Ăn uống

Đầu bếp nam và đầu bếp nữ: anh ở đâu và cô (được) ở đâu?

Lúc đọc thấy Soi B và bạn Peace tranh luận về đầu bếp nữ trong bài hàng cá, tôi lại nhớ đến lần nói chuyện với thầy tôi. Tôi: Nhà hàng của thầy có sao Michelin, thầy bỏ nhà hàng để đi dạy thật uổng quá! Thầy: Nhưng thầy không bỏ nhà hàng thì vợ […]

Ý kiến - Thảo luận

22:23 Monday,5.11.2018

Đăng bởi:  Kaixin Chi

Đọc bài thấy thương nghề đầu bếp. Chỉ làm bếp trưởng ở nhà thôi đã mệt đứt hơi. Người ta nói nghề kinh doanh nhà hàng là một trong những nghề cực nhất, quả không sai.

0:15 Tuesday,14.4.2015

Đăng bởi:  monkey

Thích Julia Child ghê, hưỡng dẫn rất tỉ mỉ mà hài hước. Trong danh sách xếp hạng các series ẩm thực trên truyền hình Mỹ serie French Chef của bà xếp thứ nhất. Chị Pha Lê cũng thử làm vlog dạy nấu ăn đi ;))

18:19 Monday,17.3.2014

Đăng bởi:  mở ngoặc

ui mình thấy bài bạn Soi B viết chỉ có ý nói về sự tiện hay không tiện, thích hợp hay không thích hợp thôi mờ. À mà mình thấy bạn Soi B chả dại tí nào như bạn ý nói đâu nhé. Mình đọc và nghĩ: ái chà, cái tay này muốn nói nhân ngày 8/3 đây: các bà các cô  thấy cái gì đẹp, hay, thì cứ chủ động mua tặng cho mình đi, chủ động cho mình một niềm vui đi, chứ đừng lúc nào cũng dài cổ chờ các ông như kiểu chờ 8/3 ý, phụ thuộc và bị động thì  còn gì là vui nữa, chán lắm ... Có đúng không nào bạn Soi B ? tất nhiên, đằng ấy cũng không phủ nhận niềm vui của các ông thỉnh thỏang dành tặng các bà những điều bất ngờ thú vị, mà không phải cứ 8/3 , nhỉ ;- ) Nên là tha cho đằng ấy nhé )))

7:14 Monday,17.3.2014

Đăng bởi:  Soi B

@ Peace: Đọc rồi chứ, và càng bảo lưu quan điểm là phụ nữ nên giành phần làm cá con để nam giới tập trung vào làm cá lớn :-). Thân mến.

22:55 Sunday,16.3.2014

Đăng bởi:  Peace

Cảm ơn Pha Lê đã miêu tả rất cụ thể, sinh động để độc giả biết nghề đầu bếp chuyên nghiệp rất vất vả, nặng nhọc, tiêu tốn nhiều thời gian nên phù hợp với đàn ông hơn đàn bà. Bạn Soi B chắc cũng đọc rồi nhỉ?

15:22 Sunday,16.3.2014

Đăng bởi:  Pha Lê

@Mai: phim hay thổi phồng lên hình ảnh của một vài ông bếp, chứ đa số đầu bếp chuyên nghiệp mình gặp thì chưa thấy ai mập. Tròn trịa thì có, chưa mập phệ là rất hiếm. Lấy ví dụ những vị đầu nghành, như Joel Robuchon, Alain Ducasse, Gordon Ramsay... đều không mập phệ (ông Jiro ốm tong teo). Những đầu bếp trong bài này bạn thấy hình rồi đó, cùng lắm chỉ tròn. Mỗi ông David là hơi "gấu bông" một chút, tuy nhiên cũng không tới nỗi như Gerald Depardieu.
Mấy ai làm phim mà hiểu nghề bếp bạn ơi, nhân vật đầu bếp chủ yếu là có trong phim ở các cảnh nhà hàng, làm nền là chính; còn phim về bếp thì lại dùng bếp dể nói tới cái khác. Như cái phim No reservation chẳng hạn (làm lại từ phim Đức Mostly Martha), mình bảo đảm không có nhà hàng chuyên nghiệp nào cho con nít vô trong bếp ngồi như No Reservation cả, nhà bếp rất nguy hiểm với bao nhiên là dao kéo chảo dầu. Nhưng phim là phim, rất khó kiếm cho ra một bộ phim hiểu được chính xác nghề bếp.

14:07 Sunday,16.3.2014

Đăng bởi:  Mai

Bài viết hay và vui quá, rất thực tế nữa. Cảm ơn Pha Lê.
Pha Lê cho mình hỏi tiếp một câu hơi bị ngờ u. Đó là tại sao làm bếp cực vậy, đứng nhiều mang nặng vậy mà trong phim ảnh báo chí mình thường thấy người ta thể hiện các đầu bếp là những người rất ...ú. 
Mình rất mong một ngày Pha Lê thành Nigella Lawson của Việt Nam. Mấy món theo công thức bà này mình chỉ làm để khoe, chứ ăn thì rất sợ mập. Nhưng sách bà viết thì mình rất khoái đọc. Mình có thể vừa ăn mì gói vừa đọc sách của NL mà vẫn thấy ngon. 
Cảm ơn Pha Lê. 

13:08 Sunday,16.3.2014

Đăng bởi:  TamNgo

Cảm ơn Pha Lê vì những thông tin bây giờ mới biết. Bài viết hay và dí dỏm, đúng chất Pha Lê

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả