Đi & Ở

Xã hội Hàn Quốc (bài 3): Đừng chết ở hagwon

Ở phần trước ta đã nhìn thấy sự giáo dục gián tiếp, phần này ta sẽ đi sâu vào giáo dục trực tiếp, tức là trong nhà trường, rất nhiều điều các bậc phu huynh có thể tham khảo. * Mình hỏi với thằng cu em Hàn Quốc: “Sao không thấy nhiều bọn teen teen […]

Ý kiến - Thảo luận

9:18 Saturday,26.5.2018

Đăng bởi:  Đỗ Thanh Nga

Nếu em không nhầm thì ảnh học sinh vái lạy là các bạn lớp dưới cầu may cho anh chị lớp trên (12) đi thi, vì trong ảnh cổng đã đóng, các bạn ấy ngồi ở ngoài vái vào thôi. Đây cũng là một thông lệ (?) nghe thì rất hay nhưng thực tế thì khá đáng sợ của Hàn Quốc. Năm sau đến lượt các bạn này thi thì khóa dưới cũng sẽ phải quỳ lạy cho các sunbae của họ. 
 

12:27 Tuesday,5.9.2017

Đăng bởi:  Đại Ngu

Giáo dục kiểu ấy chi tạo ra những con robot, triệt tiêu hết tất cả những gì là thơ là mộng trong tâm hồn con người!!!
 

8:41 Sunday,3.9.2017

Đăng bởi:  Đặng Thái

Mấy hôm vừa rồi bận quá không trả lời bạn Mây được. Về câu hỏi của bạn, mình có thể chia làm hai ý như sau:Thứ nhất, bạn nói "Nhật và Hàn họ vẫn sáng tạo phát minh ra nhiều công trình khoa học, nghệ thuật, máy móc...". Đúng là họ có nhiều công trình khoa học, nghệ thuật, máy móc. Tuy nhiên nếu xét kĩ về chữ sáng tạo thì người Nhật và người Hàn lại không được đánh giá cao về mặt này. Ít nhất là theo quan điểm của mình, mình không thực sự coi hai dân tộc này "sáng tạo". Vì họ không có những phát minh, nghiên cứu thay đổi cả thế giới và quan điểm của nhân loại như người Anh, Pháp, Mỹ.
Trong quản trị kinh doanh, có một thuật ngữ người phương Tây phải học của người Nhật đó là kaizen (Hán Việt là cải thiện).  Tức là người Nhật muốn tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, tỉ mỉ và chi tiết ở từng công đoạn để đưa ra sản phẩm và lợi nhuận tốt hơn. Đó là cái mà người Nhật và người Hàn nổi tiếng thế giới, vì kỷ luật lao động, vì sản phẩm "rẻ, bền, đẹp", vì cải tiến những phát minh của phương Tây cho đạt hiệu quả và chất lượng cao hơn cái ban đầu chứ không phải vì nghĩ ra cái mới, mà là phương thức quản trị và sản xuất mới. Nói ngắn gọn là họ không phát minh ra tàu đệm từ trường nhưng tàu shinkansen của họ hiệu quả nhất thế giới, họ học cách làm mì của người Trung Hoa nhưng biến mì ăn liền thành phổ biến nhất trên thế giới.  
Thứ hai, về những người làm công việc sáng tạo ở Nhật và Hàn thì sao? Họ bị coi là lập dị, bị cô lập và như mình đã viết "Mục đích của giáo dục Hàn Quốc (và Nhật Bản) là chấp nhận hi sinh sự sáng tạo của (thiểu số) cá nhân có tiềm năng...". Vì thế những người muốn sáng tạo chỉ có hai con đường: bỏ học hoặc chịu đựng nền giáo dục một cách thụ động, và trong rất nhiều trường hợp đi học quả là điều khủng khiếp. Trường học ở Nhật và Hàn có thể coi là địa ngục với không ít người. Bị bắt nạt, đánh đập, thầy cô xử phạt, bêu riếu công khai, đối với tiêu chuẩn phương Tây là không tưởng, và ngay với tiêu chuẩn Nhật Hàn cũng là quá sức chịu đựng, khiến cho không ít học sinh tự tử vì bị bắt nạt quá nhiều. Việc bắt nạt này còn tiếp tục ngay cả khi đi nghĩa vụ quân sự ở Hàn Quốc. Nếu bạn Mây có xem phim Hàn Quốc (phim điện ảnh một tập) sẽ thấy những nhà làm phim người Hàn (những người làm công việc sáng tạo) mô tả đời sống học đường Hàn Quốc thê thảm ra sao (phản ánh những gì họ phải chịu đựng trong những năm còn đi học): bắt nạt hội đồng, hiếp dâm tập thể bạn học (vì xinh) và phụ huynh bọn hiếp dâm còn ép người bị hiếp phải câm lặng mà chuyển nhà, chuyển trường, những người khác biệt với số đông (có thiên hướng sáng tạo) bị coi thường, khinh rẻ và sỉ vả vì học kém (dốt Toán) v..v.. Nhân vật Nobita trong Doremon có thể coi là một điển hình, những tài năng thiên bẩm (kết hình bằng dây chun, bắn súng) không được phát huy mà bị coi là một "thất bại của nền giáo dục". Chính tác giả của Doremon, ông Fujiko Fujio cũng phải giấu giếm những tranh manga của mình khi còn đi học vì bị bạn bè chế giễu (Bút danh Fujiko Fujio rất giống với tên nhân vật chính của Doremon: Nobita Nobi). Ngay cả những người đã thành danh trong nghệ thuật như Yayoi Kusama vẫn bị coi là thần kinh không bình thường.
Hi vọng mình đã giải thích được phần nào thắc mắc của bạn Mây, nếu bạn còn nhu cầu trao đổi xin cứ bình luận tiếp vào bài này nhé!

11:10 Sunday,27.8.2017

Đăng bởi:  Mây

Trong bài có đoạn nói mục đích của giáo dục Hàn quốc (Nhật bản) là hy sinh sự sáng tạo của cá nhân để tạo ra đa số những người sống quy củ kỷ luật. Mình không hiểu ý kiến này bởi mình thấy Nhật và Hàn họ vẫn sáng tạo phát minh ra nhiều công trình khoa học, nghệ thuật, máy móc... Mong tác giả giải đáp cho mình.

0:44 Wednesday,21.10.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

“Đã học là phải thi” . Câu này, theo em chưa đáng tư duy bằng quan điểm: đã là giáo trình thì phải chỉ ra đâu là định nghĩa chuẩn, để cho sinh viên còn thi.

Quan điểm này hẳn là xuất phát từ truyền thống thi thuộc lòng lý thuyết đã gắn bó bao đời đến nay. Thế là nó được phát ngôn trong một buổi thẩm định giáo trình của một bộ môn khoa học liên ngành. Bất chấp bản thảo giáo trình đã chỉ ra bản chất liên ngành dẫn đến có rất nhiều định nghĩa về nó, đều của các nhà khoa học hàng đầu bên trời Tây, nhưng hội đồng thẩm định vẫn yêu cầu nhóm biên soạn phải đưa ra một định nghĩa chuẩn và hoàn chỉnh (tức là trên tài các nhà khoa học thế giới) để ... sinh viên còn thi, và nếu không thì không thể gọi đó là giáo trình.

Vì vậy em nghĩ, "đã học là phải thi" chưa đáng quan tâm bằng sự thật là sinh viên ta đang "học cái gì và thi thế nào?"

0:31 Wednesday,21.10.2015

Đăng bởi:  admin

@Anh Nguyễn: Soi sửa lại rồi nhé.

0:22 Wednesday,21.10.2015

Đăng bởi:  Anh Nguyen

Ối em định viết là Nam Hàn không hiểu sao lại gõ nhầm, đầu óc lẫn lộn mất rồi. Soi sửa lại cho em nhé.

22:52 Tuesday,20.10.2015

Đăng bởi:  Anh Nguyen

Vào ngày thi đại học ở Nam Hàn, các công ty đi làm muộn hơn để tránh tình trạng tắc đường làm thí sinh chậm trễ, máy bay thì không được.. cất cánh lúc thi môn tiếng Anh để tránh làm nhiễu phần nghe. Những người nằm trong nhóm ra đề thi không được phép nói lộ ra cho ai (kể cả vợ chồng) là mình... nằm trong nhóm ra đề, thay vào đó phải nói phét là đi công tác ha gì gì đó. Trước ngày thi các chùa chiền đầy ắp phụ huynh xì xụp cầu khấn cho con cái vào được ba trường top: Seoul National, Korea, Yonsei (SKY)

9:19 Tuesday,20.10.2015

Đăng bởi:  Hạnh

Trong cái trào lưu điên cuồng chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con kiểu Nhật, kiểu Hàn thì bài viết của bác thật sự rất hay và chuẩn xác. Em làm cho Nhật, tiếp xúc và nói chuyện với họ nhiều, tự nhủ không bao giờ dám cho con học theo kiểu người Nhật.

8:35 Thursday,9.7.2015

Đăng bởi:  GT

Số SV Hàn ở Mỹ còn thua xa Tàu và Ấn chứ nhỉ. Tra ở đây:
http://www.wsj.com/articles/international-students-stream-into-u-s-colleges-1427248801
Mình đọc một bài ở đâu không rõ, là các trường ĐH ở Hàn giờ rất tốt, SV học tiếng Anh cũng lên nhiều, nên càng ngày càng nhiều người Hàn chọn ở lại học trong nước và số SV sang Mĩ giờ đã giảm hơn so với các năm trước.

"Thất vọng với nền giáo dục trong nước, người Hàn Quốc cho con đi du học rất nhiều, hoặc đơn thuần chỉ đi học tiếng Anh, đặc biệt là đi Mỹ. Điều này khiến cho số sinh viên Hàn Quốc tại Mỹ vượt cả hai đại gia chuyên nghề “đi du học” là Trung Quốc và Ấn Độ."

14:44 Friday,15.5.2015

Đăng bởi:  Mây

Cảm ơn bác Đặng Thái đã viết bài này. Nếu không có những bài này chắc hiện nay giới trẻ đã nghe lời thần tượng đòi bê nguyên xi giáo dục Hàn Quốc về rồi, lúc đó thế hệ trẻ muốn khóc cũng không kịp

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả