|
|
|
|||||||||||||
Ăn uống“Đếm” các ông có sao Michelin nhiều hơn Jiro 18. 08. 13 - 3:51 amP. Lê
Bài phim tài liệu về ông Jiro được nhiều bạn quan tâm, tranh luận sôi nổi; trong một lần comment thì bạn M.Nha có hỏi về cái ông Tây mà ông Jiro khen là có vị giác rất tuyệt, đấy là ông Joel Robuchon. Pha Lê có biết sơ sơ về ông này, và các ông “đầy sao Michelin” khác, nên nhân tiện kể luôn cho mọi người thèm chơi. Ông Jiro có một nhà hàng được 3 sao Michelin, nghĩa là tổng cộng ông có 3 sao (nhà hàng của đứa con trai thứ của Jiro vừa nhận 2 sao, nếu “tính luôn cho bố” thì có thể nói ông Jiro được 5 sao). Có được 1 sao Michelin đã khó, 2 sao càng khó, 3 sao thì cực khó. Một đầu bếp được một nhà hàng đạt 3 sao Michelin là đã có thể an tâm “chín suối” mà không phải hối tiếc. Jiro như thế, còn Robuchon thì có “vài” nhà hàng 3 sao, vài cái 2 sao, tổng cộng Joel có… 26 sao Michelin. Tiêu chuẩn Michelin không phải từ trên trời rơi xuống, mà do các chuyên gia giấu mặt chuyên đi chấm điểm nhà hàng đánh giá. Giấu mặt như CIA vậy, vì họ không được tiết lộ với ai (kể cả người thân, trừ chồng/vợ) là họ làm nghề “giám khảo Michelin”. Giám khảo không hề thiên vị món Tây, bằng chứng là tổng số lượng sao Michelin ở Nhật hơn hẳn ở Pháp (nhưng đầu bếp có nhiều sao nhất toàn là đầu bếp Tây, nghĩa là Nhật có rất nhiều đầu bếp giỏi, nhiều nhà hàng ngon hơn Pháp, nhưng đầu bếp “xuất chúng vị giác” thì bên Tây có nhiều) Thế mấy ông khiến Jiro cũng phải ngả mũ chào thua là ai? Joel Robuchon Tổng cộng: 26 sao Joël Robuchon (sinh ngày 7. 4. 1945 tại Poitiers, Pháp), hồi còn trẻ ông định vào nhà thờ làm cha đạo, nhưng may quá, ông phát hiện ra rằng mình thích ẩm thực nên đổi nghề. Điều đặc biệt là Robuchon học rất nhanh do sở hữu một vị giác nhạy bén, thực tập không bao lâu là ông lên chức bếp trưởng, sau đó ôm ngay mấy sao Michelin, làm thế giới ngỡ ngàng. Ông nhận danh hiệu “Đầu bếp của thế kỷ” do bảng xếp hạng Gault Millau bình chọn năm 1989 và nhận huân chương Meilleur Ouvrier de France (Nghệ nhân giỏi nhất nước Pháp) trong lĩnh vực ẩm thực năm 1976 Ông Robuchon điều hành hơn chục nhà hàng ở Hong Kong, Las Vegas, London, Macau, Monaco, New York City, Paris, Taipei và Tokyo, tổng cộng các nhà hàng này có 26 sao Michelin – một kỷ lục thế giới.
Robuchon là người cầu toàn trong nấu nướng, nỗ lực không biết mệt mỏi; ông nói rằng không có gì là hoàn hảo – lúc nào ta cũng có thể làm tốt hơn (y như Jiro). Ông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa ẩm thực Pháp khỏi tình trạng quá tải các nguyên liệu đắt tiền. Lấy cảm hứng trước hết từ sự đơn giản của ẩm thực Nhật Bản, ông chỉ trích rằng ẩm thực cổ điển của Pháp quá béo, với nhiều kem và mỡ, không tốt cho sức khỏe. Robucon là người mở đầu cho trào lưu ăn uống nhẹ nhàng, tinh tế, thể hiện sự tôn trọng với các nguyên liệu tự nhiên thay vì nêm mắm dặm muối quá độ. Robuchon ít lên ti-vi, báo đài. Muốn biết rõ về ông thì phải đi ăn nhà hàng của ông thôi, nhớ phải đặt trước 1 hoặc 2 tháng. Nhà hàng Robuchon gần Việt Nam nhất là Hong Kong hoặc Macao.
Tổng cộng: 19 sao Một gương mặt kinh khủng không kém Robuchon. Alain Ducasse (13. 9. 1956) là người gốc Pháp, nhưng sống tại Monaco (để trốn thuế thu nhập cao ngất ở Pháp). Ducasse là đầu bếp đầu tiên trên thế giới có 3 nhà hàng đạt 3 sao Michelin, ở 3 thành phố lớn (London, Paris, New York). Joel robuchon có thể có nhiều nhà hàng hơn và nhiều sao hơn, nhưng 3 cái 3 sao ở 3 thành phố cực sầm uất này thì chỉ mỗi Alain làm được. Ít lên ti-vi, nhưng Alain có ảnh hưởng rất lớn nhờ xuất bản sách nấu ăn và nhờ những bài viết của ông trên các tạp chí phong cách dành cho giới thượng lưu và dân tài phiệt.
Alain giống Robuchon, không thích liểu ẩm thực quá béo với đủ thứ kem, sốt. Tuy nhiên, theo vài nguồn tin thì món ăn của Alain đậm đà hơn của Robuchon – một người yêu sự thanh đạm.
Tổng cộng: 12 sao Gordon James Ramsay (8. 11. 1966) là một đầu bếp Anh quốc. Trái với hai ông lớn kia, Gordon có một tuổi thơ khốn khó. Mới đầu Gordon ham bóng đá, và định sẽ trở thành một cầu thủ ngôi sao để kiếm tiền nuôi mẹ. Nhưng trong một lần chấn thương, vốn sẵn tính ghét ngồi không, Gordon chạy vào nhà bếp của đội bóng nấu cơm trưa cho đồng đội để đỡ rách việc. Anh “dính chưởng” từ đấy, và quyết chí trở thành đầu bếp số 1 của xứ sương mù. Gordon đặc biệt xuất hiện nhiều trên ti-vi, chương trình Masterchef của anh cũng hay chiếu ở các kênh truyền hình Việt Nam. Bạn nào có xem qua thì cũng biết rằng Gordon coi trọng sự đơn giản và độ nhạy bén của vị giác. Anh kiểm tra vị giác rất kinh, bắt các ứng cử viên bịt mắt, sau đó anh đút cho ăn và hỏi họ xem đó là món gì (vậy mà ai cũng trật ít nhất 1 lần). Bản thân Gordon, Alain, hay Robuchon chỉ cần nếm qua là biết món đó có nguyên liệu gì. Bạn nào tò mò hơn, thì Gordon từng đến Việt Nam làm một chương trình tên là “Gordon’s Great Escape”. Anh đến một quán nào đó nổi tiếng với các món vịt. Thấy sốt ướp vịt nướng của bà chủ ngon, anh hỏi công thức và bà không chịu khai. Thế là Gordon nếm thử rồi kể vanh vách thành phần nguyên vật liệu. Hoàng gia Anh phong cho Ramsay tước OBE (tước Tiểu Hiệp Sĩ) vào năm 2006, nhằm tôn vinh những cống hiến của Ramsay đem đến cho ngành ẩm thực nước nhà. Trước đó ông đã giành hai giải thưởng “Đầu bếp mới xuất sắc nhất” và “Đầu bếp của năm” do hội ẩm thực Anh quốc bầu chọn. Ramsay có rất nhiều nhà hàng tại các thành phố lớn như London, New York, Tokyo, Paris, v.v… Trong số đó, nhà hàng Gordon Ramsay trên đường Royal Hospital ở London được 3 sao, còn lại thì được từ 1 đến 2 sao.
* Bài liên quan: – Giải oan cho cá sống Nhật và món Nhật
Ý kiến - Thảo luận
13:33
Wednesday,15.8.2018
Đăng bởi:
phale
13:33
Wednesday,15.8.2018
Đăng bởi:
phale
@bolobala: Còn, nếu nó vẫn hoạt động và vẫn nấu ngon như thế. Đóng cửa hoặc nấu dở hơn thì mất sao :)
11:00
Wednesday,15.8.2018
Đăng bởi:
bolobala
ông joel robuchon đã qua đời thì các nhà hàng có sao michelin của ông ấy còn hiệu lực không nhỉ
...xem tiếp
11:00
Wednesday,15.8.2018
Đăng bởi:
bolobala
ông joel robuchon đã qua đời thì các nhà hàng có sao michelin của ông ấy còn hiệu lực không nhỉ
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp