Đi & Ở

Le, la baguette

Ở bên Pháp, có hai chuyện đáng kể. Thứ nhất là tình yêu và thứ nhì là bánh mỳ. Tình thì vô vàn rắc rối, rừng Boulogne, rừng Vincennes, rừng cao su mâu thuẫn vân vân, tôi chỉ biết kể chuyện bánh mỳ. Năm nay hai trăm năm kỷ niệm Cách mạng Tư sản Pháp, […]

Ý kiến - Thảo luận

14:50 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  Hương Thủy

@ Đỗ Khiêm: Đọc bài này xong em tí sặc nước. Chắc phải thức khuya đến 3h sáng nên mới kể câu chuyện như thế. Tí mình sẽ mua bánh mì.

15:48 Monday,4.2.2013

Đăng bởi:  Rau sạch

@ admin ui, rau sạch là rau an toàn, tức là rau không có hoặc có rất ít dư lượng thuốc hoá học được tẩm vào theo sự chỉ đạo của người trông coi vườn rau để rau trông có vẻ xanh tốt, xứng đáng là rau được vun trồng có quy hoạch ngay hàng thẳng lối, theo định hướng của hội trồng rau vĩ đại. Ăn rau này sẽ bị ngộ độc đồng loạt.
Cũng may là sau những vố bị lừa liên tiếp, người tiêu dùng ngày nay đã khôn hơn rồi. Họ không tin vào rau rởm nữa. Nếu có bắt họ ăn thì họ cũng chỉ giả vờ ăn thôi, sau đó quay đi nhổ ra cho bằng hết, tự tìm rau an toàn mà ăn, dù rằng đôi khi phải trả giá đắt để ăn được miếng rau thật.
 
 

13:19 Monday,4.2.2013

Đăng bởi:  admin

@ Rau sạch: Soi không hiểu ý bạn lắm :-), giải thích kỹ hơn giùm nhé.

12:19 Monday,4.2.2013

Đăng bởi:  Rau sạch

 
Hay nhất là Soi cứ xài rau tự trồng thôi. Ít nhất thực khách của Soi còn được ăn rau sạch.
  

9:39 Monday,4.2.2013

Đăng bởi:  Admin

Anh Đức Hòa thân mến, Soi cũng có biết quyển sách đó, và khi có dịp sẽ đưa các bài như anh nói lên trang. Tuy nhiên, bản thân Soi, suốt ngày đọc về Mỹ thuật thì cũng chán. Trong khi xung quanh một người chơi tranh thì thường có những điều thú vị khác, như: trang trí nhà cửa, chơi hoa, đi du lịch, an uống, xem phim, chụp ảnh,…Soi nghĩ trang web này, một mặt là để cung cấp những thông tin nho nhỏ cho họa sĩ, một mặt là để cho giới họa sĩ vào đây đọc các thứ lăng quăng khác. Bản thân Soi không có tham vọng là nơi cung cấp kiến thức Mỹ thuật một cách hàn lâm và quá nghiêm túc, vì thứ nhất, trình độ Soi không được như thế; thứ hai, chính Soi một tháng đọc chừng 3 bài như thế cũng thấy mệt rồi. Do vậy, Soi chọn hình thức này để mọi người tùy nghi. Nếu không thích đọc bài về các lịch vực khác “quanh tranh”, thì vẫn còn những bài khác về Mỹ thuật để đọc.
Nhưng bản thân Soi thì rất thích các bài viết của anh Đức Hòa, vì vừa nghiêm túc nhưng lại cũng dễ đọc và thiết thực, cho nên không có gì là nặng nề cả. Tuy nhiên, anh Hòa đâu có thể một ngày viết một bài như thế được, đúng không anh? :-)

8:49 Monday,4.2.2013

Đăng bởi:  hoạ sĩ Đức Hoà

Xem bài này tôi thấy cũng hay hay, làm tôi chạnh lòng nhớ hồi mới sang Pháp, vô cùng rụt rè, đúng như con mèo phải nước... 
Tuy nhiên tôi hơi thắc mắc: tại sao Soi không tìm để đăng tải những bài viết của các hoạ sĩ Việt kiều về Mỹ thuật có đúng chuyên môn hơn không? Ví dụ các bài tập hợp trong sách "Đi trong thế giới hội họa" của Văn Ngọc (tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Paris 1964), NXB Trẻ 2004, mà tôi thấy rất hay vì nó bổ sung được nhiều kiến thức sát sườn mà mình tưởng bở là đã biết mà chưa biết (giống như tôi nhìn lên trời cứ tưởng nó tròn như miệng giếng).

23:21 Sunday,3.2.2013

Đăng bởi:  Linh cao

Bài viết của Đỗ huynh làm mình phải đi mua ngay bánh mì về nướng bơ tỏi, và lần mò thế nào lại ra cả bài trước viết về làng chơi Paris, nên nổi máu yêng hùng, mua luôn chục bánh mỳ cho mấy cô tiếp viên karaoke đầu ngõ!
Ăn bánh mỳ lại khát nước, nhìn thấy lọ mật ong bạc hà, bèn pha ngay một cốc với mấy thìa nước mơ. Và vì nhìn thấy hũ mơ ngâm, mình mới nhớ ra người cho mơ, cách đây 3 năm!! Một người bị mang tiếng là khùng điên, một họa sỹ đôc đáo, có tư chất nhà văn, đã đến nhà mình chơi, ngồi đến 3 giờ sáng, nói chuyện say sưa với chồng mình. Mình nằm trong buồng, nghe lỏm được đoạn này :
”Một chàng cao thủ võ lâm kia (như Kiều Phong ấy), quăng quật tôi luyện số má đã nhiều, đến khi nổi tiếng rồi, trở về bản quán hành nghệ bảo kê, cũng thập thò lúc ẩn lúc hiện, điệu lắm. Chàng nuôi một đứa dở hơi, để lúc chàng hát thì nó múa, kiểu như nhạc và lời, phải đi với nhau. Bà con lối xóm thấy chối tỉ lắm, nhưng cứ phải nghe và xem đều. Một ngày nọ, bỗng có tin đồn về một ngọn núi trong vùng phát lộ linh thiêng, bà con tín lắm, ít đến nhờ vả chàng dần dần. Chàng cũng muốn đến xem thế nào, nhưng lại ngại ngần và cũng do sĩ diện nữa! 
”Thời gian trôi, đến lúc chàng tìm đến nơi, thì chỉ thấy một ngọn núi bình thường, không còn ai lai vãng hay cúng bái.Thấy một tiều phu đi ngang qua, chàng níu lại hỏi han. Thì mới biết, ông Thần Núi đã bỏ đi rồi !?!
”Từ đó, chàng cứ đi lang thang khắp mọi miền gần xa, để tìm lại cho mình một cơ duyên không bao giờ gặp. Và chàng hiểu rằng nếu gặp sẽ lại càng vô duyên.”
Chuyện mình kể rất nhạt, chúc các bạn ngủ ngon, sáng mai nhớ mua bánh mỳ ăn nhé?

20:26 Sunday,3.2.2013

Đăng bởi:  Rousseau

The các sử gia thì không có bằng chứng nào cho thấy bà Marie-Antoinette từng nói câu "Cho chúng nó ăn brioche." Câu này không phù hợp tính cách bà.
 
Câu nói này đã được đồn đại từ trước 1789. Theo lời vua Louis XVIII kể lại thì Marie-Thérèse (1638 - 1683), vợ Louis XIV, mới là người đã nói hãy để dân Pháp ăn vỏ pâté. (Que ne mangent-ils de la croûte de pâté?') Jean-Jacques Rousseau cũng kể lại câu chuyện bà Marie-Thérèse nói như vậy trong Les Confessions (Tự thú) viết vào khoảng  năm 1766 - 1767, tức khi Marie-Antoinette mới khoảng 10 - 11 tuổi.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả