Khai mạc: 10h00, thứ Bảy ngày 25. 5. 2013 Triển lãm: 9h00 – 18h00, từ 25. 5 – 28. 7. 2013 Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội) Vào cửa tự do
Yayoi Kusama, nghệ sĩ điêu khắc, họa sĩ và nhà văn avant garde của Nhật Bản, giải quốc gia thành tựu trọn đời năm 2006. Bà từng nhận được rất nhiều các giải thưởng, trong đó có Huy chương nghệ thuật và Văn học (Pháp, 2003), Huy chương mặt trời mọc (Nhật Bản, 2006), Giải nghệ thuật hoàng gia (Nhật Bản, 2006) và được vinh danh là nhà văn hóa (Nhật Bản, 2009). Các triển lãm cá nhân của bà được giới thiệu ở rất nhiều các bảo tàng uy tín trên thế giới như: bảo tàng Nghệ thuật Đương đại ở New York, bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Tokyo, trung tâm Goerges Pompidou (Paris) và Tate Modern (London)… Lần này Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam đã làm được một việc tuyệt vời là mang tác phẩm của bà tới Việt Nam.
Ngay ngoài cửa Trung tâm cũng được trang trí rất nhiều “chấm bi” (kể cả phòng bảo vệ).
Một nửa sân trong, bên trái, là sắp đặt “Vườn hoa thủy tiên”.
Sắp đặt này có tổng cộng 1500 quả bóng inox, rất nhẹ, rất dễ lăn… nên đi qua khu vườn bóng inox này, các bạn phải hết sức chú ý, nếu không rất dễ xê dịch kết cấu tác phẩm.
Khoảng sân giữa của Trung tâm là 9 module chấm bi với tên gọi “Biển chỉ đường tới không gian mới”. Mỗi khối chấm bi được gọi vui vui là các “quái vật chấm bi”. Có 4 quái vật chấm bi nằm ở ngoài sân (1 cái bằng bóng bay được thổi khí hidro, 3 cái kia bằng nhựa).
Gara của trung tâm đã được dọn sạch, phủ lớp sơn màu đen ở dưới rồi đổ nước lên (mặt nước lặng nên nhiều người tưởng là sàn đất, cởi giày định đi lên trên), rồi trưng bày các “quái vật chấm bi” lên trên đó. Có hai “tên” là bóng bay treo trên nóc nhà, 3 “tên” ở dưới to nhỏ khác nhau, được sắp đặt rất tự nhiên.
Hôm nay ánh nắng rất đẹp, một bạn trẻ dùng tay khuấy nước lan vào các chấm bi. Cá nhân tôi thấy mấy khối châm bi này rất giống một loại nấm rừng mọc tràn lan sau cơn mưa (Hà Nội mấy ngày qua cũng dính mấy cơn mưa rất to). Một cô bạn đi cùng lại thấy rất giống hình ảnh bệnh lang ben.
Phòng triển lãm chính của trung tâm với sắp đặt “Những ám ảnh chấm bi”.
Sắp đặt gồm những “Quái vật chấm bi” và gương được treo trên tường. Cả căn phòng cũng được sơn một màu “chấm bi”.
Mặc dù không gian triển lãm của trung tâm Văn hóa Nhật có khoảng 20m2 thôi, nhưng tôi có cảm giác như lạc vào mê cung của chấm bi, do sự sắp đặt và tương phản hết sức tài tình của tác giả.
Cách tạo không gian thú vị nên nhiều em nhỏ còn chơi trốn tìm trong đó. Nhưng mỗi lần vào phòng chỉ được khoảng 10 người thôi, các bé vì thế không chơi được lâu.
Phòng bếp nhỏ trong khu nhà ngang của Trung tâm là một sắp đặt có tên “Tôi ở đây, mà lại không ở đây”, trông như một căn phòng bình thường với tivi, bếp, bàn ghế, đồng hồ, tủ lạnh…
… nhưng lại được dán chi chít những “chấm bi” phản quang với đủ các mầu sắc khác nhau, tạo một không gian (người thì bảo là 3D, người thì bảo là không gian của vũ trụ).
Trên trần lắp 4 cái đèn neon. Có quạt và điều hòa nên nhiệt độ trong phòng khá mát, tạo nên sự gần gũi với căn phòng (nhiệt độ ngoài trời ở Hà Nội đang là 39 độ).
Trong tủ còn có mấy quyển sách tiếng Nhật và vài chai rượu…
Bản thân tôi thì thấy như đi vào không gian của các quán bar, club hiện đại. Nếu bạn mặc áo màu trắng sẽ tương phản rất rõ với ánh sáng của không gian này. Cái tên “Tôi ở đây, mà lại không ở đây” gợi cho tôi nhiều suy nghĩ. Căn phòng là một nơi thân thuộc, nhưng khi vào đây lại đầy cảm giác cô đơn trống vắng của những “chấm bi” tạo ra. Tuy nhiên trẻ con vào có khi lại thấy vui, thấy lạ mắt. Các bạn nhớ đi xem nhé, xem thấy vui hay thấy cô đơn hơn nhé…
Triển lãm kéo dài từ ngày 25 tháng 5 đến 28 tháng 7 năm 2013. Các bạn nhớ tranh thủ đến xem, bỏ lỡ thì vô cùng phí.
Em để ý là nếu ngồi lâu lâu sẽ có 2 effects:
Một là, các chấm bi tạo ra cảm giác căn phòng trôi bồng bềnh trong không gian.
Hai là, vì có các chấm bi sáng màu và sẫm màu đan xen nên tạo ảo giác trên cùng 1 mặt phẳng có nhiều tầng (khá giống với xem tranh n ...xem tiếp
1:04Sunday,2.6.2013Đăng bởi: Đạo Chích
Em để ý là nếu ngồi lâu lâu sẽ có 2 effects:
Một là, các chấm bi tạo ra cảm giác căn phòng trôi bồng bềnh trong không gian.
Hai là, vì có các chấm bi sáng màu và sẫm màu đan xen nên tạo ảo giác trên cùng 1 mặt phẳng có nhiều tầng (khá giống với xem tranh nổi hồi xưa).
Một là, các chấm bi tạo ra cảm giác căn phòng trôi bồng bềnh trong không gian.
Hai là, vì có các chấm bi sáng màu và sẫm màu đan xen nên tạo ảo giác trên cùng 1 mặt phẳng có nhiều tầng (khá giống với xem tranh n
...xem tiếp