Thị trường

Nhiều câu hỏi phía sau
vụ "lùm xùm"… tranh chép

Cách đây gần 20 năm, lúc tôi còn công tác ở báo T.N, tôi đã có dịp tiếp cận và phản ánh lên mặt báo T.N về trường hợp gọi là “chép tranh” của họa sĩ Nguyễn Thị Hiền mà “nạn nhân” là họa sĩ Lê Quảng Hà. Tình cờ đến không ngờ, sự việc […]

Ý kiến - Thảo luận

13:24 Thursday,31.1.2013

Đăng bởi:  thắc mắc

Theo tôi hiểu thì năm 1994 là năm bà Hiền mua bức tranh nhái và cũng là năm bà đến nhà anh Hà. Có một số thắc mắc mà nếu được làm rõ thì có lẽ cũng không cần sự xuất hiện của bà Đoan để vấn đề được minh bạch:
Thời điểm anh Hà phát hiện tranh nhái tại gallery của bà Hiền là năm nào?
Bài báo nói trên được xuất bản năm nào?
Anh Hà bảo bức tranh chép là chép theo tranh anh mới vẽ, chứ không phải tranh cũ, vậy bức đó là bức nào, sáng tác năm nào?
Theo anh Hà, lúc bà Hiền đến gặp anh tại nhà riêng, bà có chụp lại một số tranh của anh Hà. Vậy những bức tranh nhái có đúng là từ những bức ảnh ấy không?
Anh Hà khi thấy tranh nhái ở gallery bà Hiền, có nhờ cô nhân viên chụp cho mình bức ảnh. Bức ảnh ấy còn không? Có hình ảnh của bức nhái không?

Nếu những con nhái kia trùng với tranh của anh Hà sáng tác từ năm 94 trở lại đây (nhất là nếu nó trùng với những bức mà anh Hà cho bà chụp lại) thì bà Hiền là kẻ nói dối, bởi bà đã làm việc với anh Hà nhằm giới thiệu tranh của anh tại Nhật thì không lý do gì bà lại không biết những con nhái kia là...con nhái!

Trong bài viết trên, tác giả cho rằng bà Hiền,tại thời điểm 94, là người đã thành danh (thậm chí còn trước cả khi vào trường Mỹ Thuật!?) chẳng đời nào lại chép tranh của người vô danh (là anh Hà khi đó), vậy thử hỏi có ai dở hơi như bà Đoan không, khi chép tranh của kẻ vô danh ấy?

P/S: Anh/chị phóng viên cho hỏi: "20 chục năm" nghĩa là sao ạ?

16:07 Wednesday,30.1.2013

Đăng bởi:  Lệnh Minh

Tôi đồng ý một số điểm với tác giả của bài viết này, đặc biệt ở câu cuối cùng, là quanh vụ lùm xùm này, có "rất nhiều điều muốn...và đáng nói". Vì trước hết, ngay trong bài viết này cũng có nhiều điểm đáng nói, bởi có nhiều ý được sử dụng với ý định đánh tráo bản chất của sự việc.


Xin liệt kê tạm ra đây:


- Câu chuyện chị Hiền hẹn với họa sỹ Lê Quảng Hà và người bán tranh cho chị gặp nhau, để "ba mặt một nhời", không thấy tác giả đề cập tiếp đã diễn ra như thế nào (theo như lời họa sỹ Lê Quảng Hà thì đã không hề có cuộc gặp đó).


- Tác giả bài viết khẳng định họa sỹ Nguyễn Thị Hiền đã thành danh lúc gặp họa sỹ Hà khi ấy là "họa sỹ chưa có tên tuổi gì, chưa được biết đến nhiều", nhưng điều đó không có ý nghĩa dẫn tới một kết luận chắc chắn tuyệt đối rằng họa sỹ Hiền không chép tranh của họa sỹ Hà! Hai việc này hoàn toàn khác nhau! Lịch sử nghệ thuật thế giới không thiếu những ví dụ về việc các bậc thầy vẫn đạo tác phẩm của những bậc đàn em để lấy danh như thường!


- Cũng tương tự, sự phẫn nộ của họa sỹ Nguyễn Thị Hiền, rằng thà bà chép những tác phẩm của các bậc "met" bán được cả trăm ngàn dollar chứ ai lại thèm chép những "bức tranh vớ vẩn, giá vài chục dollar", cũng không thể là lý lẽ để tất yếu dẫn tới việc khẳng định rằng bà không chép tranh. Việc chép những bức tranh giá trị hàng trăm ngàn dollar "dễ bị lộ" hơn nhiều so với việc chép các bức tranh bán với giá vài chục dollar, người trong giới làm tranh giả ai cũng biết điều ấy.


Vả lại, nói "chép tranh" ở đây không có nghĩa là tự tay bà Hiền chép, mà xét về mặt lý thuyết, là chủ một phòng tranh, bà hoàn toàn có khả năng có một đội ngũ thợ thuyền để làm công việc chép tranh, và phòng tranh là nơi lượm bạc cắc, chứ không phải là nơi bán những "kiệt tác nhái" một phát kiếm hàng trăm ngàn dollar nhưng rất dễ có nguy cơ bị lộ.


- Việc dẫn lời của ông Lai, chủ gallery Lam Sơn, anh Hà dẫn một kiểu, tác giả bài viết kể theo lời của bà Hiền lại theo một kiểu khác, không có ý nghĩa gì mấy trong việc chứng minh sự thật của câu chuyện này. Lúc ấy ông Lai có vui miệng nói với anh Hà hay không, hay có nói nhưng bây giờ do quan hệ trong giới với bà Hiền, lại nói là " không gặp không nói", chẳng ai có thể chứng minh được cả, có khi ngay bởi chính ông Lai, vì thời gian trôi qua đã trên dưới 20 năm rồi. Trí nhớ con người ta ngắn lắm!


Nhưng tất cả những điểm "mờ mịt" nói trên (như ý cmt một bạn đọc của Soi cũng đã nhắc tới), cũng không có nghĩa khẳng định rằng bà Hiền đã chép tranh của họa sỹ Hà. Tôi rất muốn tin vào câu chuyện của bà Hiền về một người phụ nữ tên Đoan nào đó. Để làm sáng tỏ câu chuyện này, thật đúng là "nhỏ như con thỏ đang gặm cỏ"! Bà Hiền chỉ cần làm hai động tác rất đơn giản:


- Giải thích lý do vì sao không có cuộc "hội đàm ba bên" giữa bà với anh Hà và bà Đoan, theo như lời hứa của bà khi gặp anh Hà và ông Tri ở TP Hồ Chí Minh?


- Nếu vì một lý do bất khả kháng nào đấy mà đã không thể diễn ra được cuộc "đối chất" ấy thì chỉ cần bà Hiền cung cấp thông tin - ở thời điểm hiện tại - về bà Đoan, không phải về chiều cao cân nặng, mà là địa chỉ, nơi công tác, cách thức liên hệ, số điện thoại liên lạc và tốt nhất là để cho bà Đoan xuất hiện bằng xương bằng thịt, có cơ hội chứng minh được câu chuyện bà Hiền kể là hoàn toàn đúng sự thật. Thật là đơn giản và dễ dàng phải không? (Lạy Trời là đừng vì một lý do bất khả kháng nào đó mà không ai có thể tiếp xúc được với bà Đoan!)


Nếu làm được như thế thì câu chuyện lùm xùm này sẽ chấm dứt ở đây một cách giản dị!

12:26 Wednesday,30.1.2013

Đăng bởi:  loicanh

Có những kẻ danh giá lắm, nhưng dầu họ có đưa mình bọc vàng 9999 nhờ mình cầm hộ một lúc, mình cũng không dám!! Ở họ toát ra cái khí nặng nề và mộ đức, chắc tại khôn quá? Mà lại ít ngoan… Làm art phải dại dột và biết chịu thiệt thòi, ngây thơ cả tin để bị lừa và đã từng bị lừa, mới đúng là nghệ sĩ! Khôn ăn người thì ai cũng ghét, càng dùng lắm chiêu, càng dễ bị phản đòn, tự tay mình tát vào mặt mình, đau thêm. Tụi Tây thì dễ lừa lắm, nó có dính líu lâu dài với gallery Việt Nam đâu, hốt được vài bức tranh, pho tượng nào tốt là say goodbye ngay. Chỉ còn lại chúng ta với nhau, nên trung thực, tốt xấu gì cũng để lại cho đời sau, chứ có danh gì với núi sông mà phải khổ thế?

12:16 Wednesday,30.1.2013

Đăng bởi:  Mờ mịt

Trong bài viết này, tôi thấy có nhiều điểm còn “mờ mịt”:
-“Đồng thời cũng hứa với ông Hà (có mặt ông Đào Minh Tri) là mình sẽ thu xếp ra Hà Nội trong thời gian sớm nhất, để mình cùng ông Hà và người bán tranh là Đoan để “ba mặt một lời” cho sáng tỏ sự việc, để không còn hiểu lầm và ảnh hưởng đến uy tín của nhau.” Thời gian hẹn gặp là khi nào, ở đâu, nhân chứng …?!?
- “… bản thân họa sĩ Nguyễn Thị Hiền là một họa sĩ tên tuổi, tài năng đã thành danh ngay từ khi bước chân vào trường Mỹ thuật cho đến khi vào TP.HCM”. Điều này không chứng minh được là có “chép tranh” hay không? Trong cả bài tôi thấy tác giả không đưa ra được bằng chứng đơn giản nhất, để bác bỏ mọi cáo buộc “chép tranh” là cuộc gặp mặt 3 người, mà chỉ toàn lấy “danh tiếng” của họa sĩ Hiền để “khỏa lấp” mọi chuyện.

11:14 Wednesday,30.1.2013

Đăng bởi:  candid

Ở trên thì viết tắt ông Th. bà H. (chắc để tránh rắc rối, phóng viên VN hay dùng cách viết tắt này nhất là viết về người nổi tiếng).
Ở dưới thì ông Thịnh (cán bộ cao cấp công an) và vợ là bà Hà. :D

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả