luận.


Chính vì lý do đó Linh viết phần đầu chẳng cắm vào phần sau nhưng về "tình" thì tránh mất, và hiểu sai giữa những nguời bạn nghệ sỹ với nhau. Còn phần cuối đó là bức ảnh Linh không nghĩ nó hàm chứa cái dung tục, mụch đích chính là để giảm nhẹ cái phần lý thuyết khô khan ở trên mà ít ai muốn đọc một phần để cho mọi nguời cảm nhận rằng ở đâu đó chúng ta cũng có thể làm ra được một tác phẩm hay bày tỏ quan điểm của mình qua một hình thức nào đó. Cảm ơn soi nếu các bạn và anh chị cân nhắc kỹ về nguyện vọng của Linh.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả