|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhBàn thêm về vẻ ngoài của nghệ sỹ 10. 06. 13 - 1:20 amLê PhươngSOI: Đây là cmt cho bài Xin đừng khao khát sự khác biệt. Soi xin đưa lên thành bài cho dễ đọc. Cảm ơn Lê Phương. Tôi nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn về con quạ ghen tị với con công khi công được muôn loài tán dương vẻ đẹp nhất là cái đuôi, dĩ nhiên quạ đen thui thì chẳng ai thích nó cả. Nó tìm cách gắn lông công lên đuôi mình. Dĩ nhiên là những con công và cả chính các bạn của nó (là những con quạ) ngay lập tức xua đuổi nó. Thủa mới tập tễnh bước vào trường Kiến trúc cũng vậy, tôi choáng ngợp trước vẻ nghệ sỹ, sự ngang tàng, bụi bặm, có thể đàn ca nhậu nhẹt ô-vơ-nai, và dĩ nhiên có cả việc thiếu vệ sinh cơ thể. Ban đầu tôi cũng thích và bắt đầu bằng việc để tóc đuôi gà; Nhưng không hút thuốc vì khi đó thuốc làm gì có đầu lọc nên răng với móng đen xì, quá mất vệ sinh. Thời gian sau đó, tôi nhận ra có hai loại trong đám đông nghệ sỹ. Loại thứ nhất hình thể bên ngoài đồng nhất với tố chất bên trong, loại thứ hai thì ngoài khác trong khác. Và thật buồn là loại thứ hai khá đông và là loại “nghệ sỹ dỏm”. Đáng buồn là tôi cũng chợt hiểu ra mình thuộc thành phần này. Loại thứ nhất, họ có tố chất nghệ sỹ từ trong tư duy, trong máu; họ hành hiệp và thở ra chất nghệ sỹ đậm đặc. Họ thực sự không quan tâm lắm đến vẻ bề ngoài, đến việc ai khen gì chê gì. Họ có thể kém tắm vì mê mải làm việc. Dĩ nhiên trong câu chuyện sáng tác thì phải nói là cảm hứng đã không ít lần đưa họ lên đỉnh cao và bị đạp không thương tiếc với những ý tưởng điên. Nhưng họ vẫn là chính mình. Thế còn loại thứ hai, họ có chút năng khiếu, dĩ nhiên tố chất nghệ sỹ không được ông trời ban cho hoặc có ban nhưng quá keo kiệt. Họ thấy rằng nếu họ không phải nghệ sỹ thì họ cũng chỉ là người bình thường và chẳng ai tôn trọng cả, thậm chí có người còn tự ngộ nhận họ là nghệ sỹ. Vậy nên họ phải làm cho vẻ bề ngoài của mình trở thành khác người, phải giống cho được nghệ sỹ, như những người nghệ sỹ xung quanh. Phải để râu tóc dài, bắt đầu lười tắm rửa, thậm chí còn cố quét ít màu lên áo và hì hục cả đêm để mài lủng mấy cái quần jeans! Nhưng phải nói rằng, rất đáng tiếc, cái chất nghệ đích thực nó như một thứ năng lượng tuôn trào từ bên trong và phát lộ ra bề ngoài, thế còn chất nghệ bề ngoài (tôi hay đùa rằng ngụy nghệ) thì nó như cái cây không có gốc vậy, liên tục phải thay đổi, thậm chí gắn thêm cành lá và hoa nhựa nữa. Ngày đó, sau khi nhận ra sự thật đáng buồn ấy, tôi cắt tóc và có suy nghĩ khác về vẻ bề ngoài con người nói chung và giới nghệ sỹ nói riêng.
Ngày hôm nay, tôi lại nhìn mọi thứ có trung dung hơn, không phải là mặc kệ, ảnh hưởng gì đế ai đâu…, mà ở chỗ: Tức là nhu cầu được làm nghệ sỹ cũng chẳng khác là mấy so với các nhu cầu làm đẹp khác trong xã hội, thế thì phổ màu của xã hội sẽ rộng hơn, đa dạng hơn. Cho đến khi họ chán thì tự tháo bỏ và chuyển sang ham muốn khác. Chỉ sợ những người nghệ sỹ thật ruồng rẫy họ và nghệ sỹ giả vì lộng giả mà thành chơn thì chán chết. Rất may, trong ngành kiến trúc, sản phẩm của kiến trúc sư là rất rõ ràng về kết quả, không kể anh là đồ giả hay thật. Riêng sản phẩm của ngành hội họa điêu khắc thì nói thẳng xin các bạn nghệ sỹ đừng giận, còn khá mơ hồ để nhận biết đâu là sản phẩm đích thực (hay do chủ quan tôi nói thế?). Như cách đây mấy tháng tôi có xem bài viết trên SOI về việc triển lãm một số tác phẩm sắp đặt, có một tác phẩm làm tôi phì cười bởi tính ngô nghê, chỉ bằng cách dán nhiều miếng decal đen thui lên ô gạch cộng một mớ lý thuyết áp đặt rồi bảo đó là nghệ thuật thì tôi chào thua, thế mà cũng có bạn gật gù tán dương cho nổi. Nghệ thuật cái gì! Đây là ngụy nghệ! *
Bài liên quan: – Bàn thêm về vẻ ngoài của nghệ sỹ Ý kiến - Thảo luận
11:13
Saturday,29.6.2013
Đăng bởi:
lăn tăn
11:13
Saturday,29.6.2013
Đăng bởi:
lăn tăn
@
"Hình thức phản ảnh nội dung" vẫn đúng với "xanh vỏ đỏ lòng". Một nội dung "dao găm" sẽ cố khoác hình thức "nam mô" để cá kiếm. Trong giới tự nhiên cũng có những con "xanh vỏ" hoặc là để "uống máu" con khác, hoặc ít nhất để dọa dẫm... Nghệ thuật là một lao động khác kiểu, lao động của những "hoa tay". Áp dụng tuyến tính triết học và những răn dạy truyền thống vào nghệ thuật chắc là bất cập, giống như, chẳng hạn dùng thước ta để đo... rượu vang.
9:07
Saturday,29.6.2013
Đăng bởi:
Châm Hoàng Vũ
Triết học dạy: Hình thức phản ánh nội dung. Các cụ lại có câu: Xanh vỏ nhưng đỏ lòng. Khó quá! Theo tôi, hình thức bên ngoài của nghệ sĩ như thế nào là do ý thích của người ta, bàn đến làm gì cho mệt. Nếu có thời gian rảnh thì nên bàn đến tác phẩm c
9:07
Saturday,29.6.2013
Đăng bởi:
Châm Hoàng Vũ
Triết học dạy: Hình thức phản ánh nội dung. Các cụ lại có câu: Xanh vỏ nhưng đỏ lòng. Khó quá! Theo tôi, hình thức bên ngoài của nghệ sĩ như thế nào là do ý thích của người ta, bàn đến làm gì cho mệt. Nếu có thời gian rảnh thì nên bàn đến tác phẩm của họ thì hơn đấy . Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
"Hình thức phản ảnh nội dung" vẫn đúng với "xanh vỏ đỏ lòng". Một nội dung "dao găm" sẽ cố khoác hình thức "nam mô" để cá kiếm. Trong giới tự nhiên cũng có những con "xanh vỏ" hoặc là để "uống máu" con khác, hoặc ít nhất để dọa dẫm...
Nghệ thuật là một lao động khác kiểu, lao động của
...xem tiếp