Kiến trúc

Brasilia: do người Brasil, của người Brasil, cho người Brasil

SOI: Xin phép được dùng cmt của bạn Trần Quang Lu trong bài “Muốn biết đến một Hà Nội xưa…”. Soi tìm thêm ảnh và thêm ít text. Phần trong ngoặc kép là text của bạn Lu. Tên bài do Soi đặt. Cảm ơn bạn Lu nhiều. *               […]

Ý kiến - Thảo luận

9:44 Sunday,16.8.2015

Đăng bởi:  Khoa Hữu

Mình xin nhắc một ý nhỏ là sau khi Sài Gòn được chính phủ Ngô Đình Diệm tiếp quản, tất cả các công trình lớn trong trung tâm Sài Gòn đều được thiết kế xây dựng bởi người Việt. Dinh Độc lập, Hồ Con Rùa, cung văn hoá Việt Pháp, thư viện Tổng hợp, bệnh Viện Thống Nhất, toà cao ốc ngân hàng công thương... Đến nay, chúng ta chưa hề có những công trình cùng quy mô, chất lượng để thay thế và mở rộng thành phố sau 40 năm giải phóng.

18:34 Monday,4.2.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Mình không vọng ngoại hay cực đoan đến mức cứ Việt Nam là chê.
Ở đây, cuối cùng thì Brazilia vẫn có một giá trị nào đó được nhân loại công nhận, và người Brasil có quyền tự hào về điều đó. Chứ không phải "thủ dâm tinh thần", tự hào về cái mà nói thẳng ra, cũng không phải của mình.

11:28 Monday,4.2.2013

Đăng bởi:  Candid

@bác Lu:
Hôm trước vì comment trên điện thoại nên bị mất một đoạn. Ý em là mỗi tuần một người chết. Số người chết rất nhiều nên mới thành chuyện. Bài viết đấy là của 2 tác giả Wright and Turkienicz, 1988.


Chỉ tội giờ muốn đọc thì phải trả tiền.

8:17 Monday,4.2.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Xét trên quan điểm về một thành phố lý tưởng (kiểu Utopianism) được xây dựng thuần túy dựa vào quyết tâm chính trị (không biết Braxin khi đó có phải ra nghị quyết hay cái gì đó đại loại như toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Braxin quyết tâm xây dựng một thủ đô cho anh Lu sướng không) thì nó cũng thành công trên cách riêng của nó. Sự rực rỡ, nét quyến rũ của nó minh chứng cho tài năng của Lucio Costa và Oscar Nimeyer.
 
Tuy vậy, quan điểm của em vẫn vậy thôi, Brasilia giống một tác phẩm nghệ thuật hơn một thành phố trên quan điểm thương mại. Cái gì xây dựng trên quyết tâm chính trị thì khi thể chế thay đổi, nó sẽ đi về đâu?, sức sống của nó là từ đâu?.

0:17 Monday,4.2.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Candid ơi, đi ngang đường mà bị xe tông chết là chuyện bình thường. Ở Hà Nội và một số thành phố lớn khác đi trên vỉa hè còn bị xe tông chết nữa là.

10:02 Sunday,3.2.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Trương Quý

Cảm ơn bạn Lu và Soi về bài thú vị và ảnh hấp dẫn dù đã xem trước đây rồi. Đúng là một ví dụ trong mơ của mọi nhà quy hoạch.
Tôi nhớ có lần có một cô giáo là PGS.PTS khi giảng bài, nói cô từng đến thăm nhà hát Opera Sydney, cô bảo úi giời, gạch ốp bên ngoài tòa nhà hình con sò đấy giống của trường kiến trúc! Cả giảng đường cười rầm rĩ. Tất nhiên sinh viên hiểu là không ai ở đây tự sướng cả :-)

9:47 Sunday,3.2.2013

Đăng bởi: 

... nếu anh Lú  chê anh Quý là "tự sướng" thì anh Lú cũng rơi vào tình trạng "vọng ngoại" mà thôi. Theo con mắt một người thưởng thức thuần túy ảnh (của Soi) thì thấy lịch sử và vẻ đẹp của Brasilia cũng không có gì xuất sắc... - những dãy nhà của quá khứ, vuông chằn chặn gợi nhớ khu tập thể thời bao cấp nhà mình, một quảng trường trơ trọi thiếu màu xanh, khu trung tâm Esplanade có cái nhà rất giống Cung "điện" đối diện 42 YK, tòa giáo đường thì gợi nhớ tới rạp xiếc..., hehe đúng là chắc mình cũng mắc bệnh "vọng nội", nhìn đâu cũng thấy giống....


Nhân đây cũng xin hỏi có bạn nào biết công trình National Cathedral (Thánh đường Quốc gia) ở trên kia, mình thấy ở VN cũng có một cái giống thế mà ko nhớ là cái cổng chào hay cái đài phun nước ở đâu đó mà thấy giống lẳm?!


Cá nhân mình thấy một thực tế là dù hết lời bẻ bai bài viết nghiêm túc và đúng mực của anh Qúi, thì những ví dụ dẫn chứng của anh Lú chưa đưa ra điểm nổi bật hay hấp dẫn nào hơn ngoài một thành phố hiện đại buồn tẻ, nỗ lực nhưng thiếu đặc sắc thì vẫn rơi vào quên lãng như thường.


Hơn nữa, tuy bản chất người Việt vốn không nhiệt tình bốc lửa như người Brasil thì cái hay mấy nghìn năm chính là sự mềm nắn rắn buông để có thể thích nghi với vùng đất có quá nhiều thăng trầm này... ô hô cái câu "Tôi yêu Việt nam"!!!

8:18 Sunday,3.2.2013

Đăng bởi:  Candid

Hồi trước khi tôi học về Lập kế hoạch trong đó có nhắc đến thành phố này như một thất bại giữa kế hoạch và thực tiễn. Đại loại là thành phố không thiết kế cho khách bộ hành, không thể đi bộ vì các block quá xa nhau. Không có lối qua đường vì quá ít hầm chui. Có nghiên cứu chỉ ra năm 88 ít nhất 1 người chết vì đi ngang đường

3:36 Sunday,3.2.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Soi đặt tên hay đấy! :D
 
Nói thêm chút là Kubitschek là tổng thống theo phe cánh tả (có thiên hướng nghiêng sang xã hội chủ nghĩa). Chính vì thế nên ông ta đã cố gắng xây dựng Brasilia trở thành một mô hình thành phố không tưởng, tức là một thành phố mà ở trong đó mọi giai cấp xã hội đều bị xóa nhòa ranh giới. Do đó thành phố còn được biết đến với tên gọi "Thủ đô của hi vọng". Sau cuộc đảo chính của quân đội năm 1964, nội các mới lên nắm quyền, thành phố vẫn tiếp tục là thủ đô của Brasil, văn phòng chính phủ và các trụ sở chính của nhà nước vẫn được đặt ở đó.
 
Về hình dáng đô thị lúc ban đầu thì có người nói là hình cánh chim, hình máy bay, hay Soi thì bảo là hình bướm :D. Nhưng theo như Oscar nói lại thì Lucio Costa đã lấy hình ảnh cây thánh giá với hàm ý là vùng đất này là do Chúa đã chọn cho người Brasil.
 
Nói Oscar là "đệ tử" của Le Corbusier cũng không chính xác. Oscar là thế hệ "đàn em" trong phong trào hiện đại. Những công trình của Oscar đa số mềm mại và phóng khoáng hơn của Le Cor. Cái này chắc là do yếu tố con người, yếu tố dân tộc mang lại. Về tòa nhà trụ sở Liên hợp quốc ở New York, cả 2 ông đều được mời tham gia phương án thiết kế, và phương án tổng mặt bằng của Oscar đã được chọn.
 
 

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả