Chính trị

Tình sử Saudi: có ngoại ngữ, có váy ngắn, nhưng chỉ thiếu tiền giặt ủi

Năm lên 20 tuổi, một thiếu nữ thuộc giai cấp bình dân Palestine tại Ramallah bỏ nước ra đi như bao nhiêu người tị nạn khác sau khi Israel chiếm West Bank (1967). Trong túi chỉ có 100 USD và trên người một chiếc váy ngắn, cô băng cầu biên giới Allenby với ý định […]

Ý kiến - Thảo luận

8:47 Wednesday,8.5.2013

Đăng bởi:  admin

@ Candid: Đúng rồi, Đỗ Kh. của "Ký sự đi Tây" và Khmer Bolero đó bạn

8:33 Wednesday,8.5.2013

Đăng bởi:  candid

Đọc bài bác Sáng Ánh rất hay, hình như bác chính là bác Đỗ Kh.?

4:11 Wednesday,8.5.2013

Đăng bởi:  SA

Lễ cưới của cô Janan chỉ có 8 người dự tất cả. Thủ tục Hồi rất đơn giản, chỉ cần hiện diện của 1 cha chú hay anh em của cô dâu để cho phép và thảo hợp đồng hôn nhân (có điều kiện tài chính v.v.) trước 1 tăng sĩ. Chuyện hợp đồng bảo vệ người vợ này thường hay bị xuyên tạc thành 'mua vợ giá 40 con cừu'. Ở đây 40 con cừu là của riêng của cô dâu, không về tay bố mẹ vợ ('bán con') để cho cô có kế sinh nhai nếu bị chồng bỏ. Không thấy bà Janan đề cập đến hợp đồng hôn thú này? Nhập đạo còn đơn giản hơn, không cần đến tăng tu gì cả có mặt, là chuyện niềm tin giữa cá nhân và thượng đế và thốt 3 lần câu Shahadah là câu phất phới trên quốc kỳ Saudi: 'Chỉ có 1 thượng đế và Muhammad là sứ giả của Người'.
Đạo Hồi cấm lấy người khác giáo, tất nhiên lấy Fahd thì Janan phải nhập đạo, để được vào ở 1 căn hộ trước là dinh quốc khách dành cho vua Jordan và đã được Fahd tân trang lại.
Fahd tân trang thì cẩn thận lắm, nhà nghỉ mát của ông tại Marbella (viết nhầm thành Malaga trong bài) năm 2002 tiền tân trang thôi tốn mất 160 triệu USD. Từ khi xây cất xong, Fahd sang đây có 4 lần nhưng cả vùng hè nào cũng lổm nhổm công tử và vương tôn. Giá đất căn nhà này được uớc là 120 triệu vào 2005, giờ với kinh tế này có lẽ 60?

22:32 Tuesday,7.5.2013

Đăng bởi:  sa

:-) phale,


Thì đáng thương chứ. Ngay đến ông này, làm vương một nước man rợ và độc tài, đứng đầu một chế độ khắc nghiệt và chuyên chế như thế, mà cô vợ quí cũng chẳng được ở gần. Quí tộc như ông cũng chẳng túng thiếu nhưng trời chiều vẫn nát con tim.
Đáng thương hơn nữa là công chúa Mishaal, chỉ có mỗi tội tốc váy mà mất đầu. Saudi ngang trái không chừa người rủng rỉnh, kẻ thì xe con cũng khủng mà không làm được đám cưới để còn mời Đàm Vĩnh Hưng, người ra pháp trường còn hô tình yêu bất diệt....

17:56 Tuesday,7.5.2013

Đăng bởi:  phale

Thì vẫn vui vẻ mà :)) 


Có mấy đứa bạn ở quê, cạnh nhà to của quý tộc, tụi nó nói thương lắm, quản lý rất cực, chả có sướng gì, lâu lâu còn cho mướn làm địa điểm đám cưới. 

17:40 Tuesday,7.5.2013

Đăng bởi:  sa

Tôi không thấy có mâu thuẫn gì với bạn Pha Lê cả, sở hữu một số đất đai bởi quí tộc Anh quốc là hình thức và dấu xưa của chế độ phong kiến còn sót lại, đúng rồi. Ở thời đại ngày nay nó phải thích ứng bằng cách này cách khác, sang nhượng với thời hạn như đã nói để được duy trì.
Tại Pháp và nơi khác, tư sản làm cách mạng đánh đổ phong kiến thì đất đai trở thành …tư hữu. Và chuyện lâu đài dột thì phải làm lại mái, xe máy xẹp lốp thì phải vá, di tích vẫn phải bảo tồn hay tàu điện vẫn phải nâng cấp v.v. Thuế thừa hưởng thì cũng cao trên tài sản và bất động sản cha mẹ để lại vậy, tuy không có hình thức đặc thù (là có một số đất không được bán đứt của quí tộc) như Anh.
Chuyện này là chuyện đã ngoài lề, vậy là được biết thêm và vui vẻ nhá.

17:08 Tuesday,7.5.2013

Đăng bởi:  Sóc Sơn Mưu Lược

Dân London ngốc, không bắt chước anh Thành Chương biến nơi mình ở thành một kiểu di tích quốc gia bất khả xâm hại, đẩy cả nữ hoàng lẫn thủ tướng vào thế đã rồi (thượng mã phong?) thì sau này con mình chỉ làm việc giữ xe cho di tích thôi cũng no, mà lại không lo phải trả lại? Cần nữa thì lập thêm một thứ gì đó linh thiêng, kiểu tháp Báo Ân Báo Oán gì đó, nhân dân đến xì xụp lạy lục thì bố ai dám dẹp.
Ngốc. Mình chỉ thấy dân London ngốc. Chắc ở gần tháp Big Ben nó đánh cho inh tai nên váng óc, không nghĩ ra. Lên Sóc Sơn nó tĩnh mới nghĩ ra được nhiều mưu hay.

17:01 Tuesday,7.5.2013

Đăng bởi:  phale

À Quên, không biết quý tộc các nước thế nào, chứ quý tộc Anh khi thừa hưởng tước hiệu, dinh tư... là cũng đóng thuế muốn khùng. Bởi vậy mà mấy cái biệt thự lâu đài có bán vé thu tiền khách du lịch, chứ không thì chết đói. Cái thời ông bá tước xứ Devonshire thừa kế tài sản, ổng chật vật gần chết, phải bán cả mấy cuốn sách quý cho Nhà Nước để lấy tiền. Hình như Nữ Hoàng đệ nhị hiện giờ cũng xung nhiều của nả vô quỹ quốc gia chứ không có giữ, hoặc giữ trên danh nghĩa vậy thôi. 

16:51 Tuesday,7.5.2013

Đăng bởi:  phale

@sa: cũng không hẳn thế bạn ạ. Nói chung ở Anh có nhiều cái cổ và quý, của quốc gia thì họ phải giữ chứ, chúng cũng là một phần lịch sử văn hóa. Nếu ai muốn bán đứt cái gì là có thể bán thì những dinh tư quý như nhà Chatsworth sẽ rơi vào tay tỷ phú của nước gì đấy, thế thì chết! London cũng còn rất nhiều kiến trúc gắn liền với văn hóa lịch sử, để không thì rất phí, nhưng không thể bán được. Hội đồng thành phố hay chủ sở hữu cũng trầy trật quản lý ba cái của này lắm chớ không sướng gì đâu.


Phần nữa là London vốn sầm uất, lắm người ở nên cũng phải tiện. Giờ có tàu điện ngầm, xe bus, nhưng ai biết sau này sẽ chế ra cái gì sạch hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn, và nhanh hơn? Lúc đó họ muốn chỉnh lại cái mặt bằng để xây phương tiện cho tốt mà chủ nhà lại lấy cớ đấy là nhà mình mua đứt, không cho xây, sửa, hay đền bù là toi! Luật rõ ràng vậy để khi có cải tổ, thay đổi hệ thống giao thông là không ai cưỡng chế nhà của ai hết.  


Còn nhà ở London vẫn đắt thì đương nhiên rồi, do chẳng ma nào  giữ tiền để làm của đâu, vì thuế thừa kế đắt kinh khủng. Nhà bình dân có tiền dưới mức quy định thì không tính, chứ nhà mà xịn thì khi truyền của nả lại, con cháu trả thuế hộc máu. Họ đã mua nhà thì họ chấp nhận là ở được từng ấy năm. Nên giá đắt vẫn đắt, không mua được thì chịu. Nhưng mua và con mình ở thêm được chục năm nữa thì vẫn hơn là bỏ ngân hàng vài triệu Bảng, đến lúc mình quy tiên thì con mình phải trả gần 50-80% thuế của cái triệu Bảng mình để lại đó.   

16:37 Tuesday,7.5.2013

Đăng bởi:  sa

Một thí dụ khác là UAE, nếu Dubai cho sở hữu đất thì tại Abu Dhabi, trên lý thuyết, tất cả đất đai là sở hữu của vương tộc, khiến nhiều công ty ngoại quốc trước kia ngần ngại đầu tư.
Nhưng đây chỉ là nguyên tắc và vì vi phạm khái niệm tư hữu ở phương Tây, nên đâm ra 'lạ', trên thực tế giờ mét vuông ở Abu Dhabi đã đắt hơn Dubai vì sở hữu của ai thì không biết nhưng ta sử dụng vì cần thiết hay mang về tiện nghi lợi nhuận cho ta.
Rất nhiều nơi có 'vấn đề' này, không chỉ ở vương quốc phong kiến (đất của vua) hay ở dưới chế độ XHCN (đất của toàn dân), có nơi (Phi châu, Thái Bình Dương) có đất là đất 'chung' ai khai thác, xây dựng thì người đó hưởng hoa lợi (Asante thế kỉ 19 - đầu 20 ai phạt cỏ 2 sải chung quanh 1 cái cây thì cây đó của mình, tuy đất vẫn của chúa)
Trong bài trên, 'phức tạp sổ đỏ' là do lỗi làm duyên của người viết khiến không rõ rệt, phức tạp ở đây là bà Janan bảo vua Fahd đã cho tôi, sau tôi bán lại cho ông ấy nhưng vẫn là của tôi vì đó chỉ là cớ để ông cho tôi tiền v.v. 
Chuyện 2 căn hộ này tòa cũng nhức đầu, vì chủ nhân các hộ là 1 công ty ở đảo Cayman (là nơi chuyên sống về các chuyện mù mờ), công ty này lại thuộc 1 công ty mẹ ở một nơi khác, cứ thế mà lần... không ra.
Tạp chí Forbes chuyên trị việc đánh giá tài sản của các tỉ phú, đối với vương tướng độc tài v.v. thì cũng chịu, lâu lâu ước chừng cho vui thôi vì sao biết được. Ô Slim, Ô Gates có bao nhiêu cổ phần, mỗi cổ phần bao nhiêu, chỉ việc nhân ra. Vua Thái Lan thì tạp chí này 'đoán chừng' là 50 tỉ???  nhưng đất đai của ngài ở Thái là bí mật quốc gia.
Ước tính 600 triệu của bà Janan là dựa trên luật Hồi, mỗi vợ là bao nhiêu phần, mỗi con trai, con gái là bao nhiêu phần và bà vẫn là vợ vì ông chưa hề ly dị bà chính thức, chỉ có bà bỏ đi lấy người khác mà thôi (!)

16:04 Tuesday,7.5.2013

Đăng bởi:  Phiên zịt tiếng Niên Sô

Mẹc, tóc rối đổi kẹo quá không xem được kỹ. Tóm lại vẫn là chuyện khảo của thôi. Nên 1000 một đêm lẻ vẫn là hay nhất. 
Tuy nhiên xem xong chuyện này bống nổi máu muốn dịch chuyện người tình concubine theo Công giáo của Saddam Hussain. Chuyện ấy ăn đứt chuyện trên về vấn đề đánh chém nhau, bắn nhau đì đọp, và các chi tiết về sinh hoạt... Nhưng mụ vợ lại điều đi rửa bát quét nhà, hết tinh tường luôn.

15:59 Tuesday,7.5.2013

Đăng bởi:  sa

giản lược thì Anh quốc vẫn còn dấu của phong kiến, tức là nhiều nơi trên nguyên tắc đất là sở hữu của công hầu bá tử nào đó, và vị này không bán đứt được và chỉ có thể cho thuê, khi mua bán đều có ghi thời hạn (99 năm... :0) nhưng vẫn có mua bán. Khi sang nhượng những nhà đất này thì đại khái chỉ có quyền sử dụng chứ không phải phải quyền sở hữu
Điều này không khiến đất/nhà đó giảm giá trị, và nhà ở London vẫn đắt nhất trong các thủ đô Âu châu

14:25 Tuesday,7.5.2013

Đăng bởi:  Trà My

Chị Pha Lê nói đúng ạ, nhà là có hai loại, mua đứt đất và chỉ mua nhà không mua đất. Ngoài giá nhà không lấy gì làm rẻ thì hàng tháng phải trả thêm tiền 'thuê đất'. 
Nếu có tiền mua đất luôn thì tất cả bọn căn hộ trên căn hộ dưới hàng tháng phải trả tiền 'thuê đất' ý cho mình. Không thì rồng rắn nhau mà đi nộp cho anh nào quản lý.
Tuy nhiên khi ký hợp đồng là có thoả thuận sở hữu trong bao nhiêu năm chứ không phải bỏ tiền triệu ra mới biết 3 năm sau mất nhà thì có mà chết toi. Nhà mà em hiện đang ở là ông chủ nhà ký mua 100 năm mới ở được 3 yên tâm cháu là vẫn còn sống được nếu hàng tháng trả thêm 1000 bảng tiền thuê đất (chưa kể tăng giá hàng năm). 
Vụ W thì là mã vùng postcode của London. W viết tắt cho West. W1 là là trung tâm thành phố, thường được gọi là West End, nơi ăn chơi trác táng tập trung các loại clubbing và dân chơi tứ xứ. Tối cuối tuần mò ra đấy thì dù bão tuyết cũng thấy các chân dài đi cùng 'đại gia' mặc váy ngắn chỉ che được 10cm đùi lê từng bước trông đến tội trên guốc cao lênh khênh. 

13:29 Tuesday,7.5.2013

Đăng bởi:  phale

"Hai căn hộ tại London thì không rõ và phức tạp sổ đỏ"


Theo đây biết thì nếu đúng là nhà ở London, có nhiều khả năng đấy không phải là nhà mua đứt. Phần lớn nhà và đất tại những chỗ xịn, có mã số W, là của chính phủ hay nữ hoàng chi đó. Họ bán, nhưng bán theo hạn. Nghĩa là  nếu nó hết hạn vào năm 2013, mà năm 2000 ai đấy lỡ bỏ vài triệu Bảng ra mua thì đến năm 2013 cũng phải... trả lại. Còn không thì phải bỏ tiền ra mua tiếp. Nhiều tỷ phú nước ngoài thích oai, mua nhà ở London xong là mếu mỏ khi biết rằng mình chỉ ở được khoảng chục năm thôi.


Nhà của ông đạo diễn Michael Winner vừa mất cũng là nhà mua theo hạn, chắc do vậy mà ông chẳng bán được, vì hợp đồng tuy còn để vợ ông sống tới già, nhưng mình mà mua lại thì đến đời con mình là phải ra đường. Bởi vậy dân có tiền ở Anh Quốc chỉ mua biệt thự hay lâu đài ở tỉnh thôi, còn nhà ở London là họ mua để tiện đi lại nếu hay làm việc, tiếp khách ở đấy, chứ chẳng phải mua làm của cho con cháu (mí lại chưa chắc con cháu họ thích sống ở London). Ông bà trọc phú nước ngoài nào đến Anh, chi triệu Bảng ra tậu một căn sang thật sang ở London rồi đem khoe, là bị cười cho thối mũi. 

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả