Gẫm & Bình

Bàn thêm về vẻ ngoài của nghệ sỹ

SOI: Đây là cmt cho bài Xin đừng khao khát sự khác biệt. Soi xin đưa lên thành bài cho dễ đọc. Cảm ơn Lê Phương. Tôi nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn về con quạ ghen tị với con công khi công được muôn loài tán dương vẻ đẹp nhất là cái đuôi, dĩ […]

Ý kiến - Thảo luận

11:13 Saturday,29.6.2013

Đăng bởi:  lăn tăn

@
"Hình thức phản ảnh nội dung" vẫn đúng với "xanh vỏ đỏ lòng". Một nội dung "dao găm" sẽ cố khoác hình thức "nam mô" để cá kiếm. Trong giới tự nhiên cũng có những con "xanh vỏ" hoặc là để "uống máu" con khác, hoặc ít nhất để dọa dẫm...
Nghệ thuật là một lao động khác kiểu, lao động của những "hoa tay". Áp dụng tuyến tính triết học và những răn dạy truyền thống vào nghệ thuật chắc là bất cập, giống như, chẳng hạn dùng thước ta để đo... rượu vang.

9:07 Saturday,29.6.2013

Đăng bởi:  Châm Hoàng Vũ

Triết học dạy: Hình thức phản ánh nội dung. Các cụ lại có câu: Xanh vỏ nhưng đỏ lòng. Khó quá! Theo tôi, hình thức bên ngoài của nghệ sĩ như thế nào là do ý thích của người ta, bàn đến làm gì cho mệt. Nếu có thời gian rảnh thì nên bàn đến tác phẩm của họ thì hơn đấy .

9:25 Wednesday,12.6.2013

Đăng bởi:  Salsa Nguyet

@bạn lang : mình nghĩ rằng nếu tự kỷ mà làm được nhiều việc như vầy thì cũng nhiều người mún tự kỷ luôn :<  Hoặc bạn còn rất ít tuổi, hoặc bạn ko làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật. Sau vài năm tìm cách tồn tại và gây dựng 1 vị trí ,mình nhận ra việc đó khó kinh khủng. và bỏ cuộc . Những nhân vật cá tính mạnh có khi còn out chứ tự kỷ thì hoàn toàn ko có cửa.  Và chắc chắn nghệ sỹ tính là ko đủ, mà còn cần rất nhiều thứ, đặc biệt là tài năng, mọi thứ ko đơn giản tẹo nào. Bạn cứ thứ như mình ấy đã làm ấy, bắt đầu bằng viêc tự thực hiện một tl cá nhân... Gặp người này người nọ, kinh phí lấy ở đâu. Túm lại là mình thấy để 1 nghệ sỹ thành công trên con đường của mình thì anh ta chắc chắn phải là 1 người rất ghê gớmtheo đúng nghĩa đen, trong đó cái vẻ nghệ sĩ có khi là thứ vô tác dụng và nhắc đến nói thì là hơi bùn cười.

8:16 Wednesday,12.6.2013

Đăng bởi:  lang

@Salsa Nguyệt: nói và làm là 2 việc rất khác nhau, theo mình thì vẻ ngoài của nghệ sĩ trong bài viết này còn mang nặng yếu tố chủ quan, tự kỷ là chính chứ nó không phản ánh đúng bản chất của người nghệ sĩ.

1:43 Wednesday,12.6.2013

Đăng bởi:  Salsa Nguyet

Mình cực thích bạn này khôn khéo nhưng công nhận là rất thông minh và có kiến thức  http://soi.com.vn/?p=113412. Câu trả lời về hình thức của các nghệ sỹ rất hay, tất nhiên là cũng phải làm được mới nói được như vầy

19:28 Tuesday,11.6.2013

Đăng bởi: 

Cách biện luận của bác Tu Kham rất phổ biến trong giới nghệ nhà ta. Thứ nhất cho rằng có những loại nghệ thuật cao siêu không phải ai cũng hiểu; thứ hai vu ngay cho những người không hiểu là vô văn hóa (từ đó làm phép diễn dịch rằng những người tán tụng các loại hình đó là có văn hóa - Ôi má ôi!)

Cách biện luận này là chỗ trú ẩn rất an toàn cho những nghệ bất tài vô tướng, tung ra một số thứ rất nhảm nhí rồi mồm miệng đỡ chân tay, lấy ngôn từ bóng bấy ra để khỏa lấp cho sự thiếu vắng nghệ thuật trong những cái gọi là "tác phẩm" của họ. Điều duy nhất mà họ có thế dựa dẫm vào là những "ní nuận" xưa như Trái đất kiểu của bác Tu Kham này, nói cách khác là trông chờ vào hội chứng "ông vua cởi truồng".

Bác này lấy dẫn chứng về đồ ăn Nhật ra là một cách đánh tráo khái niệm, vì hẳn nhiên là một thứ đồ ăn với người này là ngon những với người khác có thể không ngon, phụ thuộc vào vô số yếu tố văn hóa, khẩu vị, khí hậu, địa lý, gien di truyền... Cũng giống như mắm tôm, sầu riêng hay trứng vịt lộn của ta đối với đa số thực khách phương Tây vậy thôi.

Nhưng ví dụ đó không liên quan đến chuyện đang tranh luận ở đấy; việc đưa nó ra là một cách tranh luận không ngay thẳng. Bạn Sương đã có một ví dụ tuy thô những gọi đúng bản chất của cách tranh luận này.

Thời buổi "nhân tài như lá mùa thu, tuấn kiệt như sao buổi sớm" hiện nay, có lẽ cũng nên nhìn nhận rằng:

- Có một số tiêu chí phổ quát mà hầu hết thế giới, đặc biệt là giới nghệ, đều phải công nhận, về vẻ đẹp, về thẩm mĩ. Đừng có ẩn náu sau cái tiêu chí lập lờ "đây là vẻ đẹp thẩm mĩ của riêng cá nhân tôi" để đẻ ra một mớ hổ lốn, rồi bắt mọi người công nhận đó là nghệ thuật.

- Không bói đâu ra mà lắm Picasso hay Andy Warhol để xuất hiện hàng ngày, vì thế thử nghiệm thì hoan nghênh, có thể thành, có thể bại, nhưng nếu người ta thấy xấu, chưa tới thì hãy dũng cảm mà nhìn nhận, đừng có xù lông lên để nói rằng đây là "thức ăn của Nhật", người Nhật ăn rất ngon!

- Cuối cùng, dù cái tôi của mấy bác nghệ nhà ta có to đến đâu đi chăng nữa thì cũng nên thừa nhận một điều rằng không phải thiên hạ ngu cả đâu. Ngoài trời lại có trời! Nên nếu có ai đó nhận ra được những điều chưa/không phải nghệ thuật thì đó là chuyện bình thường. Ngược lại mới lạ!
 
 
 
 
 

17:27 Tuesday,11.6.2013

Đăng bởi:  Lê Phương

Thân chào các bạn:
 
-Anh Phan Phương Đông: Cảm ơn anh về bài viết súc tích và ý nghĩa, tạm thời xin phép lưu lại vì có thể tôi sẽ tiếp tục SOI anh bằng "tuyên ngôn" này. Chúc anh có những tác phẩm ưng ý và được cộng đồng đón nhận nồng nhiệt.
 
-Bạn Đinh Công Đạt: Khoai nào thì cũng bám đất hút nước phơi nắng mà sống cả, luộc quá lửa thì cũng nhão như nhau, hà cớ phân biệt. Đùa chút chơi.
Nghiêm túc: Bạn Đạt có trích dẫn thế nào là tác phẩm nghệ thuật với thỏa mãn thẩm mỹ của tác giả... Thế này nhé, bạn tạo ra tác phẩm dĩ nhiên là cho thẩm mỹ riêng của bạn thì đúng rồi, nhưng hỏi 1 cách nghiêm chỉnh, sau đó bạn không hề mong muốn mang ra trưng bày và được lắng nghe phản hồi từ cộng đồng sao? Nếu là tôi thì tôi muốn thấy chết đi được. Vậy thì nếu tôi tạo ra tác phẩm và mang ra khoe với cộng đồng thì phải chấp nhận sự bình phẩm của cộng đồng, hay dở tùy người. Sòng phẳng và dũng cảm trước nghệ thuật là phải như vậy.
 
-Bạn Tuan art: Bạn có vẻ hiểu biết sâu sắc về con người và cuộc sống. Nói chung thế cũng tốt. Tuy vậy thiết nghĩ cũng nên bổ sung thêm vài điều: 
+Thứ nhất xem và bình phẩm 1 tác phẩm nghệ thuật chẳng quyền của riêng ai.
+ Thứ hai nội dung khen chê cùng lắm nói lên khiếu thẩm mỹ người đó trong con mắt người đối diện chứ để phân biệt người có văn hóa hay không còn phải coi cách họ đối xử trong quan hệ với nhau.
+Thứ ba, nếu chỉ muốn nghe lời bình phẩm theo một điều kiện nào đó tự đặt ra thì cứ để tác phẩm trong nhà và chỉ cho vào xem nếu người đó đủ điều kiện đó có hơn không.
+Thứ tư đứng trước nhân loại thì chẳng có ai hơn được con ếch cả.
 
-Bạn Dân thế giới thứ bét: Luôn đợi bạn ở SOI để cùng thảo luận, rất thích đề tài này nhưng liệu đến khi nào.
 
-Bạn Nghiêm Toàn: Thế tôi cứ tưởng.
 
-Lại bạn Đạt: Bạn Đạt hỏi cắc cớ nhỉ, những trường hợp đó thì bạn Đạt cứ hiểu theo nghĩa đen đây là sư phụ của nghệ sỹ hay siêu siêu nghệ sỹ. Thế cho nó nhanh. Đùa chút cho vui nhé bạn Đạt.
 
Cảm ơn tất các bạn đã quan tâm.
 

11:49 Tuesday,11.6.2013

Đăng bởi:  đinh công đạt

 Tố chất nghệ sỹ cũng như một người đàn bà đẹp, và những người đàn bà kém đẹp phải viện đến son phấn và phẫu thuật để đẹp hơn.

NGUY HIỂM QUÁ! QUÁ NGUY HIỂM! NGUY HIỂM THẬT! THẬT LÀ NGUY HIỂM! tớ không hiểu thế nào lại làm việc ở lĩnh vực mà xung quanh toàn người đẹp, xin lỗi nhầm, không phải người đẹp mà là những cô gái siêu đẹp, nhưng tôi chưa bao giờ thấy họ xuất hiện trước mặt mọi người mà không son phấn (viện đến son phấn) vậy sao bây giờ? Hiểu việc đó như nào? tôi lại có một số lần không may tiếp xúc với những người giầu có trong nước và cả trên thế giới, thấy họ không đeo dây chuyền hay cà rá gì đó nhưng đồ dùng của họ, cái nhẫn (không biết có phải là cà rá không) mà họ đeo chắc cỡ tiền triệu đô la Mỹ, vậy tôi phải hiểu điều đó như nào? Bạn làm tôi cảm thấy NGUY HIỂM 

10:49 Tuesday,11.6.2013

Đăng bởi:  Sương

@ Tu Kham: :-)) Thấy chưa Tu Kham. Cứt là một thứ mà bạn cũng như tôi là thấy "thối", đến nỗi chỉ thốt ra từ ấy thôi là bạn đã mắng tôi vô văn hóa, tầm hiểu biết hạn hẹp, tầm thường... Thế sao bạn không dùng cái sự lịch lãm (mà bạn cứ ép người khác phải có khi thưởng thức nghệ thuật) là nghĩ ngợi về "món đó" để rút ra kết luận là nó chưa thích hợp với mình?
Nghệ thuật thì cũng có nhiều loại. Có loại là nghệ thuật, có loại tuy người làm ra nghĩ là nghệ thuật nhưng xin lỗi, người ngoài thấy như "shit" (Dùng tiếng Anh rồi nhe, để cho thấy trình độ Anh văn bằng C đàng hoàng!)

10:43 Tuesday,11.6.2013

Đăng bởi:  Tu Kham

@Sương: bạn đưa ra ví dụ thối quá, chẳng lẽ ngôn ngữ tiếng Việt nó nghèo hay tầm hiểu biết của bạn nó hạn hẹp đến độ không tìm được từ ngữ nào hợp lý hơn để bạn ví dụ sao? văn hoá của bạn nó tầm thường như thế thì đòi hỏi bạn có sự cảm nhận về nghệ thuật thì đúng là khó còn hơn lên trời. Nên tốt nhất bạn đừng nên bàn về nghệ thuật là tốt nhât.
Cái bạn cho là xấu có đúng là xấu hay không? hay là do bạn không hiểu thì bạn cho rằng nó xấu. Đây chính là điều khác biệt của những người có văn hoá và những người vô văn hoá.

10:19 Tuesday,11.6.2013

Đăng bởi:  Sương

@ Tu Kham: Bạn nói: "tác phẩm là thứ ngôn ngữ mà không phải tầng lớp nào cũng có thể đọc và hiểu được."
Trong câu nói đó đã có sự khinh miệt thẩm mỹ của người khác. Vậy sao không nói theo kiểu bạn và Tuan Art "muốn" đi, là: "tác phẩm là thứ ngôn ngữ không phải thích hợp với tất cả mọi người."
Và nếu tôi thấy không hợp, tôi không thích, cũng như Lê Phương không thích, thì chê chứ sao. Cứ lịch lãm ngồi salon và dùng những từ trung tính thì những tính từ xấu dùng cho việc gì đây bạn?
Và nói chuyện ăn mà không hợp, quả đúng là có những thứ mình phải ngậm ngùi là không hợp, dù thấy người khác ăn rất ngon. Nhưng cũng có những thứ thì không thể nói là không hợp (tôi tin là bạn cũng thế thôi), thí dụ như cứt chẳng hạn (Xin phép Soi để nguyên câu này, vì đó là một ví dụ, hoàn toàn không ám chỉ ai cả.)

10:06 Tuesday,11.6.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

@Anh Lê Phương.
Cái em nói là về các ngành nghệ thuật, ko nói về "trạng thái" nghệ sỹ.
Ngoài ra, chắc hẳn anh có ý định rõ ràng khi đưa đoạn kết bài, dạo này thấy Soi yên ắng, tán dương nhiều quá nên định tạo nên một cuộc nổi xung tự ái của các nghệ sỹ đây :D.

10:05 Tuesday,11.6.2013

Đăng bởi:  tu kham

@ Sương: Nếu bạn đã từng sống ở Nhật hoặt ít nhất là du lịch ở Nhật thì chắc rằng bạn sẽ biết rằng món ăn ở Nhật sẽ không phù hợp với bạn, đặc biệt là món "cá sống chấm xì dầu" của nhà hàng kotecbesam( theo ngôn ngữ Viêt Nam), mình chắc rằng bạn sẽ không thể nào ăn nổi, thế thì bạn bảo là món ăn đấy dở sao? trong khi món này là đặc sản ngon nhất của nhà hàng và nhà hàng lúc nào cũng đông khách mà đại đa số chỉ vào ăn món này.
Nghệ sĩ không phải là thánh hay là bố là mẹ gì của bạn, bời vì ngay cả bố mẹ của bạn nói chắc gì bạn đã nghe. Nhưng tác phẩm của họ là thứ ngôn ngữ mà không phải tầng lớp nào cũng có thể đọc và hiểu được.

9:35 Tuesday,11.6.2013

Đăng bởi:  Sương

Tuan art ơi thế khi vào một tiệm ăn, gọi phải món dở, Tuan có ngồi mà "im lặng nghe ngóng những cảm nhận của người đầu bếp xem có giống mình không" không? Có "tặc lưỡi rằng: ừ chắc là do món này chưa phù hợp với mình nên mình chưa thấy nó ngon" không?
Mình nghĩ là không. Tuan sẽ chê, sẽ bực vì mất tiền.
Tác phẩm cũng như món ăn. Sao lại được ưu đãi vậy, thấy dở, thấy ngô nghê thì phải nhận lỗi về mình, rằng mình không hợp với nó.
Tâm lý này ở đâu mà ra vậy bạn? Nghệ sĩ là thánh, là bố mẹ của người xem hay sao vậy bạn?
 

8:57 Tuesday,11.6.2013

Đăng bởi:  dân thế giới thứ bét

@ Lê Phương
"nhưng cũng tạm khẳng định với chuyện danh phận thì con người trên hành tinh này giống nhau cả ấy mà, đâu cứ Việt Nam."
Tôi đọc thấy các học giả Nhật nói con người đều có một gen: hễ ai cạnh mình thành công thì thấy tim nhói một cái, (thậm chí nghĩ cách làm người này "nhạt" đi. Thuốc để chữa là giáo dục. Giáo dục VN hôm nay được các học giả Việt hàng đầu đánh giá ra sao, bạn đã biết rồi đấy.
Một vị cha già dân tộc (tôi có thể dẫn nguốn) chỉ ra hai trong những tính xấu của người Việt: hay kéo bè kết cánh, sĩ diện hão.
Tôi viết những điều trên để nói cách lo "danh phận" cho mình của người Việt là không giống nhiều dân tộc khác trên thế giới. 
Muốn bàn sâu hơn về việc này, dẫn những nguồn phương Tây nói về "cuộc đua" danh phận kiểu Việt Nam 50 - 60 về trước, nhưng xin phép đợi đến một bài nào gần chủ đề này hơn.
Mong bạn Phương nhớ chuyện vạc dầu và những người leo lên... Bình luận này không trực tiếp về "vẻ ngoài nghệ sĩ" mà chir dành cho cách tiếp cận về "danh phận" có phần "một giày cho mọi chân" của Lê Phương. Cảm ơn.

8:39 Tuesday,11.6.2013

Đăng bởi:  tuan Art

Một người có văn hoá, có tầm hiểu biết sau khi xem xong 1 tác phẩm nghệ thuật thường có 2 khuynh hướng sau:
- Cảm thấy tác phẩm đẹp, hay thì rất tâm đắc và phấn khởi giải thích + tranh luận với những người xung quanh hoặc những người bạn về những cái mà mình cảm nhận được từ tác phẩm.
- Cảm thấy tác phẩm không đẹp, không hay thì sẽ im lặng nghe ngóng những cảm nhận của người khác xem có giống mình không, thông qua tham khảo các ý kiến trái chiều của những người khác mà mình sẽ biết được trình độ cảm nhận của mình có đúng không và tác phẩm nghệ thuật đấy có phù hợp với cái cảm của mình không, nếu không phù hợp với văn hoá hiểu biết của mình thì thấy nó chưa hay là bình thường và chẳng bao giờ bảo rằng nó là ngô nghê và vớ vẫn mà chỉ tặc lưỡi rằng: ừ chắc là do tác phẩm chưa phù hợp với mình nên mình chưa thấy nó đẹp. Đấy là văn hoá của những người có văn hoá, có hiểu biết.
Một người không có văn hoá hoặc văn hoá kém, thường xuất hiện ở các trọc phú hoặc các lĩnh vực có 1 tí ti gì đấy xem là liên quan đến nghệ thuật sau khi xem xong 1 tác phẩm nghệ thuật thì thường có 2 khuynh hướng sau:
- Thấy tác phẩm đẹp thì rất hồ hởi phấn khởi, khoe hết người này đến ngưới khác, ba hoa khoác lác về cái cảm nhận, cái hiểu biết của mình và ra sức bảo vệ cái đẹp mình thấy được mà bất chấp ý nghĩa đẹp nhất của tác phẩm nó nằm ở 1 cái khía cạnh khác.
- Thấy tác phẩm không đẹp thì sẽ biểu hiện ngay bằng các hành động như bỉu môi, lắc đầu kèm theo vài lời bình ra vẻ rất hiểu biết rằng: tác phẩm trông ngô nghê quá, thế mà cũng đem trưng bày cho thiên hạ xem, chẳng hiểu cái gì ngoài cái vớ vẫn.  Chưa hết sau đấy thì đem rêu rao khắp nơi rằng tác phẩm là vứt đi, ngô nghê như thế mà cũng gọi là tác phẩm nghệ thuật, chưa kể dùng làm những ví dụ điển hình đề minh hoạ cho cái tầm hiểu biết của mình mới kinh...để chứng tỏ rằng ta rất có kiến thức về nghệ thuật...Những con người xem nghệ thuật với tư cách của một con ếch ngồi dưới đáy giếng như thế thì thật là hổ thẹn cho 2 từ "nghệ thuật" quá. Thiết nghĩ những c0n người như thế này không nên xem nghệ thuật thì tốt hơn.

8:38 Tuesday,11.6.2013

Đăng bởi:  đinh công đạt

Bạn Đông của tôi ơi! Khoai lang không thể giải thích về dây cho khoai sọ hiểu được. khoai sọ cũng không thể giải thích vè lá cho khoai lang hiểu được. mà cũng không cần giải thích đâu vì ngay trong trang SOI này các bạn cũng nói nhiều về thế nào là tác phẩm nghệ thuật đích thực rồi. Trừ khi mù chữ mà không đọc đợc thôi. 
Không nhớ nguyên văn từng dấy phẩy như nào nhưng có bạn đã trích dẫn ra rằng : tác phẩm nghệ thuật trước hết nó phải vô dụng tuyệt đối, nó chỉ được làm ra để thoả mãn thẩm mỹ của tác giả…
Đại khái thế. vậy nhé khi khoai sọ đã không hiểu dây của khoai lang thì khoai lang đừng giải thích, kể cả giải thích thông qua độ to của lá. Với lại bạn Đông nên thông cảm và nên chấp nhận một thực tế là: những ngừoi vô dụng thông thường họ tưởng rằng họ là tác phẩm

6:12 Tuesday,11.6.2013

Đăng bởi:  Phan Phương Đông

Câu hỏi mà Phương nêu ra có liên quan đến điêu khắc tôi làm nên cá nhân tôi thấy có trách nhiệm trả lời thật ngắn gọn:

Đầu tiên chỉ vì thích sự cô đọng, sau ý thức được nó chính là kỹ thuật cơ bản của Thiền nhằm tạo nhiều ấn tượng nhất, từ phương tiện ít nhất, và thậm chí trở thành triết lý sống của bản thân; Nhưng để phù hợp với đời sống đô thị hiện đại cần biết sử dụng cách thức giảm thiểu việc gia công vật liệu sẵn có trên cơ sở các loại hình học cơ bản của chủ nghĩa tối giản, trong đó khái niệm và ý nghĩa có thể đi trước hình thái tạo hình và phát triển hơn, với việc sử dụng vật liệu mềm và phi định hình của chủ nghĩa hậu tối giản và trên nền tối giản đó hiện nay có thêm màu sắc của nghệ thuật đương đại: không gian mở và tương tác.

Nhân nói thêm về nghệ thuật đương đại là nói về sự toàn cầu hóa, là việc xóa nhòa ranh giới giữa các ngành nghệ thuật, là sự lồng ghép các lãnh vực tưởng chừng không liên quan như khoa học, chính trị, môi trường, . . để nghệ thuật trở nên phong phú và phát triển và gần với đời sống hơn. Phương tiện biểu đạt và hình thức thể hiện vô cùng phong phú, vấn đề quan trọng là bản lĩnh cá nhân của người nghệ sỹ và hiệu quả thẩm mỹ cuối cùng có thể mang lại.

Khi nói đến cái riêng trong nghệ thuật là muốn nói đến sự tự do trong sáng tạo, là trách nhiệm của người nghệ sỹ với chính bản thân mình, trách nhiệm phổ biến, mở mang sự hiểu biết,nhận thức về nghệ thuật cho công chúng chứ không việc gì phải làm hàng, chiều thói quen dễ dãi của một bộ phận công chúng hay thế lực nào đó vì bản chất nghệ thuật là không vụ lợi.

18:40 Monday,10.6.2013

Đăng bởi:  Lê Phương

Cùng các bạn
Cảm ơn các bạn đã đọc và có ý kiến.
-Bạn Nghiêm Toàn, bạn lộn mất rồi, nghệ sỹ là một trạng thái con người chứ không phải là một nghề. Bởi vậy chính danh thì không áp dụng được đối với người nghệ sỹ. Còn cái tôi, thì nhiều người vẫn mải miết đi tìm đấy thôi. Vấn đề là khi nào họ thấy thỏa mãn hoặc hết thời gian hoặc chán nản thì tự động dừng lại chứ gặp ngõ cụt thì hình như 99% không ai công nhận mình đụng phải cả.
 
-Bạn Dân thế giới thứ bét: Không dám "bá đạo" khi phát biểu nhưng cũng tạm khẳng định với chuyện danh phận thì con người trên hành tinh này giống nhau cả ấy mà, đâu cứ Việt Nam.
 
-Anh Phan Phương Đông: Thống nhất với anh con đường mà mỗi nghệ sỹ phải trải qua để tìm ra cái riêng để không là người khác. Nhưng với việc khán giả phải làm sao, làm như thế nào để hiểu cuộc đời tác giả, những suy tư thầm kín của tác giả, qua đó hiều tác phẩm thì tôi e hơi khiên cưỡng. Bởi tôi thấy con đường để khán giả tìm đến tác giả tác phẩm trở nên gập ghềnh liệu có vượt sức con người không? Nghệ thuật vị cái đẹp mà phải kèm điều kiện có phải là hướng đi tốt vào lòng công chúng?
 
-Bạn TNXP: Tôi biết đằng sau những câu hỏi này là sự phức tạp, nhưng cũng nói luôn để khỏi mất thời gian, xin phép chỉ trả lời trong nội dung tôi đang đề cập trong bài mà thôi. Nhưng cũng xin nói trước rằng tôi chỉ có thể phát biểu suy nghĩ chứ không phải kẻ có quyền kết luận. 
Nếu quy về những cái cơ bản nhất là hình thức thì tôi cho rằng chỉ có 2 mà thôi.
Chất Nghệ sỹ là một trạng thái, một người làm nghệ sỹ sẽ biết họ thích hợp với vẻ bề ngoài nào, và dĩ nhiên làm nghệ sỹ đích thực thì còn phải xét thêm thái độ ứng xử trước cái đẹp mới có thể kết luận nổi. 
Tác phẩm thì để đánh giá sức sáng tạo chứ không thể đánh giá phẩm chất nghệ sỹ.
Tạm vậy đã, mong bạn hài lòng.
 
-Tuan Art:
Vậy nếu khán giả không là người đặc biệt thì bạn khuyên họ nên đi chỗ khác chăng? Một tác phẩm mà đòi hỏi sự cao siêu để hiểu thì tác phẩm đó dành cho tác giả chứ không phải cho khán giả, có nên mang về nhà cất vào kho không?. Xin chép lại câu hỏi tôi đặt cho anh Đông gửi bạn: Nghệ thuật vị cái đẹp mà phải kèm điều kiện có phải là hướng đi tốt vào lòng công chúng? 
 
Ngoài lề 1 chút gửi các bạn một câu hỏi vớ vẩn của tôi: Phải chăng hướng đi mới của điêu khắc hôm nay là đi tìm phương pháp luận về cách cách lý giải, khái niệm, định nghĩa... để gán cho những hình và khối thậm chí là vô hình, chứ không còn là công cuộc tìm tòi hình khối để qua đó cất lên tiếng nói của cái muốn nói?
 

15:09 Monday,10.6.2013

Đăng bởi:  tuan art

Thưa bạn Lê Phương sản phẩm của hội hoạ điêu khắc là sản phẩm của trí tuệ, là một sản phẩm rất cao cấp mà không phải người tiêu dùng nào cũng có thể hiểu và dùng được. Nó không đơn giản dễ thấy và dễ biết như kiến trúc, nhưng tính mơ hồ thì kiến trúc chẳng kém gì hội hoạ. Chẳng thế mà có công trình kiến trúc nào đạt giải không bị bàn cãi nhỉ?
Trong hội hoạ có những tác phẩm mà bạn phải là người đặc biệt một tí thì mới cảm nhận hết được cái ý nghĩa cái tốt cái đẹp hay là cái hiệu quả của nó, chứ không phải là cứ bạn nhìn không được thì bạn cho là tác phẩm vứt đi, bạn không hiểu gì thì bạn cho là ngô nghê... Mang một tư duy ấu trĩ như vậy vào hội hoạ hay điêu khắc để phát ngôn một cách bừa bãi mang tính cá nhân như thế thì thật là hổ thẹn cho người xem tác phẩm cũng như chính tác giả tạo ra tác phẩm.
 

14:41 Monday,10.6.2013

Đăng bởi:  TNXP

@Bác Lê Phương cho đàn em hỏi cái
Bác cho rằng có hai loại nghệ sỹ, liệu có võ đoán không?
Những người tự thấy có chất nghệ sỹ đích thực (như bác nói) nhưng bề ngoài vẫn như người bình thường, bởi họ không thích khác thường, vậy họ có được coi là nghệ sỹ đích thực không?
Tác phẩm của nghệ sỹ có làm sáng tỏ chất nghệ sỹ đích thực không?
Mong bác và cám ơn bác nhiều

14:28 Monday,10.6.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

Thực ra mỗi nghề nghiệp cũng đã có một vẻ ngoài tương đối đặc trưng rồi, do môi trường công việc, do lối tư duy, do đối tượng tiếp xúc... Vẻ ngoài ở đây không chỉ có quần áo và phụ kiện kèm theo đâu, vẻ ngoài còn là phong cách, lối nói chuyện, đôi mắt nhìn, biểu hiện gương mặt...Một số nghề nghiệp có vẻ ngoài riêng là: nghề giáo, nghề kế toán,  công an, chính trị gia...và ...nghệ sĩ. Tất nhiên cũng có những ngoại lệ , chẳng hạn nhà giáo có thể mang ...chất nghệ (như thế sẽ rất thú vị). Nhưng nếu nghệ sĩ mà lại giống.... nhà giáo thì kể hơi buồn tẻ.

12:05 Monday,10.6.2013

Đăng bởi:  candid

Có truyện cười bảo là có người nói với ông Einstein là sao ông ăn mặc lôi thôi thế người ta cười cho. Einstein nhún vai bảo có sao đâu, đằng nào tôi cũng vô danh tiểu tốt, có ai biết tôi là ai đâu mà phải để ý ăn mặc.
Sau này ông Einstein nổi tiếng, người kia góp ý là giờ ông nổi tiếng rồi thì phải để ý ăn mặc đi chứ. Ông Einstein lại bảo là co quan trọng gì đâu, giờ thì tôi ăn mặc thế nào người ta cũng biết tôi là Einstein. :D

11:42 Monday,10.6.2013

Đăng bởi:  Phan Phương Đông

Qua bài viết của Phương mà tôi biết thêm nhiều người không thích cái mà Phương gọi là “nhiều miếng decal đen thui ”. Tôi hứa với Phương sẽ không có chuyện lặp lại như thế nữa vì cuộc sống là sự vận động như trái đất vẫn quay, dòng sông vẫn chảy, ngày hôm nay khác ngày hôm qua, dị ứng với cái mới như sợ ánh sáng thì chỉ đủ để hành nghề, đừng nên nói gì đến sáng tạo mới!...


Những đều Phương nói mãi là những điều cơ bản để dạy học trò, còn trong nghệ thuật,cái quan trọng nhất là cái riêng, là cái trời cho, nhưng người nghệ sỹ phải biết nắm bắt để khám phá bí mật cuộc sống sống, khám phá chính bản thân mình và để mình không là người khác. Người không có cái riêng là người bất nhất, sớm nắng chiều mưa, nói một đàng làm một nẻo, tưởng cũng không khó nhận ra. Người xưa dạy ăn cũng phải học, nhất lại là món ăn lạ, không lẽ vì không ăn được mà phải đút, mà cũng ai ép được đâu! Còn muốn thưởng thức một tác phẩm là phải cùng được với đời sống, với tác giả, vì sáng tác cá nhân là cả quá trình với nhiều thời kỳ khác nhau, dành nhiều thời gian cho sách báo, thăm thú bảo tàng, phòng triển lãm... Có một quy luật là nếu không biết bơi làm sao xuống nước, đừng thấy đơn giản mà tưởng dễ, đó là thân phận của cả một đời người, nếu dùng mắt để đo đạc một cách tỉnh táo là nông nổi - là phi tinh thần.

11:05 Monday,10.6.2013

Đăng bởi:  dân thế giới thứ bét

@ Giời ơi
 "Có nhiều cách để thu hút khán giả trong đó cách tự "bôi bẩn" mình đã chứng minh sự thành công của nó qua nhiều trường hợp."
Đây có phải là biên hộ cho việc các sao Việt lên số má bằng cách tạo scandal, lộ các phần nhạy cảm? Bạn "Giời ơi" thân mến,

9:47 Monday,10.6.2013

Đăng bởi:  Giời Ơi

Mình thì thấy "ảnh" bên ngoài là khá quan trọng. Nhất là với những nghệ sĩ perfomance. Thử tưởng tượng Đào Anh Khánh mà không có bộ củ màu nõn chuối và mớ tóc "lên nước" bóng như sơn mài thì sẽ ra sao? Anh ấy có thu hút được đông đảo người đến xem trình diễn? Có nhiều cách để thu hút khán giả trong đó cách tự "bôi bẩn" mình đã chứng minh sự thành công của nó qua nhiều trường hợp. Nguyễn Sáng đã từng úp chiếc mũ lưỡi trai không rõ màu gì lên đầu mình suốt mấy chục năm cuối đời và tạo ra một chân dung bất hủ.

9:44 Monday,10.6.2013

Đăng bởi:  dân thế giới thứ bét

Cũng có do ở Việt Nam tồn tại nhiều giá trị giả kinh niên (con người loanh quanh về tư duy, bừa bái phong những ai mình xưng tụng là ông Hàn, ông Đốc... mặc dù họ chẳng có bằng cấp ra hồn), Nhưng chủ yếu do cuộc sống dặt dẹo, về kinh tế macro tự vỗ ngực là thị trường nhưng đang dật lùi về kinh tế tự cấp tự túc.
Ở một xã hội cuộc sinh nhai quyết liệt một cách sòng phẳng, bình thường hơn thì loại thứ hai (nghệu sĩ để râu, tóc chỏm, trông sở tây dở tàu) chỉ có nước thành híp - pi, chẳng thể chạy để xưng danh nghệu sĩ yêu tý.

8:10 Monday,10.6.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Em nghĩ cái gốc là nằm ở sự lệch lạc nhận thức khi coi nghệ sỹ là buộc phải như thế nào đó, tại sao không thể tự coi mình như một nghề nghiệp bình thường, như biết bao những nghề nghiệp khác trong xã hội. Cái đó là ớ sự chính danh như chú Trịnh Lữ đã nói.
 
Tất nhiên ở khía cạnh phương pháp làm việc (cái này xin không xét đoán đến sự đúng sai), các công việc sáng tác có vẻ mang nhiều màu sắc của trực giác và bản năng hơn các nghề nghiệp khác. Kéo theo nó là sự nhiệt thành và chân tình của họ, đôi khi làm sự thể hiện bên ngoài khác biệt so với quan niệm của số đông.
 
Em hoàn toàn tán đồng với anh ở cái tố chất nghệ sỹ là quan trọng, tuy vậy, đối với quan niệm của cá nhân em, đào sâu mãi cái tôi ấy, sớm thì muộn cũng đến ngõ cụt - trở thành kẻ tâm trạng hoặc lặp lại chính mình.

7:58 Monday,10.6.2013

Đăng bởi:  admin

Lê Phương, Soi sửa lại rồi đấy. Cảm ơn bạn.

7:27 Monday,10.6.2013

Đăng bởi:  Lê Phương

Gửi Admin SOI, tôi có xem lại thì thấy có 1 chỗ các bạn chỉnh lại nhưng thành ra ... chưa đúng, các bạn sửa lại giúp nhé, cám ơn các bạn rất nhiều, chúc các bạn vui vẻ
Nguyên trong bài : Thế còn loại thứ hai, họ có chút năng khiếu, dĩ nhiên tố chất nghệ sỹ không được ông trời không ban hoặc có ban nhưng quá keo kiệt
Sửa thành: Thế còn loại thứ hai, họ có chút năng khiếu, dĩ nhiên tố chất nghệ sỹ không được ông trời ban cho hoặc có ban nhưng quá keo kiệt
Cảm ơn các bạn nhé!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả