Kiến trúc

Thư gửi các kiến trúc sư, hay là niềm hy vọng vào rẻ-tốt-đẹp

  Trong một cái Tết cách đây nhiều năm, tôi nhớ có nghe được lời phàn nàn đùa cợt của một người bạn bố nói về vợ mình: “Cô mày lúc nào cũng chỉ thích đồ phải rẻ-tốt-đẹp. Thích thế thì thiên hạ chết hết”. Lúc đó, kỳ thực tôi không tin rằng trên đời […]

Ý kiến - Thảo luận

9:07 Thursday,28.7.2016

Đăng bởi:  Huy

Công trình kiểu này dùng ở nông thôn VN (đất rộng, giá rẻ) thì được. Nhưng nó sẽ khá nóng vào mùa hè vì vỏ thép rất dẫn nhiệt. Công trình hiện tại được dùng ở Anh thì ko sợ nóng vì Anh là nước thuộc xứ hàn đới.

1:15 Thursday,25.4.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Tran Lan chắc vừa bảo vệ xong luận án tiến sỹ kiến trúc Việt Nam à? Viết lách lí luận dõng dạc hùng hồn đâu ra đấy, đúng chất tiến sỹ kiến trúc Việt Nam. Mình thì mình hơi bị nghi ngờ cái "chất xám" của kiến trúc sư Việt Nam mà bạn đã nói. Nếu đúng xám thật thì sao kts Việt Nam lại suốt ngày bị chủ đầu tư chỉ đạo, với dạy dỗ nhỉ? Băn khoăn wá? Hay có khi hem phải chất xám đâu Tran Lan ạ, khả năng là chất tím đấy, tím mộng mơ. Bạn xem lại hộ mình cái nhé!
 
"...Mình cũng mở mang thêm kiến thức của bạn Lu nhé, kiến trúc sư được đào tạo để tạo nên vẻ đẹp cho công trình, cho đô thị chứ không phải là người đi thiết kế mấy cái hố ga..."
Kinh đấy, mình nể phục bạn!
Cảm ơn bạn đã mở mang kiến thức cho mình nhé! Ở đây có kiến trúc sư lỗi lạc Phó Đức Tùng và kiến trúc sư tài năng Nghiêm Toàn...nhưng mà mình chưa thấy ai nói được hay như bạn. Mình thì thấy bọn kiến trúc sư tây nó vẽ hố ga với toilet đẹp lắm, trình bày ngăn nắp sạch sẽ đâu ra đấy, nhưng mà bọn nó tạo vẻ đẹp cho công trình, cho đô thị chắc là thua kiến trúc sư Việt Nam, nhỉ? Công nhận là kiến trúc sư Việt Nam giỏi, vẽ đẹp hơn tây, mà vẽ toàn cái hoành tráng tầm cỡ công trình, đô thị trở lên. Bọn kiến trúc sư tây đúng là bọn mọi, vẽ thì xấu, lại còn đi vẽ cả hố ga, nhể bạn Tran Lan nhể?
 

19:32 Wednesday,24.4.2013

Đăng bởi:  tran lan

@Trần Quang Lu: không nên quá khích và ấu trĩ như thế, kiến trúc sư và chủ đầu tư xét cho cùng cũng chỉ là quan hệ mua bán, anh bỏ tiền ra mua sức lao động của tôi thì tôi bán sức lao động của tôi để lấy tiền của anh, tôi nhận tiền của anh nhưng giúp anh nhận tiền từ người khác.


Nhờ chủ đầu tư mà kiến trúc sư sống được và ngược lại nhờ chất xám của kiến trúc sư mà chủ đầu từ mới bán sản phẩm và tồn tại được. Đây là quan hệ cộng sinh không phải là xin cho nên không thể gọi là “ăn cháo đá bát” như phát ngôn của bạn Lu. Đấy là chưa kể kiến trúc sư dùng chất xám của mình giúp chủ đầu tư ngoài tồn tại còn mua nhà lầu xe hơi, sống một cuộc sống xa hoa, dư giả, trong khi chủ đầu tư chỉ giúp người kiến trúc sư có miếng ăn qua ngày khó có kiến trúc sư nào giàu sang bằng chủ đầu tư, rồi chủ đầu tư là người chỉ đạo kiến trúc sư phải làm sai để thu phần lợi về mình, khi bị tuýt còi thì đổ thừa do tư vấn thiết kế, như thế này mới gọi là ăn chào đá bát bạn Lu ạ.


Mình cũng mở mang thêm kiến thức của bạn Lu nhé, kiến trúc sư được đào tạo để tạo nên vẻ đẹp cho công trình, cho đô thị chứ không phải là người đi thiết kế mấy cái hố ga. Chủ đầu tư không biết nên mới thuê kiến trúc sư, nhưng khi kiến trúc sư làm ra sản phẩm thì chủ đầu tư đứng vai trò là một người chủ nhiệm đầy quyền lực và hiểu biết bắt mọi thứ nhất nhất phải theo ý mình chứ không chịu nép mình là người thiếu hiểu biết, đây chính là cái những người không biết gì đi dạy những người biết gì của ông Đoàn Nguyên Đức đấy bạn Lu ạ, và cuối cùng sản phẩm của những người được cho là hiểu biết như thế nào thì chắc không nói bạn cũng nhận biết được chứ ạ.

19:29 Wednesday,24.4.2013

Đăng bởi:  Lê Phương

Chào bạn Tràn Lan,
Mỗi người có cách nhìn khác nhau về kiến trúc và nghề kiến trúc ở Việt Nam, điều đó không ai cấm cản, tuy nhiên nếu đã phát biểu thì nên suy nghĩ thấu đáo và chặt chẽ. Thấu đáo và chặt chẽ không phải là ra sức phê phán hùng biện những hiện tượng bề nổi mà cần phải nhìn vào cả quá trình phát triển của kiến trúc qua từng thời kỳ để suy ngẫm và tường tận tại sao và vì cái gì đặc biệt có liên hệ đến hình thái xã hội và cả ... chỉ số GDP tại thời điểm xem xét. Có hiểu rõ thì mới có cách nhìn chung dung và cách phán xét công bằng.
Nói dài dòng vậy nhưng tôi chỉ ngắn gọn đánh giá ý kiến của bạn là hời hợt, nếu bạn làm nghề thì quan điểm đó càng đáng trách.
Thời gian không đủ để nói dài dòng, nếu bạn có điều kiện khuyên bạn nên đọc các sách về lịch sữ kiến trúc Việt Nam qua các thời kỳ, lịch sữ phát triển các nền kiến trúc trên thế giới, các bộ tiêu chuẩn Việt Nam và Thế giới, đặc biệt là thời kỳ từ đầu thế kỷ 20 đến nay v.vv
 

18:19 Wednesday,24.4.2013

Đăng bởi:  Sương

@ Tran Lan: Ai mà chẳng muốn ở được trong một không gian vừa độc, vừa lạ. Nhưng nếu một căn nhà nhìn vào chỉ độc và là mà khó ở được thì sao? Dùng làm lăng hả bạn?
Theo tôi, với một công trình kiến trúc dân dụng, yếu tố đầu tiên là phải ở được đã, kế là độc và lạ.
Quan điểm của tôi khác bạn. Cũng như lấy vợ, ai cũng muốn có vợ độc và lạ, nhưng đầu tiên phải là vợ đã. Nếu không thì đi gội đầu cho nó nhanh.

17:56 Wednesday,24.4.2013

Đăng bởi:  tran lan

@Suong:  bạn nói như thế có vẻ nặng nề và tư duy ao làng quá, các công trình đạt giải thưởng ở ngoài nước thường được đánh giá cao ở phần ý tưởng, vì trình độ kiến trúc của họ so với Việt Nam thì đúng là 1 trời một vực, nên họ nhận ra đúng bản chất của 2 từ kiến trúc chính là ý tưởng nên họ luôn đặt tiêu chí ý tưởng lên hàng đầu trong các cuộc thi kiến trúc, không giống như nền kiến trúc Việt Nam suốt ngày chỉ loay hoay tìm cái gọi là công năng, phù hợp thực tế… nhưng tất cả phần tất yếu này thường không được quyết định hoàn toàn bởi kiến trúc sư mà bị chi phối bởi các thế lực có tiền và có quyền, chính vì lý do đó mà nền kiến trúc Việt Nam mà cụ thể là các kiến trúc sư Việt Nam luôn loay hoay tìm những cái mà tất yếu nó phải là như thế những cái mà ở các nền kiên trúc tiên tiến xem như  là các bài học vỡ lòng, từ đấy mà không còn đủ thời gian tư duy vào cái bản chất chính của kiến trúc đó chính là ý tưởng. Từ các bài phân tích về các công trình đạt giải của 1 số kts Việt Nam mới thấy cái tầm nhìn của các kiến trúc sư Việt Nam nó cao và xa như thế nào? Người ta đã qua rồi cái thời loay hoay tìm kiến công năng với thực tế…vì họ đã có những công trình mà cách đây 1 thời gian còn bị cho là không tưởng là điên rồ. Họ đã qua rồi cái thời chỉ cần cái nhà để che mưa che nắng, hiện nay họ đã tiến tới cái gọi là không gian ở phải độc và lạ. Những cái độc và lạ này lại được các kiến trúc sư Việt Nam nhìn dưới con mắt của 1 anh chàng tập sự, đây chính là cái khập khiển trong tư duy của hầu hết kiến trúc sư Việt Nam.

15:53 Wednesday,24.4.2013

Đăng bởi:  Sương

@ Tran Lan: Theo như bạn nói thì nước ngoài đã trao giải thì trong nước mặc nhiên phải chấp nhận, không được phân tích mổ xẻ theo hướng "lề trái" hả? Tâm lý đâu mà nô dịch vậy Trời! Nước ngoài thì kệ nước ngoài chứ, chẳng lẽ người Việt cứ phải sống và làm việc theo nước ngoài, không được có ý kiến riêng à?
Nước ngoài trao giải vì hướng tiếp cận mới, còn nước ta bình luận theo hướng có thể áp dụng trong thực tế không, thế thì có gì mà sai? Còn hơn một thứ nước ngoài thấy hay nhưng không mang ra xài, nước trong thấy không xài được cũng không dám nói, vì nói thì bị bảo là ghen tị, khập khễnh, là ngu!

15:02 Wednesday,24.4.2013

Đăng bởi:  tran lan

Mình đọc nhiều bài hiện nay, thấy có 1 nhận thức hết sức sai lầm của đại đa số KTS Việt Nam về thắc mắc tại sao có nhiều công trình đạt giải nước ngoài nhưng lại không đạt giải trong nước cũng như không được đánh giá cao ở trong nước, thông qua các bài mỗ xẻ và phản biện hết sức ấu trĩ và khập khểnh do không hiểu đúng bản chất của vấn đề.
Mình đã từng gửi mail và trao đổi với 1 số kiến trúc sư nước ngoài trong đấy có người là học trò của 1 vị trong ban giám khảo về một số thắc mắc của các KTS Việt Nam. Đại đa số các kiến trúc sư nước ngoài đều nói rằng, họ trao giải cho các công trình của Võ Trọng Nghĩa hay của Benjamin...không phải là vì nó đã hoàn thiện đã tuyệt vời không có lỗi mà họ trao giải ở đây là trao giải cho cái mới, cái sáng tạo cái chưa ai làm, cái mang tính chất tiên đề, mang tính chất gợi mở cho một triết lý mới, một hướng tiếp cận mới của kiến trúc. Còn đem ra soi vào chi tiết như các bài viết đã đăng thì thật là quá khập khễnh và không khách quan.

13:24 Thursday,18.4.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Hi Bùi Trà Mi,
 
Nói chung là ai cũng có quyền được mơ, và không ai có quyền đánh thuế giấc mơ của người khác, "I have a dream" như chú gì da đen đã nói. Tuy nhiên, đời nó không như là mơ, và dòng đời nói chung là không êm ái như dòng sông, em ạ. Cái gì nó cũng có giá của nó, và không có bữa trưa nào là miễn phí cả. Tốt và Đẹp thì không bao giờ có giá Rẻ, như các cụ nhà mình đã nói : "của rẻ là của ôi" là cấm có bỏ đi chữ nào. Anh cũng biết giấc mơ rẻ-tốt-đẹp của em là xuất phát từ tấm lòng thương yêu người nghèo, muốn làm một cái gì đấy tốt đẹp để đóng góp cho xã hội, tuổi trẻ mà biết nghĩ như thế là rất tốt, anh cực kì ủng hộ giấc mơ của em. Chúc em sẽ có thêm nhiều giấc mơ đẹp hơn nữa!

12:40 Thursday,18.4.2013

Đăng bởi:  Bùi Trà My

@ MÂY: Ôi em xin lỗi lúc ấy vội vàng nên comment tối nghĩa tối nghĩa quá.
Về Võ Trọng Nghĩa, chỉ là một liên tưởng so sánh về việc đi thi trong nước không được giải ra ngoài lại được vinh danh. Đồng thời việc sử dụng vật liệu 'bền vững' cũng là một điểm tương đồng. 
Về rẻ-tốt-đẹp là em so sánh triết lý của Benjamin với dự án Container City ở UK. Võ Trọng Nghĩa không có liên quan Mây ạ. 
Và đúng là 'đúng giá' thì là tốt nhất rồi. My em hoàn toàn đồng ý. Nhưng một lần nữa thế nào cũng có người hỏi tiếp, thế nào là đúng giá, bao nhiêu là rẻ bao tiền là đắt. Rẻ với người này đắt với người kia. Với lại em nghĩ rẻ chỉ là một sự so sánh khi có cái được cho là 'đắt'. Còn thì nhà sản xuất, chắc họ chẳng bao giờ chịu đặt giá lỗ đâu nhỉ?. 
Cho nên 'đúng giá' đôi khi vẫn có thể có giá trị tương đương 'rẻ'?!

0:53 Thursday,18.4.2013

Đăng bởi:  MÂY

Trà My à,
 
Nếu là để so sánh ở khía cạnh "thi thố quốc tế" thôi thì mình thấy là vừa đúng vừa không đúng. Đúng là thực tế có chuyện như thế thật nhưng không đúng ở chỗ việc "thi thố quốc tế" ... hihi ... mình thấy không liên quan đến cái " niềm hy vọng vào RẺ - TỐT - ĐẸP" lắm đâu. :)
 
Còn mình cứ tưởng bạn đặt vấn đề "RẺ - TỐT - ĐẸP" ở phạm vi tương đối mở. Hóa ra lại chỉ cho "nhà dân đơn lẻ"!? Đúng là các công trình của Võ Trọng Nghĩa mà mình liên hệ thì không phải là "nhà dân đơn lẻ" thật. Nhưng nếu đặt vào giữa các "dự án công cộng" thì đâu đó lại có liên quan đến "niềm hy vọng" của bạn đấy. :)
 
Tóm lại mình nghĩ chỉ có hy vọng vào "ĐÚNG GIÁ - TỐT - ĐẸP" được thôi còn "RẺ - TỐT - ĐẸP" thì ...

20:49 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  khách vãng lai

Mà nếu có nhà ở rẻ-tốt-đẹp rồi, chắc gì người Việt ta đã nhận thấy được giá trị rẻ-tốt-đẹp của nó! Thêm nữa định kiến xã hội là tiền nào của nấy mà!

17:05 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  Bùi Trà My

Ước gì Việt Nam mình có một Schindler. 
http://soi.com.vn/?p=103468

15:44 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  Ivan Tung

Trước kia Việt Nam cũng có một công ty sản xuất nhà ở giá rẻ cho người dân rồi mà. Chỉ khoảng 60-80 triệu một căn nhà. Nhà có thể cho lên bánh xe và dùng ô tô kéo đi. Nhưng cuối cùng là không kiếm được đất để đặt nhà. Vì đất đai là sở hữu toàn dân, nên không ai có đất cho để nhà ở đó. :D
 

15:10 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  admin

@ Bùi Trà My: Không sao My, mình thêm một bài nữa vậy, có hình ảnh và chú thích nhiều?

14:16 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  TNXP

@Lu
Bạn Lu coi mòi khó gần quá, bạn đọc comment mình mà bạn có hiểu ý mình nói cái gì đâu?
Mình phát biểu như vậy có ý rằng kết quả thực trạng quy hoạch đô thị Việt Nam hiện nay trong hệ thống các lỗi có các lỗi a b c mà mình nêu. Chẳng ai đổ văn thừa cái gì, vì thật ra nó vẫn đang diễn ra còn ẹ hơn mà không cách gì hãm nổi.
Làm quy hoạch đô thị, đúng là cần kiến thức tổng hợp như bạn Ngiêm Toàn nói, nhưng đối với những quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị thì đôi khi công việc lại ỳ ạch vì rất nhiều lý do trong đó nổi bật nhất phải kể đến là 4T "Tiền, tầm và thủ tục" của chủ đầu tư. Các viện các công ty tư vấn nhà nước khi làm các đồ án quy hoạch dạng này lắm khi phải làm mà chẳng khoan khoái gì chứ đừng nói chuyện "đá bát" nhé bạn Lu. Còn vì sao không khoái thì khi nào rảnh mình sẽ bón cho Lu tiếp.

13:26 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

@Nghiêm Toàn: Khó ở gì đâu. Hâm nóng không khí tí thôi :D

13:22 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  Bùi Trà My

@ Mây: Thực ra Võ Trọng Nghĩa chỉ được đưa ra so sánh về vấn đề thi thố quốc tế thôi ạ. Còn rẻ thì không rẻ chút nào. Bởi vậy các công trình độc như thế ít được áp dụng vào nhà dân đơn lẻ mà thực hiện cho các dự án công cộng. 
Vì nhà của Benjamin và triết lý thiết kế của bạn này làm em nghĩ nhiều đến nó. Còn ví dụ thực sự về nhà ở xã hội là cái Container City ở London.
(bài học cho mình về vụ ảnh Soi nhỉ, lẽ ra nên có ảnh cả 2 công trình) 

13:15 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  Bùi Trà My

Em cảm ơn anh Phó Đức Tùng, anh Nghiêm Toàn và TNXP đã giúp em trả lời ạ. Đúng là Thư gửi KTS không thì hơi đặt nặng trách nhiệm lên KTS, bởi vấn đề còn ở đơn vị cung và đơn vị cầu cho ngành kiến trúc. Bởi vậy em cũng đã bức xúc mà hỏi "khách hàng của KTS" muốn gì ngoài lợi ích kinh tế và nhu cầu biểu diễn.
 
Về vấn đề đi ngược quy trình sản xuất thì em được biết là ở các cảng phía Bắc, container nhiều nhưng không làm được gì. Dù để không nhưng bán quá đắt cộng công vận chuyển khó khăn không ai mua. Để lâu cũ hỏng đành gọi các nhà thu mua phế liệu đến thu mua cắt vụn với giá thành rẻ bèo nhèo. Như thế có lẽ còn giảm giá trị sản xuất hơn.
 
Về vấn đề giá đất, đúng thế nó không thuộc quản lý của KTS. mà còn của một tỉ thứ khác nữa. Nhưng tự nhiên em nghĩ vì sao giá đất thành thị bị đẩy lên một cách vô lối? Vì tự bản chất chữ thành thị đã bị thương mại hoá, thiêng hoá. Đất quanh hồ Hoàn Kiếm đắt hơn đất Hà Đông. Có cách nào, bằng quy hoạch đô thị, giải thiêng bớt cho cái tư tưởng coi một số nơi là "rốn xã hội" ấy không?
 
Có một thí dụ em đã có nhắc đến ở trong bài về dự án Container City ở London. Đó là một dự án được nhân rộng ở nhiều thành phố của UK. Hầu hết là nhà xã hội dành cho người có thu nhập thấp, trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Nhà ở Dockland, London dẫn ảnh phía trên cũng chỉ là 4-5 tầng, như một khu tập thể ở ta. Ở London đặc biệt ít nhà cao tầng, hầu hết là giữ nguyên kiến trúc thời Victoria, giá nhà đất cũng thuộc hàng top đầu thế giới, vậy thì họ làm thế nào? Những dự án cộng đồng như thế này chắc có hậu thuẫn của chính phủ. Làm nhà container cho cá nhân, hộ gia đình đơn lẻ tất nhiên là đắt ở tất cả các khâu rồi. Nhưng thử nghĩ đến dự án của nhà nước, mà chúng ta xã hội chủ nghĩa là, các ngành bổ trợ vào với nhau thực hiện thì sao ạ? 
 
Tất nhiên ngồi đây nói thì dễ, nó còn là vấn đề chính sách vĩ mô vi mô của nhà nước. Câu hỏi em đặt ra trong bài đồng thời cũng là câu hỏi về vấn đề phát triển bền vững. 
 
Còn một chi tiết nhỏ, anh TNXP có nói về số lượng container sử dụng trong căn nhà, em xin đính chính là chỉ có 2, kích thước bao nhiêu em không rõ lắm. Nhưng xem quá trình xây dựng là hai container cộng các vật liệu phụ trợ giá rẻ khác.
 

13:01 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  MÂY

Mình thì nghĩ đầu tiên phải làm rõ khái niệm "RẺ - TỐT - ĐẸP" đã!
Trong đấy, có vẻ TỐT và ĐẸP thì đơn giản rồi. Ví dụ cũng rất nhiều mà cái của bạn Trà My đưa ra có thể nói là đã khá tiêu biểu rồi.
Mình muốn nói nhất ở đây là vấn đề RẺ. Và đã nói đến RẺ tất phải nói đến ĐẮT à. :) Vậy thế nào là ĐẮT - RẺ?
Thông thường trong thực tế, chúng ta nghĩ một thứ là RẺ khi để có được nó ta chỉ phải mất một lượng chi phí nhỏ hơn "giá trị thực" của thứ đó. Ngược lại, khi ta phải mất một lượng chi phí lớn hơn "giá trị thực" của thứ đó để có được nó thì như thế là ĐẮT. Ở đây phát sinh khái niệm "giá trị thực" nhưng có lẽ tạm thời chưa bàn đến vội, nhỉ!? :)
Quay lại bài của bạn Trà My, đầu tiên cũng đồng ý với bạn là ví dụ mà bạn nêu ra đúng là có TỐT - ĐẸP thật. Còn chỉ với 400 triệu là có được nó là RẺ hay không thì mình lại có suy nghĩ khác. Bạn có nhắc đến Võ Trọng Nghĩa với những công trình bằng Tầm Vông của anh như là một ví dụ Việt Nam để so sánh. Vấn đề mà các công trình "kiểu" này gặp phải, như anh Phó Đức Tùng đã chỉ ra, là khí hậu Việt Nam, đặc biệt là khí hậu miền Bắc. Bạn có thể hình dung thế này, các công trình của Võ Trọng Nghĩa đúng là "RẺ - TỐT - ĐẸP" nhất trong ... ảnh. :) Còn thực tế, chỉ sau một thời gian ngắn thôi chỉ còn lại là "RẺ" thôi và muốn lại "TỐT - ĐẸP" thì hoặc là làm mới (thay vật liệu mới) hoặc là sẽ mất rất nhiều công cho bảo dưỡng, bảo trì. Còn đối với các công trình của kts Benjamin, mình đồ là sẽ có số phận tương tự khi đặt vào môi trường khí hậu Việt Nam. :) Nên là không hề "RẺ" đâu !!!
Để kết thúc, mình nghĩ không nên hy vọng vào "RẺ - TỐT - ĐẸP" mà nên là "ĐÚNG GIÁ - TỐT - ĐẸP". :)

12:54 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  admin

@ Nghiêm Toàn: Soi đã biên tập bớt một số tính từ rồi đấy. Bớt nữa thì sợ Lu lại không nói được hết ý Lu :-(

12:52 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Ôi trời, anh Lu em dạo này khó ở, ăn nói cay nghiệt quá. Lỗi này là do các bạn Admin Soi cả, hì.

12:42 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Bạn TNXP lại đổ lỗi cho hoàn cảnh rồi.
Đầu tiên phải nhận thấy là kiến trúc sư Việt Nam các bạn dốt đi. Tốt nghiệp trường đại học kiến trúc Việt Nam ra cứ tưởng mình là vĩ nhân tỉnh lẻ, trung tâm của vũ trụ, nhất thế giới đến nơi rồi. Mình đã có kinh nghiệm làm việc với nhiều kts Việt Nam, đa số là không biết gì, vẽ cái chi tiết cấu tạo đơn giản còn không vẽ nổi, nói gì sáng tạo đô thị này, thành phố kia, thật là nực cười.
Các bạn kts Việt Nam cứ mở mồm ra là chê chủ đầu tư không biết gì. Không biết gì người ta mới phải nhờ đến các bạn, các bạn sống được, nghề nghiệp các bạn có phát triển được, một phần lớn cũng là nhờ chủ đầu tư người ta chịu bỏ tiền, nhiều khi cũng chỉ để thỏa mãn cái tôi của các bạn. Các bạn phát biểu về chủ đầu tư kiểu bất mãn thế chỉ thể hiện sự kém cỏi và ăn cháo đái bát của các bạn mà thôi. Và cứ giữ tư tưởng như thế thì, mình thật, kts Việt Nam các bạn không bao giờ khá được, mãi mãi mọi rợ.
Quay trở lại nhà công ten nơ. Loại nhà này trước đây ở Việt Nam đầy. Chủ yếu là người nghèo vô gia cư ở. Tuy nhiên nó chỉ rải rác chứ không thành một khu như thế này. Nhà công ten nơ của bạn kiến trúc sư tây ở bài cũng chỉ là cho sở thích của một số cá nhân quen thân với bạn í, một phần cũng là mục đích "show hàng", chứ không thể nhân rộng ra phạm vi lớn hơn như đô thị, và cũng chưa thể thay thế vật liệu xây dựng thông thường được.

12:36 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  candid

http://proguide.vn/cb/kham-pha/biet-thu-container-doc-nhat-sai-gon/
Ở Việt Nam có nhà này làm bằng container nhưng không rẻ.

12:34 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  candid

Thường trong 3 vấn đề Đẹp - Tốt - Rẻ ta luôn luôn chỉ chọn được 2. Tốt và Đẹp thì luôn đắt. Đẹp và Rẻ thì lại không tốt. Tốt và Rẻ thì lại không đẹp.
Về lý tưởng thì có điểm cân bằng nào đó đạt cả 3 yếu tố này nhưng chắc chỉ là mơ thôi.

12:16 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Là hai chữ "gian" và "tham" thôi bạn TNXP.
 
Vấn đề quy hoạch đô thị ở mình lùm xùm là do hai chữ mình nêu ở trên. Nhà nước thì đẩy mục tiêu thu tiền sử dụng đất cao hơn việc phát triển quy hoạch, nhà ở đô thị. Chủ đầu tư thì bao giờ chả muốn tối đa hóa lợi ích, nếu như còn chạy được chỗ nọ chỗ kia để tăng hệ số sử dụng đất thì tội gì không làm. Kết quả của nó chính là bộ mặt méo mó của quy hoạch đô thị mà ta nhìn thấy. Không có cái "gian", cái "tham" ấy, chả nói đâu xa và đi học đâu xa, với tiềm lực vô cùng hạn chế mà những khu tập thể cũ rích ở Hà Nội như Thành Công, Thanh Xuân có tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội vượt xa nhiều lần các khu "đô thị mới" hiện tại.
 
Về các đồ án quy hoạch, ngoài những lý do nêu trên, mình không nghĩ chất lượng thấp của nó là các cụ cao niên át vía. Quy hoạch đô thị cần kiến thức tổng hợp, kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, độ mở về tư duy. Nói thật, để có tất cả những điều này ở tầm nhất định thì khó xuất hiện ở sinh viên mới ra trường, cho dù xuất sắc như thế nào chăng nữa thì có những kiến thức, trải nghiệm không thể có được ở ngày một ngày hai. Làm "thợ vẽ" cũng là một quá trình cần thiết của trải nghiệm ấy.
 
 

11:22 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  TNXP

Hay quá bạn Nghiêm Toàn ơi, Việt Nam mình làm thiết kế nhà cao tầng và các vấn đề liên quan sao mà dở tệ. Mình xin bật mí cho các bạn ngoài nghề biết một sự thật như thế này:
 
- Đầu vào đại học kiến trúc thì thí sinh từ điểm đạt chuẩn trở lên thì vào khoa kiến trúc công trình, còn những thí sinh thấp hơn chuẩn thì vào khoa quy hoạch đô thị! Đầu vào bèo như vậy hỏi làm sao đầu ra có chất lượng
 
- Khi vào Viện thiết kế hay viện nghiên cứu quy hoạch thì các chú các bác già khú tóc bạc luôn chiếm thế thượng phong khi quyết định quy hoạch sẽ như thế này như thế kia, phải thôi, quyền lực chủ nhiệm đồ án là rất lớn. Nhiều em kiến trúc mới ra trường khả năng thiết kế tốt hơn nhưng luôn phải phục đầu quy hàng đàn anh, miết rồi cả đám già trẻ giống như một đàn chuột con sau cắn đuôi con trước cứ thế chui vào hầm. Mà ý tưởng các bác già có cái quái gì đâu ngoài kinh nghiệm, lối mòn và cách nhìn của thế kỷ trước. 
 
- Tiếng nói của Chủ đầu tư, của chính quyền địa phương đau nhất lại từ những cá nhân không có chuyên môn, hoặc có chuyên môn nhưng "dốt quá không thiết kế nổi" (đến cái hố ga cũng cóc biết cấu tạo) nên "đành" làm công tác quản lý nha nước ăn trắng mặc trơn ngồi và phán. Nhiều khi anh em binh bố hàng tháng, dựng 3D rợp trời đẹp như thiên đường thế mà phán có 1 câu "vô thưởng vô phạt" mọi thứ trôi hết vào thùng rác. Riết rồi chỉ vẽ đơn sơ đâu là đường, rộng nhiêu, chia lô ra sao rồi cây xanh thế nào.
 
Từ ngày có google maps, anh em làm quy hoạch như được mở to con mắt, tuy nhiên phần lớn các bác chủ nhiệm đồ án thì ngoài bấm số điện thoại ra chẳng phân biệt nổi con chuột nào với con chuột nào. Thế nên, phải ít nhất 2 thập kỷ nữa Việt Nam mới có các quy hoạch như SInh như Hàn, mà có khi như Nghiêm Toàn nói, chỉ cần copy từ Google máp là xong!
Xin hết, vì muốn nói nữa nhưng còn nhiều bức xúc quá, từ từ sẽ buôn tiếp.

10:31 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Ở Việt Nam nếu như không có sự chuyển biến tích cực về phân bố dân cư, trình độ phát triển thì vấn đề muôn thủa vẫn là đất.
 
Để giải quyết vấn đề này thì kiến trúc sư chỉ đóng góp được phần nhỏ. Một bài toán phải giải là trên cùng một đơn vị diện tích có thể giải quyết được chỗ ở cho nhiều người nhất với tiện nghi phù hợp, chi phí thấp nhất, tiêu tốn tài nguyên và năng lượng ít nhất. Và như thế cũng đúng với đề bài của bạn Trà My: Đẹp, tốt, rẻ, đó là nhà CAO TẦNG, thậm chí càng cao càng tốt như lý thuyết của Le Corbusier. Tuy vậy, các vấn đề về quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cũng như bản thân thiết kế của các nhà ở cao tầng tại Việt Nam thì có quá nhiều vấn đề mà không hiểu tại sao lại có trong khi trên thế giới có ti tỉ những mô hình chỉ cần sao chép, Singapore, Hàn Quốc chẳng hạn.
 
Quay trở lại việc sử dụng container như bài viết đề cập, các vấn đề về sự phù hợp và chi phí giá thành anh Phó Đức Tùng và bạn TNXP đã phân tích rất hợp lý. Trong thời điểm này, các tìm tòi, thử nghiệp như container, tranh tre nứa lá tường chình gì đó chỉ mang tính chất như những trò chơi, cuộc chơi, không thể là hướng đi cho Đẹp, Tốt, Rẻ như bạn Trà My mong muốn được.

9:33 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  TNXP

Cái nhà này phải mổ xẻ từ ít nhất 4 cont 20 hoặc 3 cont 40 mới đủ. Chi phí ở Việt Nam: mua container khoảng 250 tr, các chi phí cắt ghép 150, nhôm kính 150tr, nội thất cũng khoảng 250 tr nữa, linh tinh điện nước 50tr. Căn nhà chưa tính tiền đất, mà nhà tung hoàng như thiết kế này cần đặt ở những nơi có diện tích 500m2 nếu không muốn tù túng. Vậy cái giá làm được không rẻ mà vẫn chịu mang tiếng ở trong container. Dĩ nhiên được cái thi công nhanh lẹ gọn gàng.
Về ý tưởng biến cont thành nhà đã có từ lâu nhưng sáng tác được như KTS này thật sự là đẹp. Nhưng căn nhà này cũng chỉ là sản phẩm mẫu mang đi chào hàng mà thôi, người bỏ tiền ra mua mới quyết định số phận của nó, có làm đại trà hay không và làm như thế nào.
Câu hỏi lớn này bạn nên gửi đến các chủ đầu tư hoặc người có thẩm quyền quyết định đầu tư. Đừng nhầm lẫn khi gửi đến kiến trúc sư. mà kiến trúc sư chỉ có 2 loại sáng tác và loại tối tác thôi.

8:56 Wednesday,17.4.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn Trà My,
Ý tưởng container cũng còn nhiều vấn đề bạn ạ.  Thứ nhất là nếu biến thành nguyên tắc có khả năng nhân rộng thì không kinh tế, đơn giản vì người ta đã sản xuất ra một cái container để đựng hàng, tức là tối ưu, tối giản cho việc đó. Nay ta mang về, cưa cắt đục đẽo, thêm bớt để thành sản phẩm khác là nhà, thì sẽ có những công đoạn bị phá hủy, làm ngược. Nếu ta cho rằng một không gian dạng dài, hộp, với kích thước như container có thể là modul nhà tối ưu thì hoàn toàn có thể có thiết kế và làm tiền chế toàn bộ căn nhà, chỉ việc đặt vào nơi cần. Mà ý đồ tiền chế này thì có từ hàng trăm năm, vậy có khác chăng chỉ là chi tiết thiết kế thôi.
Nếu ta muốn tận dụng container như dạng phế thải rẻ tiền, nhờ đó mà giảm giá thành thì cũng cần cân nhắc mấy điều:
Thứ nhất là vấn đề quan trọng nhất của chúng ta là đất quá đắt. Nếu có đủ đất thì còn nhiều cách để ở rẻ hơn và thích hơn container.
Thứ hai là khí hậu, chúng ta cần chống nóng, chống ẩm, chống rỉ v.v. tất cả đều rất tốn kém.
Và thứ 3 là công sáng tạo. Để có thể biến những container thành chỗ ở thích thì cần rất nhiều sáng tạo, công sức cải tạo, mà cái đó người VN hoàn toàn thiếu. Còn nếu làm standard một mẫu thì sẽ rất nghèo nàn và khó đáp ứng nhu cầu.
Cuối cùng là một chi tiết nhỏ nhưng thực tế ở VN, đó là độ dài của container. Với độ dài này, gần như bạn không thể di chuyển trên đường xá, đô thị của Việt Nam, để mang tới những điểm cần đặt.
Nếu có đất, có sự sáng tạo thì còn rất nhiều cách tạo ra những khu nhà ở từ phế liệu thích hơn container. Mình đã từng xem những khu của hội punk ở Thụy Sỹ, kết hợp cả container, thùng xe tải cũ, ô tô khách hỏng, living mobile, toa xe điện, lều quân sự v.v. thành những quần thể rất hấp dẫn, vì kích thước, màu sắc, vật liệu đa dạng, khi kết hợp với nhau thành các không gian rất hay.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả